Gà con chưa mọc đuôi tôm luôn sống dưới sự chở che của gà mẹ một cách ngoan ngoãn Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tuần qua, mạng xã hội chia sẻ, tranh cãi sôi
nổi về bài "7 câu thành ngữ tục ngữ
ai cũng quen dùng, nhưng toàn bị sai" (Kênh14.vn tham khảo từ sách "101 câu chuyện về chữ nghĩa"-Đỗ
Đăng Lưu-NXB Giáo dục-2004, sau đây gọi tắt K14). Nhiều bạn đọc gửi thư, đề nghị chúng
tôi đưa ra nhận xét.
Theo chúng tôi, hầu hết các phương án
"sửa sai" không có gì mới, ngược lại đã được từ điển (Nhóm Vũ Dung,
Nguyễn Như Ý...) ghi nhận từ những năm 1990-1993. Điều đáng nói, cách giải
thích của từ điển và K14 chưa hoàn toàn thuyết phục, có câu bò lành đánh
bò què.
1."Ướt như chuột lội
K14: "chỉ một người bị
ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người, giống hình ảnh một con chuột lội
từ dưới nước lên."
Dị bản này có được Việt Nam tự điển và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nhóm Vũ Dung, Từ điển thành ngữ Việt Nam của nhóm Nguyễn Như Ý ghi nhận. Theo Nguyễn Như Ý, "lột" cũng có nghĩa là "lụt" vì hai âm U và Ô có thể hoán đổi, tương ứng với nhau (tuy nhiên, không thấy sách này dẫn chứng cụ thể về mối quan hệ ngữ âm ột-ụt trong các trường hợp khác).
Đã gọi là "lội" thì
đâu có bị ướt hết? Bởi vậy, theo chúng tôi, dị bản "chuột
lụt" sát nghĩa hơn. Khi lụt trắng đồng, chuột từ hang hốc lóp ngóp bò lên
các bờ bái, toàn thân ướt sũng, run lẩy bẩy. "Chuột lụt" còn là chuột bị người ta săn bắt bằng cách đổ
đầy nước vào hang hốc, khi không chịu nổi nó mới lử khử chui ra, ướt nhèm, bết
bát tưởng chừng sắp chết. Thành ngữ không chỉ mô tả ướt nói chung, ướt nhiều mà gợi tả bộ dạng (bị) ướt mà trông rất nhếch nhác, thảm hại. Ấy là cái ướt sũng của người bị mưa dập, gió vùi, ngoài ý muốn.
Bộ dạng thảm hại của con chuột bị ướt do mưa lụt |
2."Dùi đục chấm mắm cáy"
K14: dùi đục "không có ý nghĩa", mà phải là "bầu
dục", vì "Bầu dục là món ngon, nhưng lại chấm
mắm cáy-thứ nước chấm "xoàng", chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân
xứng."
Nhóm Vũ Dung cũng giải thích mắm cáy là món "xoàng". Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách giải thích này chưa chính xác. Vì "xoàng" đơn giản như muối trắng mà hợp thì vẫn ngon chứ? Đúng ra là không
biết thưởng thức: Bầu dục có mùi hơi nồng, khắm, đem chấm với mắm cáy cũng vừa
kháy vừa nồng thì còn gì là ngon nữa? (có câu "Chủng chẳng như bầu dục mắm
cáy" là vậy). Ấy là sự thiếu tinh tế, quê mùa, "chặt to, kho
mặn" theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng (cách ăn và mặc phản ánh sự trình độ văn minh, hiểu biết của con người)
Cũng
không nên vì món "bầu dục"
mà vứt "dùi đục" đi.
"Dùi đục" ám chỉ sự thô kệch,
cục cằn, bốp chát, quen dùng sức mạnh (Ai đem dùi đục đi hỏi vợ; Bàn tay dùi đục). Còn mắm cáy đồng nghĩa với món dân dã, rẻ
tiền, kém sang trọng (Ăn thịt bò
lo ngay ngáy, ăn mắm cáy ngáy kho kho). Bởi vậy, "Dùi đục mắm cáy", hay "Dùi đục chấm mắm cáy" là cách nói chế giễu sự cục cằn,
quê kệch, thô lỗ "toàn phần" mà thôi.
Thành ngữ đôi khi không có nghĩa đen trong thực tế mà chỉ là tình huống giả định, cách nói ngoa dụ (Vd: Chẻ sợi tóc làm tư, Râu ông nọ cắm cằm bà kia). Bởi vậy, theo chúng tôi, không nên khẳng định Bầu dục chấm mắm cáy là bản duy nhất đúng và triệt tiêu, loại trừ dị bản Dùi đục chấm mắm cáy.
Thành ngữ đôi khi không có nghĩa đen trong thực tế mà chỉ là tình huống giả định, cách nói ngoa dụ (Vd: Chẻ sợi tóc làm tư, Râu ông nọ cắm cằm bà kia). Bởi vậy, theo chúng tôi, không nên khẳng định Bầu dục chấm mắm cáy là bản duy nhất đúng và triệt tiêu, loại trừ dị bản Dùi đục chấm mắm cáy.
3."Cao chạy xa bay"
K14: "Xa
chạy cao bay" mới đúng, vì "ai
có thể chạy cao?". Điều đó không sai.
Thành ngữ gốc Hán có câu "Cao phi viễn tẩu-高飛遠走-Bay cao, chạy xa. Nguyễn Du cũng viết "Liệu mà xa chạy cao bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi" (Kiều). Hay cổ ngạn: "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan đào-善惡到頭終有報,高飛遠走也難逃-Thiện ác cuối cùng cũng sẽ báo, bay cao chạy xa cũng khó thoát".
Thành ngữ gốc Hán có câu "Cao phi viễn tẩu-高飛遠走-Bay cao, chạy xa. Nguyễn Du cũng viết "Liệu mà xa chạy cao bay, Ái ân ta có ngần này mà thôi" (Kiều). Hay cổ ngạn: "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan đào-善惡到頭終有報,高飛遠走也難逃-Thiện ác cuối cùng cũng sẽ báo, bay cao chạy xa cũng khó thoát".
Ngoài nghĩa: tìm
đường thoát khỏi nơi nguy hiểm càng xa, càng tốt, thì thành ngữ còn được hiểu: kẻ
(nào đó) đã đào thoát biệt tăm biệt tích rồi. Bởi vậy, không nên vì "xa chạy" mà bỏ dị bản "cao chạy". Thành ngữ Việt còn có câu "Chạy đằng
trời" (không chạy thoát được; chỉ chạy đằng trời mới thoát); "Tìm đằng trời" (không thể
tìm được; chỉ có nước lên trời mới tìm được). Thế nên, "Cao chạy, xa
bay" là cách nói nhấn mạnh, hài hước, ý chỉ (nó) đã trốn biệt tăm, không để lại chút vết tích nào. Thế nên, cái
"phi logic" của "cao chạy" có thể chấp
nhận được, thậm chí là hay trong lối nói ngoa dụ của dân gian.
4."Râu ông nọ cắm cằm bà kia"
K14: nghĩa gốc là "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia", ý chỉ lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho mình".
Chúng tôi chưa thấy sách vở nào ghi nhận dị bản này. Nhưng nếu có cũng thiếu căn cứ để khẳng định nó là hình thức ban đầu của "Râu ông nọ cắm cằm bà kia", bởi cả nghĩa đen và nghĩa bóng, từ ngữ, âm đọc đều ít liên quan. Thành ngữ "Râu ông nọ cắm cằm bà kia" là dân gian cố tình tạo ra vô lý (đàn bà
đâu có râu mà lắp vào) để chỉ sự
nhầm lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Đồng nghĩa: "Ngô
đầu, Sở vĩ- 吳頭楚尾-Đầu ngô đuôi sở; Đầu Ngô,
mình Sở.
5."Vắng
chủ nhà, gà mọc đuôi tôm"
Kênh14: "vọc
niêu tôm" mới đúng.
Các dị bản Vọc niêu tôm, vọc niêu cơm, sục niêu tôm...đã được đưa ra từ lâu. Nhưng
suy cho kỹ, các kiểu "vọc",
"sục" nói trên đều không ổn.
"Niêu tôm" không phải mồi gà ưa thích, mở nắp
vung cũng không phải là lối kiếm ăn của gia cầm.
Nếu "niêu cơm" đã mở vung, đàn gà sẽ không dừng
ở “vọc”, mà mổ ăn thực sự, canh tung tóe cho
bằng hết ("Vọc" là động tác nhẹ nhàng, không có nghĩa phá phách tùm lum) Trong khi chữ "vọc" hoàn toàn không miêu tả động tác mổ,
bới của con gà. Người ta chỉ nói "chuột vọc", (chuột dùng chân hoặc
răng nhấm thử), còn "sục" chỉ
hợp với mõm chó...
Chúng tôi cho rằng, hình thức đúng của câu tục ngữ vẫn là “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”.
Xưa kia, nông dân thường nuôi gà ổ. Sau khi nở, cả đàn gà con theo mẹ
kiếm mồi. Mẹ gà chăm sóc đàn con rất cẩn thận, sẵn sàng liều mình chống lại các
mối đe dọa, như chó, mèo, diều, quạ...Mẹ gà dạy con cách tìm mồi, nhận biết
nguy hiểm; vừa bới đất, vừa nghe ngóng, nếu thấy nguy hiểm, lập tức nó phát tín
hiệu cố..ố...qu..ác...qu...ác báo
động, rồi tục...tục "thu
quân". Gà con dù đang mải mê ở đâu, nghe tiếng cảnh báo cũng chạy vội tới,
chui hết vào đôi cánh gà mẹ. Có chú gà nào đùa nghịch chọi nhau, liền bị gà mẹ
mổ cho vài cái là "giải tán" ngay. Chú nào lạc mẹ thì nháo nhác, kêu chiếp....chiếp rất thảm thiết, chừng nào
tìm được mẹ mới thôi (Nháo nhác như gà lạc mẹ). Cả "gia đình
gà" quây quần ấm áp bên nhau thật bình yên, trật tự.
Khoảng hơn một tháng sau nở, cái đuôi gà con nhú lên khum khum hệt cái
đuôi (con) tôm. Khi gà con mọc đuôi tôm cũng là lúc (theo bản năng), gà mẹ xua
đuổi, bắt đàn con phải tự lập, bước vào lứa sinh đẻ mới. Nếu con nào vẫn chạy
theo, sẽ bị mẹ gà đánh đuổi, mổ thật lực, kêu choe chóe. Trước kia,
gà mẹ săn sóc, bảo vệ, yêu thương đàn con bao nhiêu, thì bây giờ, nó dửng dưng,
vô tình bấy nhiêu (dân gian gọi là "gà bỏ con"). Thế là, anh em nhà
gà con bắt đầu cuộc sống tự lập: đi kiếm ăn mà không có gà mẹ theo kèm.
Sau vài ngày đầu nháo nhác, đàn gà con bắt đầu mạnh dạn hơn. Chúng vẫn
giữ thói quen đi ăn theo bầy và rất hiếu động. Cả bầy chui luồn mọi xó xỉnh,
hết ngoài vườn đến trong nhà; từ gầm giường, xó tủ đến bồ thóc, thúng gạo đều
bị chúng bới móc, vừa chạy nhảy vừa kêu chiêm chiếp, ăn một phá phách mười, làm
cho mọi thứ đảo lộn tứ tung lên. Ăn, chơi chán thì chúng quay ra đánh chọi nhau
chí chóe mà chẳng có mẹ gà nào "can thiệp". (Câu "Gà
cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" chính là nói gà con thời kỳ này).
Như vậy, lũ trẻ con khi vắng chủ nhà, vắng bố mẹ và gà
mọc đuôi tôm, gà mới tách mẹ đều có điểm giống nhau: nghịch ngợm,
phá phách, tha hồ trêu chọc, đánh đấm nhau mà không bị ai trách mắng, quở phạt. Đây
cũng là nhận thức tâm lý bọn trẻ và lũ gà con mới lớn theo kinh nghiệm của dân
gian.
Trước đây, câu “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”, bị hiểu
lầm có mối quan hệ nhân quả theo kiểu: “Vắng chủ nhà, (thì) gà bới
bếp”. Tuy nhiên, câu tục ngữ đang xét lại có mối quan hệ so
sánh: tình trạng vắng chủ
nhà cũng giống như gà
mọc đuôi tôm, (theo kiểu: "Cơm chín tới, cải ngồng
non...") Ấy
chính là những giai đoạn đặc biệt của các sự vật, hiện tượng được tục ngữ đặt
cạnh nhau để dùng cái này liên tưởng, so sánh với cái kia.
Như vậy "Vắng chủ nhà, gà mọc
đuôi tôm" được diễn giải: Tình trạng vắng chủ nhà (thì cũng giống như) gà (giai đoạn)
mọc đuôi tôm, và hiểu: Trẻ con phá phách nghịch ngợm nhất là lúc bố
mẹ vắng nhà ; gà con hiếu động, quấy phá nhất là lúc mọc đuôi tôm, tách mẹ.
Về sau, câu tục ngữ được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nhằm
ám chỉ tất cả những hành động, việc làm quá tự do phóng túng khi không có sự
hiện diện, cai quản của người lớn tuổi, hoặc người đứng đầu.
6."Ra ngô ra khoai"
K14: câu đúng là "Ra môn ra khoai", "vốn dùng để phân biệt
những thứ gần giống nhau. Nhưng ngô với khoai thì hoàn toàn khác biệt, không thể
nhầm lẫn".
Đúng vậy, Từ điển của Nhóm Vũ Dung cũng đã ghi nhận, giải thích "Ra môn ra khoai" và đưa thêm các dị bản: "Ra ngô ra khoai";"Ra ngô ra kê", "Ra măng ra rươi". Chúng tôi cho rằng, những dị bản của "Ra môn ra khoai", "Ra ngô ra kê"không hẳn là dùng sai, mà có nghĩa: phải làm rõ ràng, với cả những thứ vốn khác nhau, nhưng ai đó đã cố tình lẫn lộn; cái nào ra cái đó, rõ ràng như ngô với khoai, rươi với măng.
Đúng vậy, Từ điển của Nhóm Vũ Dung cũng đã ghi nhận, giải thích "Ra môn ra khoai" và đưa thêm các dị bản: "Ra ngô ra khoai";"Ra ngô ra kê", "Ra măng ra rươi". Chúng tôi cho rằng, những dị bản của "Ra môn ra khoai", "Ra ngô ra kê"không hẳn là dùng sai, mà có nghĩa: phải làm rõ ràng, với cả những thứ vốn khác nhau, nhưng ai đó đã cố tình lẫn lộn; cái nào ra cái đó, rõ ràng như ngô với khoai, rươi với măng.
7."Chân nam
đá chân chiêu"
K14: phải là "chân đăm", vì "đăm" là bên phải.
Đúng vậy, "đăm" hay "chăm" trong tiếng Việt cổ (Mường ngày
nay vẫn dùng) nghĩa là bên phải.
Như vậy, trong số 7 câu
thành ngữ tục ngữ mà K14 sửa lại vì cho rằng dùng sai, thì duy nhất câu này xác
đáng. Tuy nhiên, nó cũng đã được Nhóm Vũ Dung ghi nhận và giải thích từ những
năm đầu chín mươi của thế kỷ trước.
Hoàng Tuấn Công/13/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét