HOÀNG TUẤN CÔNG
Để
đạt được mục đích của mình, Nhóm P/v VTV (sau đây gọi tắt VTV) đã dùng tiểu xảo
nghề nghiệp, đánh tráo nhiều khái niệm, khiến khán giả không có điều kiện tìm
hiểu hết sức phẫn nộ bởi cái gọi là những việc làm "bất thường" của
ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) theo cách nói của VTV.
Trong rất nhiều dẫn chứng, dưới đây tôi
chỉ xin dẫn một vài trường hợp:
-VTV nhiều lần nói đến công văn
"chỉ đạo", văn bản "chỉ đạo" với nghĩa cơ quan BVTV ép cán
bộ cơ sở và các cửa hàng phải dùng, phải bán một số loại thuốc cụ thể. Tuy
nhiên, "chỉ đạo" ở đây không có nghĩa là buộc phải lựa chọn. Theo đó,
cơ quan BVTV cấp tỉnh, huyện đưa ra danh mục thuốc được khuyến cáo sử dụng, chứ không phải danh mục thuốc bắt buộc sử dụng, hoặc danh mục thuốc được phép lưu hành. Căn cứ vào chính văn
bản công văn mà VTV quay đặc tả để làm chứng cứ, người ta thấy rõ những dòng
chữ như sau: "Có thể sử dụng một
trong các loại thuốc sau đây..." hoặc "Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như...." hay "Cần sử dụng một trong các loại thuốc...." Thì "có thể" hay "cần" ở đây đều mang tính định hướng, khuyến cáo, chứ không phải bắt buộc (xem
video phút thứ 8). Cũng nên lưu ý, các công văn này đều có nội dung chỉ đạo kỹ thuật, phân công nhiệm vụ, tổ chức điều tra phát hiện sâu bệnh, cảnh báo và phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng nói chung, mục nói về thuốc chỉ chiếm từ 1-2 dòng trong công văn, chức không phải công văn đơn thuần bắt các cửa hàng phải bán thuốc theo danh mục.
Như vậy, VTV đã đánh tráo khái niệm
giữa Danh mục thuốc BVTV được khuyến cáo
(ở cấp huyện, tỉnh) và Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, lưu hành (mà chỉ Bộ NN và PTNT mới ban hành).
Điều đáng nói, Nhóm P/v VTV đã đem
khái niệm đánh tráo này để phỏng vấn Ls Nguyễn Hồng Bách, và dĩ nhiên họ đã có
được một câu trả lời đúng theo kịch bản mong muốn để đưa vào phóng sự: Cơ quan BVTV đã ra những văn bản vi phạm
luật cạnh tranh(!)
-Thứ hai: Nhóm PV quay một vài thửa ruộng bị sâu đục
thân rồi kết luận nông dân mất mùa, vì "những
cánh đồng bạc trắng như thế này". Nhưng cụ thể "những cánh đồng" ấy ở đâu, huyện xã nào của Thái Bình? Diện
tích bao nhiêu? Là hộ mất mùa, thôn mất mùa, xã mất mùa, hay huyện, tỉnh mất
mùa? Sao VTV không thống kê, dẫn chứng? Không thể chỉ quay hình ảnh dăm ba hộ nông
dân, (vì lý do khách quan nào đó) lúa bị sâu đục thân phá hại, phỏng vấn một
vài câu rồi kết luận chung chung xã, huyện, tỉnh ấy mất mùa được.
Chuyện
sâu bệnh, ngập lụt, hạn hán, mất mùa diện hẹp (quy mô hộ, thôn, xóm) vụ nào,
năm nào, địa phương nào cũng có. Mỗi tỉnh miền đồng bằng thường có tới hàng
trăm ngàn hecta lúa (Thái Bình hơn 80 ngàn ha), mỗi huyện có hàng chục ngàn ha,
mỗi xã có vài trăm ha, thì việc một vài ha lúa (của một thôn) bị sâu bệnh, dẫu
có mất trắng cũng không thể gọi là địa phương xã, huyện, tỉnh ấy mất mùa được. Vả
lại, còn phải xem lâu nay, nếu đúng cung cách làm ăn đáng phê phán như VTV nói,
thì năng suất, sản lượng lúa của địa phương, xã, huyện và cả tỉnh Thái Bình thế
nào chứ?
Động
cơ nào khiến VTV đem hiện tượng để quy ra bản chất, đánh tráo khái niệm, khiến
người xem cảm tưởng tỉnh, huyện ấy mùa màng bị mất trắng? Và bằng cách nào họ
đã đánh tráo khái niệm mất mùa của mấy hộ trong một thôn, thành cả tỉnh Thái
Bình mất mùa?
Nếu khán giả xem kỹ
phóng sự "Lý giải khó hiểu về chỉ đạo dùng
thuốc BVTV ở Thái Bình" (P/v Bạch Hoàn
- Đức Tiến-VTV24-01/10/2015) sẽ thấy: trong số 4 người dân được VTV phỏng vấn, thì 3 nông
dân không thấy ghi họ tên, địa chỉ; 1 người dân (bán thuốc BVTV) có ghi họ tên,
nhưng cũng không ghi địa chỉ (Lưu ý: địa chỉ của người được phỏng vấn trong trường
hợp này cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn).
VTV
vô tình chăng? Không phải! Vậy tại sao? Câu trả lời là: Nếu Nhóm P/v VTV ghi rõ
họ tên, địa chỉ thì bạn xem truyền hình sẽ thấy rằng, 4 người được phỏng vấn
kia đều ở cùng một thôn có tên là thôn Lê Xá-xã Quỳnh Hải-huyện Quỳnh Phụ-Thái
Bình.
Sau
khi xem một số phóng sự của báo Nông nghiệp Việt Nam và Đài PTTH Thái Bình, mới
vỡ lẽ: những hộ nông dân (thôn Lê Xá) có lúa bị sâu đục thân (mà VTV phỏng vấn)
cộng lại chỉ chừng 05ha/290ha của toàn xã Quỳnh Hải. Và việc lúa của họ bị sâu
đục thân là do một số nguyên nhân như: ít đầu tư công sức, lao động, có phun
thuốc nhưng không đúng chủng loại cơ quan chuyên ngành khuyến cáo. (Việc VTV
đưa tin nông dân bơm đầy đủ hai loại thuốc Prevathon 5SC và Virtako 40 WG mà lúa vẫn bạc trắng bông là hoàn
toàn bịa đặt-xem báo NNVN)
Như
vậy, mục đích của VTV không ghi địa chỉ của nông dân được phỏng vấn là gây nhầm
lẫn cho khán giả, biến hiện tượng thành bản chất, biến mất mùa cục bộ của mấy hộ
trong thôn Lê Xá thành mất mùa của cả tỉnh Thái Bình!
Đây
quả là một chiêu thâm độc của hai phóng viên VTV Bạch Hoàn-Đức Tiến.
Tôi
đã xem kỹ phóng sự điều tra về chuyện mất mùa ở Thái Bình, do Đài PTTH Thái
Bình thực hiện. Ngoài việc Đài này không dám nêu đích danh VTV, tôi rất tâm đắc
với lời nhận xét của hai PV Duy Ly-Chí Thành: "Việc một số cơ quan báo chí
lấy việc mất mùa riêng của một vài hộ nông dân thôn Lê Xá-xã Quỳnh Hải để đưa
tin thành tình trạng mất mùa chung của cả xã Quỳnh Hải, của huyện Quỳnh Phụ và
của toàn tỉnh Thái Bình là những thông tin sai sự thật, trái pháp luật, trái
lương tâm đạo đức người làm báo, thiếu tính trung thực khách quan..."
Tiếp tục nói về những
màn ảo thuật của VTV.
-Lời bình của VTV (trong phóng sự đã
dẫn ở trên): "khi phóng viên cung
cấp thông tin về những cánh đồng bạc trắng bông như thế này, thì chính vị lãnh
đạo ấy lại lập tức phủ nhận".
Tuy nhiên, trong phóng sự, VTV không
hề thể hiện là đã hỏi bà Tạ Thị Minh về
cánh đồng nào, ở đâu (trong khi một thôn, xã, huyện, tỉnh, có tới chục, hàng
trăm, hàng ngàn cánh đồng). Thế rồi, VTV lấy ngay lời khẳng định của bà Minh về
những cánh đồng được mùa "đẹp như tranh" nói chung của Thái Bình, để
làm lời nhận xét, đối chứng với cánh đồng mất mùa của một vài hộ dân ở thôn Lê
Xá-Quỳnh Hải mà VTV quay được, đồng thời lên án bằng lời bình và giọng đọc chì
chiết, đay nghiến: "Những cánh đồng
lúa được mùa là đây. Những cánh đồng lúa đẹp như tranh vẽ là đây..."
(!)
Nếu mục đích của VTV là tìm ra sự
thật, các PV hoàn toàn có quyền đề nghị bà Tạ Thị Minh cùng đến cánh đồng bị
sâu đục thân để "ba mặt một lời", làm cho ra nhẽ, thỏa mãn thông tin
đối với bạn đọc. Hoặc ít nhất, cũng cung cấp cho bà Minh những thước phim vừa
quay được về cánh đồng bị sâu đục thân, kèm những mẩu phỏng vấn nông dân. Tuy
nhiên, Nhóm PV đã cố tình dùng tiểu xảo cắt ghép lời phỏng vấn, khiến khán giả
cảm thấy bà Minh đã trắng trợn phủ nhận, biến cánh đồng "bạc trắng",
thành cánh đồng "đẹp như tranh". Tôi tin rằng, nếu đến hiện trường,
hoặc được xem những thước phim tư liệu mà VTV mới quay được, chắc chắn dù giỏi ngụy biên đến đâu bà Minh
không thể phủ nhận, gọi những cánh đồng bị sâu đục thân là "đẹp như
tranh".
-Khi bà Tạ Thị Minh
đưa hai loại thuốc Prevathon
5SC và Virtako 40 WG có tên trong công văn chỉ đạo
phòng trừ sâu bệnh của tỉnh Thái Bình, khẳng định đây là hai loại thuốc tốt
nhất. Người ta thấy rõ, bà Minh nói lắp bắp trong cơn tức giận: "AI KHÔNG DÙNG thuốc này lúa sẽ bị bông
bạc....VỚI TỈ LỆ RẤT ÍT".
Xét ngữ cảnh câu nói, thì bà Minh đã nói nhầm. Nghĩa là đáng lẽ
nói: "Ai không dùng thuốc này lúa SẼ
BỊ BÔNG BẠC", hoặc "Ai
không dùng thuốc này lúa sẽ bị bông bạc với tỉ lệ RẤT NHIỀU", thì bà
Minh lại nói thành "RẤT ÍT".
Với
lương tâm và trách nhiệm của người làm báo, VTV phải cắt mấy từ "VỚI TỈ LỆ RẤT ÍT" đi. Tuy nhiên, chẳng những VTV vẫn sử dụng
câu nói nhầm của bà Minh, mà còn dựa vào đó để đưa ra đoạn lời bình giễu cợt, mỉa
mai như sau: "Ai không dùng thuốc
này lúa sẽ bị bông bạc với tỉ lệ rất ít. Liệu có thể hiểu ai dùng thuốc này thì lúa sẽ bị bạc bông với tỉ lệ rất nhiều
hay không?"
Đây
có thể nói là hành động thiếu lương tâm nghề nghiệp của P/v VTV.
-Chưa
dừng lại ở đó. Sau khi dùng mẹo "kích nộ" người được phỏng vấn, VTV
đã đặt máy quay phim, quay lén màn đối đáp của PV với bà Tạ Thị Minh (Gọi là
"đối đáp", nhưng thực chất chỉ có lời bà Minh nói, cắt ghép với lời dẫn,
lời bình của PV). Gọi là quay lén, bởi người ta nhận thấy khuôn hình của bà
Minh không phải khuôn hình được phỏng vấn đàng hoàng, mà do PV dùng chân máy và
quay chếch sang. Bà Minh hoàn toàn không hay biết trong khi mình đang tranh cãi
(có phần căng thẳng) với PV Bạch Hoàn, thì máy quay phim của VTV cũng đang lặng
lẽ ghi lại. Người ta không nghe được câu hỏi của PV ra sao, chỉ biết trong cơn
tức giận, (vừa tranh cãi vừa sử dụng điện
thoại), bà Chi cục trưởng đã buông một lời nhận xét rất "hớ hênh": "Dân là dân gian...nói thật với em
nhá...dân là dân gian...có một số người nói khác, họ làm khác, chứ không phải
trăm phần trăm là họ tốt"
Có
vẻ như trước đó VTV đã phỏng vấn bà Minh với tư cách Chi cục trưởng Chi cục
BVTV Thái Bình trả lời trước công luận, tuy nhiên, do tư liệu không "đắt",
nên Nhóm P/v VTV mới quay lén màn đôi co, lời qua tiếng lại ngoài lề với bà
Minh sau đó đưa vào phóng sự. Nếu là cuộc phỏng vấn đàng hoàng, trong đó, người
được phỏng vấn biết những điều mình nói sẽ là câu trả lời trước công luận, sẽ
không bao giờ có chuyện bà Minh vừa nói vừa sử dụng điện thoại, lại xưng "chị
chị em em" rồi buông một câu nhận xét gay gắt và "dại dột" như
thế.
Như
vậy, Nhóm P/v VTV đã sử dụng lời nói không chính thức của bà Minh để đưa vào
phóng sự thành câu trả lời chính thức của Cơ quan chuyên ngành BVTV tỉnh Thái
Bình trước công luận, báo chí.
Để
hoàn thành một phóng sự, PV có quyền lặng lẽ, bí mật thu thập tư liệu, đặc biệt
là đối với những đề tài khó tiếp cận hiện trường, hoặc mặt đối mặt để phỏng vấn,
ví dụ như tội phạm nguy hiểm chẳng hạn. Ở đây, bà Tạ Thị Minh không thuộc diện
tội phạm khó tiếp cận, mà VTV hoàn toàn có thể thu xếp một cuộc phỏng vấn đàng
hoàng, chính danh. Thế nhưng Nhóm phóng viên đã dùng chiêu quay lén cực độc, mà
chắc chắn chỉ đến khi được phát lên VTV, bà Tạ Thị Minh mới "ngã ngửa"
là đã bị quay trộm trong lúc vô tư nói năng với bộ dạng xấu xí. Dẫu có
"thân bại danh liệt", hay "tức chết đi được", thì bà Chi cục
trưởng kia cũng chẳng thể nào thanh minh được.
Thực
tế, bà Minh hoàn toàn không sai khi đưa hai loại thuốc đặc trị sâu đục thân Prevathon 5SC và Virtako 40 WG vào công văn chỉ
đạo phòng trừ sâu bệnh; bà cũng không sai khi khẳng định Thái Bình được mùa,
với những cánh đồng "đẹp như tranh" (thực tế, sau đó một tuần Nhóm
P/v Sĩ Khỏe-VTV1 đi theo đoàn công tác của Bộ NN và PTNT kiểm tra tình hình sản xuất
lúa vụ mùa tại một số địa phương thuộc đồng bằng Sông Hồng đã phải thừa nhận:
huyện Quỳnh Phụ nói riêng và Thái Bình nói chung được mùa và "được mùa lớn"-lời của P/v Sĩ Khỏe, xem Video tại đây)
Như
vậy, vì động cơ, mục đích cá nhân Nhóm P/v VTV sẵn sàng đánh tráo khái niệm, bóp méo sự thật, làm "trái
lương tâm đạo đức người làm báo", (nhận xét của Đài PTTH Thái Bình)
Tục
ngữ Mường có câu "MUỐN LAU MẶT CHO NGƯỜI PHẢI SẠCH ĐÔI BÀN TAY". Cơ quan chuyên ngành BVTV và những người bị Nhóm phóng viên VTV cố tình đánh tráo khái niệm, dùng tiểu xảo để bôi nhọ, "cố tình làm sai sự thật" (chữ của Đài PTTH Thái Bình) cũng như
khán giả biết rõ thực chất vấn đề không bao giờ tâm phục, khẩu phục trước cái
tâm không sáng của Nhóm phóng viên VTV.
HTC/11/2015
(Kỳ tiếp theo "Lộ liễu")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét