HOÀNG TUẤN CÔNG
Trên thị trường có nhiều loại thuốc hóa học cực độc cần được quản lý để tránh sử dụng sai mục đíchẢnh: NongNghiep.vn |
1.Sai bản chất vấn
đề:
VTV
phản ánh việc một số Công ty, các Đại lý, Cửa hàng bức xúc vì cơ quan Bảo vệ thực vật (BVTV) có
công văn hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể tên một số sản phẩm (như Prevathon 5SC và Virtako
40 WG) để phòng trừ sâu đục thân. Tuy nhiên, nguyên nhân nào dẫn đến việc
phải khuyến cáo cụ thể như thế, lại không được VTV nói đến và phân tích đúng sai.
Có một thực tế: Các
Đại lý, Cửa hàng thuốc BTVT (và nhiều loại vật tư nông nghiệp khác) thường
không thích bán các sản phẩm tốt, cao cấp (như Prevathon 5SC và Virtako 40 WG) bởi giá những loại này
cao, chiết khấu cho người bán hàng không đáng kể. Họ thích bán những sản phẩm
"mèng mèng", không có thương hiệu để thu lãi nhiều.
Có những cửa hàng
thuốc BVTV còn lợi dụng sự hiểu biết hạn chế của nông dân để làm giàu bằng
cách: đáng lẽ chỉ bán đúng một sản phẩm để trừ một đối tượng sâu bệnh nào đó,
thì họ "tư vấn" cho nông dân mua kèm thêm 2-3 loại khác, khiến nông
dân tiền mất tật mang. Ví như bán thuốc trừ bệnh đạo ôn, nhưng lại kèm theo mấy
gói phân bón qua lá (điều này là tối kỵ), khiến nấm bệnh càng trầm trọng hơn (tôi có bằng chứng và vẫn còn lưu tư liệu bằng
băng hình).
Thậm chí có cửa
hàng còn bán kèm cả thuốc diệt kiến,
gián, mối với thuốc trừ sâu rầy cho nông dân sử dụng ở thời kỳ lúa bắt đầu
chín, mục đích để thuốc phát huy hiệu quả tức thì, nhưng vô cùng độc hại, nguy
hiểm khi sử dụng hạt lúa này làm lương thực (tôi còn lưu chứng cứ bằng phim ảnh, với sự chứng kiến của cơ quan chức
năng).
Một số cửa hàng có
chiến lược kinh doanh khôn ngoan hơn. Bình thường bán sản phẩm rẻ tiền, thu lợi
nhuận cao, đến khi xảy ra dịch bệnh trầm trọng, họ mới tung sản phẩm cao cấp ra
để giữ khách hàng. Bởi vậy, khi ngành Bảo vệ thực vật quản lý chặt, người bán
hàng và các Công ty kinh doanh kiểu chộp giật phản đối cũng không có gì đáng ngạc
nhiên.
Nhóm P/v VTV cho rằng, việc Cơ quan BVTV tỉnh Phú Thọ, Thái
Bình, Hưng Yên... kể rõ tên một số loại thuốc trong công văn chỉ đạo phòng trừ
sâu đục thân, sâu cuốn lá là "bất
thường". Tuy nhiên, đây chỉ là cái cớ để VTV nêu vấn đề mà thôi. Bởi
bởi tỉnh nào, huyện nào cũng làm như vậy, sao gọi là "bất thường"?
Nếu, Nhóm P/v VTV vào Thanh Hóa, cũng sẽ thấy Cơ quan BVTV
từ tỉnh xuống huyện đều phải khuyến cáo, chỉ đạo cụ thể về tên thuốc để nông
dân phòng trừ sâu bệnh, đến cấp thôn xã càng phải cụ thể hơn.
Tại sao vậy?
Về bản chất, một
công văn hoặc tài liệu hướng dẫn, trong đó, kể rõ tên những loại thuốc đặc trị
sâu bệnh cho cây trồng, chẳng khác nào một cái đơn thuốc của Bác sĩ. Với nông
dân, ngành nông nghiệp có câu phải "Cầm
tay chỉ việc", tức càng phải hướng dẫn rất cụ thể.
VTV cho rằng chỉ
được khuyến cáo thuốc theo nhóm hoạt chất. Tuy nhiên, đăng ký tên thương phẩm,
mẫu mã bao bì để phân biệt hàng hóa khi lưu thông, thì phải gọi tên sản phẩm,
chứ sao lại gọi tên hoạt chất? Điều này khác nào đánh đố nông dân?
Ông Trương Quốc Tùng, Phó Chủ tịch Hội KHKT Bảo vệ thực vật
Việt Nam cho biết: "riêng trên cây chè đã có 371 tên
thuốc thương phẩm, riêng 1 tên hoạt chất trừ sâu là Fipronil có tới 167 tên
thuốc thương phẩm, hoạt chất trừ sâu Abamectin có 188 tên thương phẩm, hoạt
chất trừ bệnh carbendazim có 75 tên thương phẩm, hoạt chất trừ cỏ Butachlor có
36 tên thương phẩm..." (xem bài trên Báo NNVN)
Tên các hoạt chất ghi
ngoài bao bì thuốc BVTV (có khi 2 đến 3 hoạt chất) đến cán bộ kỹ thuật còn chưa
đọc nổi, nhớ hết, huống gì bảo nông dân nhớ tên hoạt chất lằng nhằng ấy rồi đi
mua thuốc về phòng trừ sâu bệnh?
Nếu giờ đây, Bác sĩ kê đơn chữa bệnh, thay vì ghi rõ tên
thuốc, lại chỉ ghi thành phần hoạt chất của thuốc, thử hỏi các Nhà báo VTV có
biết đường nào mà lần giữa hàng trăm loại thuốc có cùng hoạt chất hay không? (ngay
cả trong lĩnh vực y tế, một khi dịch
bệnh xảy ra trên diện rộng, bao giờ ngành y tế cũng phải xác định phác đồ điều
trị, phòng dịch cụ thể bằng một số loại thuốc chính, chứ đâu có thể chung chung
được)
Trong nông nghiệp cũng vậy. Nếu khuyến cáo bằng hoạt chất,
tất yếu nông dân phải nhờ cậy vào tư vấn, lựa chọn của người bán hàng. Như vậy,
các cửa hàng (phần lớn không có chuyên môn) sẽ thành người "kê đơn, bốc
thuốc" chứ không phải là cơ quan BVTV hoặc các kỹ sư được đào tạo chuyên ngành. Lúc này,
người bán hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào có chiết khấu cao nhất để tư vấn cho
nông dân mua, bất chấp nó có phù hợp, được phép sử dụng theo từng đối tượng hoặc từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng hay không. Chưa kể nông dân và người bán hàng còn có thể nhớ nhầm, nhớ sai tên
hoạt chất, dẫn đến tiền mất tật mang rất nguy hiểm.
Nhóm P/v VTV viết: "Các doanh nghiệp khác cứ cứ băn
khoăn tại sao mình không được nằm trong danh sách được ưu ái, không được bình đẳng
tiếp cận nông dân...".
Tuy nhiên, nếu việc "ưu
ái" này thực sự là "bất
thường" như VTV phản ánh, thì nó chỉ diễn ra ở một vài địa phương, cấp
tỉnh hoặc huyện. Trong khi thị trường thuốc BVTV ở khắp 63 tỉnh thành cả nước,
cơ hội luôn rộng cho tất cả các doanh nghiệp làm ăn đường hoàng "bình đẳng tiếp cận nông dân",
đâu phải với họ tất cả đều đóng cửa? Mặt khác, nếu nghĩ rằng, một vài ba tên
thuốc được đưa vào danh mục khuyến cáo của cơ quan BVTV, thì doanh nghiệp đó "cứ thế mà bán hàng" là thổi
phồng sự việc, vì chuyện kinh doanh, chỉ đạo nông nghiệp đâu có đơn giản như
vậy.
Có thể nói, việc
khuyến cáo cụ thể tên từng loại thuốc xuất phát từ mục đích giúp nông dân dễ dàng
lựa chọn và lựa chọn đúng loại thuốc đặc trị, chứ không phải nhằm "ngăn sông cấm chợ". Và, với trách nhiệm của địa phương về an toàn cho mùa màng, các cấp tỉnh, huyện xã phải đưa ra biện pháp chỉ đạo cụ thể, chứ đâu thể chung chung được? Và "chỉ đạo" ở đây là chỉ đạo liên quan đến kỹ thuật trồng trọt, canh tác, chứ không phải chỉ đạo tiêu thụ, quản lý hàng hóa.
Nếu không quản lý được dịch bệnh, cơ quan BVTV sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Huyện, Xã. Bởi vậy, họ phải có cách quản lý, chỉ đạo của họ. Nếu mở cửa cho hàng ngàn loại thuốc BVTV ào ạt xông vào cạnh tranh, nông dân lãnh đủ, mà mùa màng lại không bảo vệ được, khi ấy, các Doanh nghiệp đòi "bình đẳng cạnh tranh" và các anh chị Nhà báo VTV có đứng ra chịu trách nhiệm được không?
Lợi ích của hàng triệu nông dân và an ninh lương thực, an toàn thực phẩm của tám chín mươi triệu dân quan trọng, hay lợi ích trước mắt của các đơn vị kinh doanh quan trọng? Có thể nói cái nào cũng quan trọng, nhưng đừng vì lợi ích cục bộ, thiểu số, cạnh tranh không lành mạnh mà biến cái đúng thành cái sai. (Dĩ nhiên, trong quá trình thực hiện, có việc lợi dụng chủ trương này hay không, bản chất vấn đề hoàn toàn khác nhau, và phải tìm cách giải quyết khác, chứ không thể bắt nông dân phải chịu khó khăn).
Nếu không quản lý được dịch bệnh, cơ quan BVTV sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh, Huyện, Xã. Bởi vậy, họ phải có cách quản lý, chỉ đạo của họ. Nếu mở cửa cho hàng ngàn loại thuốc BVTV ào ạt xông vào cạnh tranh, nông dân lãnh đủ, mà mùa màng lại không bảo vệ được, khi ấy, các Doanh nghiệp đòi "bình đẳng cạnh tranh" và các anh chị Nhà báo VTV có đứng ra chịu trách nhiệm được không?
Lợi ích của hàng triệu nông dân và an ninh lương thực, an toàn thực phẩm của tám chín mươi triệu dân quan trọng, hay lợi ích trước mắt của các đơn vị kinh doanh quan trọng? Có thể nói cái nào cũng quan trọng, nhưng đừng vì lợi ích cục bộ, thiểu số, cạnh tranh không lành mạnh mà biến cái đúng thành cái sai. (Dĩ nhiên, trong quá trình thực hiện, có việc lợi dụng chủ trương này hay không, bản chất vấn đề hoàn toàn khác nhau, và phải tìm cách giải quyết khác, chứ không thể bắt nông dân phải chịu khó khăn).
2.Chủ quan phán xét, xem thường khán giả:
Bạch
Hoàn và Nhóm P/v VTV xông vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc BVTV nhưng lại
không có hiểu biết cần thiết về thuốc bảo vệ thực vật, cơ chế tác động của thuốc
đối với sâu bệnh thế nào, dẫn đến những kết luận, phán xét vội vàng, quy chụp, thiếu
khách quan, coi thường khán giả. Ví dụ:
-Nhóm P/v quay hình hai sản phẩm thuốc trừ sâu đục thân Prevathon 5SC và Virtako 40 WG mà Trạm BVTV huyện Quỳnh Phụ-Thái Bình khuyến cáo, rồi
cho rằng, vì nông dân tin vào lời khuyến cáo, sử dụng hai loại thuốc này nên dẫn
đến mất mùa.
Tuy nhiên, dân gian
có câu "Nó lú có chú nó khôn". Trong số hàng triệu khán giả, không phải
ai cũng ngây thơ tin theo lời của VTV. Loại trừ khả năng hai loại thuốc trên là
giả, thì kết luận của VTV hoàn toàn phi lý, phi khoa học. Bởi những ai công tác
trong ngành bảo vệ thực vật hoặc có tham gia chỉ đạo nông nghiệp đều biết, Prevathon 5SC (của Tập đoàn Dupont-Hoa
Kỳ) và Virtako 40WG (của Syngenta-Thụy
Sĩ) là những loại thuốc tốt, đặc trị sâu đục thân và sâu cuốn lá, được sử dụng
khắp nơi trên thế giới.
Ở Thanh Hóa, Dupont-Hoa
Kỳ và Syngenta-Thụy Sĩ thường tiến hành các điểm trình diễn, tổ chức tập huấn,
hội thảo xuống tận hộ dân. Riêng Virtako 40WG (do Công ty thuốc BVTV An Giang
phân phối) nằm trong chương trình "Cùng
nông dân ra đồng". Nghĩa là bên sản xuất và phân phối cử cán bộ bám địa
bàn để hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh. Nếu sản phẩm không tốt, ai dám đem
ra trình diễn, đối chứng? Ai dám bám địa bàn, cử cán bộ thường trú, cùng ở cùng
làm với nông dân từ lúc cấy cho đến khi thu hoạch? (Người viết bài này từng có
thời gian đồng hành với chương trình "Cùng
nông dân ra đồng" và được trực tiếp chứng kiến rất nhiều điểm trình diễn
đối chứng nên biết rõ hiệu lực hai loại thuốc này).
Trong khi đó, rất
nhiều đơn vị sản xuất, cung ứng thuốc khác (sản
phẩm thường nhái theo tên thuốc của các công ty có uy tín, thương hiệu, chủ yếu
trà trộn, bán hàng trực tiếp xuống các đại lý). Khi dịch bệnh xảy ra, đâu
thấy các vị ấy dám đem sản phẩm của mình ra trình diễn, chứng minh hiệu lực của
thuốc trước sự chứng kiến của bà con nông dân và cơ quan quản lý chuyên ngành?
Nhóm P/v VTV xoáy
vào việc Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình hướng dẫn hai loại thuốc Prevathon
5SC và Virtako 40 WG rồi chất vấn cơ quan BVTV lấy gì để chứng minh được
đó là thuốc tốt nhất. Vậy, Nhóm P/v căn cứ vào đâu để nói đó là thuốc kém chất lượng? Liệu VTV có dám gửi mẫu 2 loại thuốc trừ sâu này đi phân tích thành phần các hoạt chất, hàm lượng để chứng minh thuốc không đủ hiệu lực diệt sâu đục thân theo khuyến cáo của cơ quan BVTV không?
-Lý do duy nhất
Nhóm P/v đưa ra, đó là: "dù bà con
nông dân bơm phun thuốc rất đầy đủ, nhưng cái mà họ nhận được lại là những cánh
đồng trắng, mất mùa". Tuy nhiên, Nhóm P/v đã không hiểu, (hay cố tình
không hiểu?): thuốc trừ sâu phát huy tác dụng, cần đảm bảo những 4 đúng: "đúng thuốc; đúng liều lượng- nồng độ;
đúng lúc và đúng cách". Thiếu một trong 4 nguyên tắc này, thuốc sẽ
không, hoặc ít phát huy tác dụng.
Ví dụ:
-Không
đúng lúc: phun thuốc trừ sâu đục thân mà lại để đến lúc con sâu đã đục
vào thân cây lúa rồi mới phun thì thuốc nào cho chết sâu được? Phun sớm quá hoặc
muộn quá đều không được (mà thời điểm sớm hoặc muộn chỉ cách nhau 1-2 ngày). Nếu
đúng vào giai đoạn cần phun thuốc, lại gặp mưa kéo dài, hoặc phun xong gặp mưa
mà không phun lại thì coi như chưa sử dụng thuốc.
-Không
đúng liều lượng, nồng độ: Đáng lẽ phải phun 3 bình, nhưng người được thuê
đi phun, lại đổ tất cả vào một bình cho nhanh. Như thế cũng coi như hỏng, lúa
không bạc trắng bông mới là chuyện lạ!...
VTV luôn chất vấn,: lấy bằng chứng nào để nói các loại thuốc nằm trong danh mục khuyến cáo của địa phương là tốt? Có thể nói, đây là câu hỏi của người không hiểu gì về chuyên môn. Vì cũng giống thuốc chữa bệnh cho người, tuy cùng hoạt chất, nhưng hiệu lực thuốc của hãng này với hãng kia rất khác nhau. Mặt khác, mỗi địa phương đều quen sử dụng một bộ thuốc, danh mục thuốc BVTV nào đó, (do đã được khảo nghiệm, trình diễn trên thực tế, nông dân đã được tập huấn, sử dụng quen thuộc). Để nông dân dễ nhớ, dễ sử dụng, trong hàng ngàn sản phẩm, thì lựa chọn ra một số sản phẩm nhất định để dùng, điều đó là hoàn toàn bình thường. Đâu phải bình đẳng cạnh tranh là để hàng ngàn sản phẩm cùng đổ xô vào cạnh tranh? Thuốc trừ sâu đâu phải đồ ăn mà "tẩm bổ" cho nông nghiệp, nông dân nhiều tới mức như vậy?
3.VTV vì ai?
Khán giả hiểu thực chất vấn đề tự hỏi:
-VTV
có vì bà con nông dân hay không?
Có thể khẳng định là không. Vì nếu rồi đây, trước sức ép của VTV quy
định về việc khuyến cáo, quản lý thuốc BVT được thay đổi theo cách chỉ được khuyến cáo thuốc bảo vệ thực vật theo tên hoạt chất, thì hàng triệu bà con
nông dân sẽ lâm vào tình thế vô cùng khó khăn. Từ đó tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp,
người bán hàng kinh doanh kiểu chộp giật móc túi người nhà nông, thị trường thuốc BVTV sẽ trở nên hỗn loạn. (Rất tiếc, trước sức ép của VTV, một số địa phương đã tỏ ra lung lay, "nhận sai" trước việc làm đúng của mình)
-VTV
có vì sự công bằng trong cạnh tranh lành mạnh của các Doanh nghiệp hay không?
Có lẽ cũng không. Vì chỉ với việc đưa
hình ảnh một số sản phẩm thuốc cao cấp như Prevathon
5SC, Virtako 40 WG, rồi kết luận thuốc không đủ
hiệu lực diệt sâu; hoặc kể tên thuốc Clever 150SC, rồi phao tin thuốc bị bán
đắt gần gấp đôi (10.000đ so với 18.000đ/gói-mời đọc bài kỳ I) đã có thể khiến cho các Doanh nghiệp này tán gia
bại sản rồi. Đó là bi kịch đối với những ai lỡ lọt vào tầm ngắm của Nhóm P/v VTV thiếu lương tâm trách nhiệm.
Vậy, TVT vì ai?
Bài "Mất
mùa do sâu bệnh ở Thái Bình, đâu là sự thật sau một bản tin truyền hình Trung
ương" đăng báo Nông nghiệpViệt Nam đã lật tẩy "trò mèo" của Nhóm P/v VTV như sau:
"Đây là
cuộc “chiến” được tính trước, và chuyện “đánh thuê” là không phải không có. Cái
gốc làm nên bản tin rất “giật gân” đó chính là "tội" của đơn vị
chuyên ngành tham mưu cho tỉnh, huyện và chỉ đưa ra khuyến cáo vài loại thuốc
đặc hiệu phòng trị sâu đục thân, cuốn lá trong hàng ngàn loại thuốc với tên
thương phẩm khác nhau được kinh doanh trên thị trường. Và dĩ nhiên, thuốc của
“tôi” không được khuyến cáo, tôi sẽ tìm, thậm chí tạo ra “sự kiện” và móc nối
với đối tượng khác để "chơi lại" ngành BVTV tỉnh vốn
rất cứng trong việc khuyến cáo dùng thuốc nhiều năm nay...."
Như vậy, để đạt được mục đích là chỉ trích cơ quan chuyên ngành
BVTV, đòi quyền lợi cho một số doanh nghiệp kinh doanh kiểu chộp giật đứng sau
lưng, Nhóm P/v VTV đã cố tình thổi phồng vấn đề, biến điều bình thường trở
thành "bất thường". Mặt
khác, khi bênh vực quyền lợi cho một số Công ty, các cửa hàng bán thuốc, xem
như VTV đã quay lưng lại với nông dân, nếu không nói là đẩy bà con vào tình thế
vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với tình trạng mập mờ đánh lận con đen của những
người kinh doanh thiếu lương tâm.
Theo tôi,
các Doanh nghiệp có sản phẩm bị VTV kết tội đã có thể khởi kiện, đúng như ý
kiến tác giả Quang Minh trên báo NNVN:
"Tôi thắc mắc
rằng, một tin ngắn trên sóng truyền hình cũng tác động rất lớn, vậy nếu là
một tin thổi phồng quá sự việc và không đúng với bản chất của nó thì sẽ xử lý
thế nào?..."
(Hết phần II-Chúng tôi sẽ tiếp tục phần III với những chiêu đánh tráo khái niệm, bất chấp đạo đức nghề nghiệp của Nhóm P/v VTV)
HTC/10/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét