HOÀNG TUẤN PHỔ
12 thg 9, 2015
NHÂN ĐỌC THƠ TRỊNH MINH CHÂU
Về hai chữ “đái” trong Từ điển của GS Nguyễn Lân
Đái mạch huyệt đồ (Hình vẽ minh họa vi trí của "đái mạch". Vòng trên cùng là đái mạch. |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (NXB Từ điển bách khoa-2002)
của GS Nguyễn Lân có giảng
nghĩa hai từ: “ái đái” và “bạch đái”. Tuy nhiên, cả hai từ
này đều bị GS Nguyễn Lân giảng sai về từ tố:
1-“Ái đái (đái: đội
trên đầu) Thân thiết và tôn trọng (cũ)
Tỏ lòng ái đái đối với ông thầy.”
Đúng là chữ “đái” 戴 (đọc chệch là “đới”) có một
nghĩa là “đội”, (như: 不 共 戴 天-Bất cộng đái (đới) thiên-Không đội trời chung)... Tuy nhiên “đái” 戴 trong từ “ái đái” 愛戴, (tự
hình giống nhau) lại có nghĩa là “tôn
kính”, chứ không có nghĩa “đội trên
đầu” như GS Nguyễn Lân giảng. Để chứng minh điều này không khó:
11 thg 9, 2015
LÀNG HÒA VĂN CỦA TÔI
HOÀNG TUẤN CÔNG
Làng Hòa Văn thuộcc 9 xã miền
đồng lúa Tây sông Lý (xã Quảng Hoà, huyện Quảng Xương-Thanh Hóa) do Chiêu Văn Đại
vương Trần Nhật Duật, Hoàng tử thứ 6, con vua Trần Thái tông cho lập năm 1281.
Vì làng ở phía tây sông Lý, nên gọi là làng Đoài. Đời Nguyễn lấy chữ “Văn”
trong Chiêu Văn thêm vào thành Văn Đoài, sau đổi tên Hoà Văn.
Nhà tôi ở ngay đầu làng Đoài. Buổi
đầu, làng Đoài là vùng đất hoang rậm, đồng lầy, nước ngập, cày cáo, trăn
rắn…chiếm cứ gò cao, các giống chim nước đầy đàn nơi ruộng trũng. Người đứng
đầu tập hợp dân nghèo tổ chức khai phá là ông Lê Văn Bèo (tức Bìu), tiếp theo
là ông Tổng, ông Yểng, ông Chung, mỗi ông phụ trách một khu vực. Những cánh
đồng lớn mang tên các ông tổ: đồng Bèo, đồng Yểng, đồng Chung, sau năm 1945 còn
ngập nước, chỉ cấy được một vụ lúa. Đặc biệt đồng bèo giống hình chảo, lúa mọc
quanh rìa, còn lại hàng trăm mẫu, mùa mưa sóng vỗ ì ọp, cho làng nguồn thuỷ sản
tự nhiên giàu có. Năm 1968, đào con mương tiêu thuỷ qua làng, đồng Bèo thành
ruộng hai vụ chiêm mùa ăn chắc.
2 thg 9, 2015
VÒNG XOÁY MUA QUAN*
Hoàng Tuấn Công
Nghỉ
Tết Độc Lập, về quê chơi, "nhặt" được bản thảo hai bài thơ ông cụ nhà mới "hứng
tác" sau khi xem xong phim "Tể tướng Lưu Gù". Vòng xoáy "chống
tham nhũng để tham nhũng, ăn hối lộ để đi hối lộ" quả là đáng sợ!
31 thg 8, 2015
NHỚ ANH LÊ HỮU KHẢI
Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Bởi nạn "cháy
thành vạ lây" tôi mới có vinh dự được làm quen với anh Lê Hữu Khải, một
trong những nhà chính trị có tên tuổi và uy tín ở Thanh Hóa. Năm ấy (1964) tôi
đang sống ở quê nhà trong cảnh "lao tù", mặc dù bản thân chưa hề bị kết
án. Nhưng tôi vẫn quyết tâm phấn đấu trở thành một "học giả", điều mà
tôi mong muốn từ thời nhỏ và nung nấu suốt thời gian dạy học ở Hưng Yên(1).
29 thg 8, 2015
MAY ÁO HAY THAY ÁO?
Giặt áo bên sông. Tranh: ST trên Internet |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách "Tục ngữ Việt Nam" (Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương
Tri-NXB Khoa học xã hội-1975) có ghi nhận câu tục ngữ: "Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân".
Liệu vế đầu "Áo năng may năng mới,..." của câu tục ngữ có vấn đề gì về văn bản không?
22 thg 8, 2015
MÓNG NHÀ HAY MÓNG NGỰA?
HOÀNG TUẤN CÔNG
"Đừng chờm mà có ngày chấn móng" là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và
khá khó hiểu. Không biết "chờm",
"chấn" ở đây là gì? "Móng"
là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên, đơn giản và tiện lợi
nhất là chúng ta tìm đến từ điển:
-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: "Đừng
chờm có ngày chấn móng (chờm: nhô
ra và phủ trùm sang phạm vi của cái khác; chấn:
chấn động, làm rung động mạnh, long lở; móng:
nền móng nhà xây). Một kinh nghiệm làm
nhà."
TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC"
HOÀNG TUẤN PHỔ
"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
Thầy mo Mường. Ảnh Lê Hoa Lam |
"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
15 thg 8, 2015
CHO NHAU CHÂN NÀO?
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục
ngữ Việt Nam có câu “Ăn chân sau, cho
nhau chân trước”. Ít nhất có 3 cuốn từ điển thống nhất về cách hiểu:
-“Từ
điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích: “Một kinh nghiệm chọn chân giò: chân giò sau
nhiều thịt hơn chân giò trước.”
-“Từ điển
tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era): “Kinh nghiệm mua chân giò lợn, nên chọn mua
chân giò sau thì sẽ được nhiều thịt.”
8 thg 8, 2015
GS Trần Quốc Vượng-Đôi bồ chữ nặng nghênh ngang bước!
Ảnh chụp lại trong sách "Khoa sử và tôi" |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Với
Khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS Trần Quốc Vượng là niềm tự hào của
nhiều thế hệ học trò. Hồi mới vào trường, đứa nào đứa nấy há mồm nghe các anh
chị khóa trước (đặc biệt là lớp Chuyên ngành Khảo cổ) kể chuyện về Thầy, nhiều
chuyện hay, nghe như giai thoại. Mình chỉ được học với GS một tuần. Một tuần chỉ
nghe GS giảng hai chữ "VĂN HÓA là gì?". Sau đó, nghe nói GS phải đưa
lớp khảo cổ của các anh chị khóa trên đi thực tập nên chuyện giảng dạy bị bỏ dở
(Bốn năm, chơi nhiều hơn học nên mình cũng không nhớ sau đó ai dạy thay nữa).
1 thg 8, 2015
“Cà làng Hạc ăn gãy răng…”
Hình ảnh chỉ mang tính minh họa Ảnh: Sưu tầm |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Thanh Hóa có câu "Cà làng Hạc ăn gãy răng; khoai làng
Lăng ăn tắc cổ". Sách "Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa"
(Nhóm Lam Sơn-NXB Văn Học-1963) có lẽ là cuốn sách đầu tiên thu thập câu tục
ngữ này. Tuy nhiên không hiểu tại sao các tác giả lại xếp vào thể loại "ca
dao"? Trong sách "Từ điển tục ngữ Việt" (NXB Thời
Đại-2010) Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã đúng khi đưa câu "ca dao"
này trở lại thể loại tục ngữ. Tác giả Nguyễn Đức Dương giải thích như sau: "Cà
làng Hạc ăn gãy răng; khoai làng Lăng ăn tắc cổ. Cà làng Hạc (rắn tới độ) có thể
làm gãy cả răng khi nhai; khoai làng Lăng (cứng tới độ) có thể làm tắc cả cổ
khi nuốt." Sách
cũng chú thích rõ ràng: "HẠC
dt Thọ Hạc (=ngôi làng nằm trên địa phận xã Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa hiện
thời) [nói tắt] LĂNG dt. Tên dân gian hay dùng để gọi Linh Lộ, ngôi làng nằm
trên địa phận xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa hiện nay."
19 thg 7, 2015
KẺ ĂN RƯƠI, NGƯỜI CHỊU BÃO
Vớt rươi Ảnh:ST |
Hoàng Tuấn Công
Tục ngữ có câu "Kẻ ăn rươi, người chịu bão". Câu này thuộc loại khá phổ thông. Các nhà biên
soạn từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam giải
thích:
-"Từ
điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam"[1] (Vũ Dung-Vũ Thúy
Anh-Vũ Quang Hào): "Kẻ ăn rươi, người chịu bão (bão: đau bụng bão, đau bụng gió) xem. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ: [Kẻ ăn mắm, người khát nước]. Người không
được hưởng lại phải gánh hậu quả tai hại do người được hưởng gây ra.”
12 thg 7, 2015
THÀNH NHÀ HỒ
HOÀNG TUẤN PHỔ
Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại
Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ
Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long
vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông
đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi
Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.
9 thg 7, 2015
HẠC THÀNH
Chim hạc về đỉnh núi Long (TP Thanh Hóa) Ảnh: Đặng Phương Mai |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Sau khi lên ngôi (1802), kinh đô ở Phú
Xuân nhưng vua Gia Long rất quan tâm đến xứ Thanh, quê hương phát tích nhà Nguyễn.
Ông cho rằng: Trấn lỵ cũ của nhà Lê Trung hưng ở Dương Xá địa thế chật hẹp
không xứng với quí hương đứng đầu cả nước, phải tìm nơi hội đủ thiên thời, địa
lợi, nhân hòa. Sau thời gian xem xét, triều thần tâu chỉ có đất xã Thọ Hạc, huyện
Đông Sơn là đắc địa nhất, được vua Gia Long chuẩn tấu.
26 thg 6, 2015
Thêm một vụ đột nhập Tuấn Công thư phòng
HOÀNG TUẤN CÔNG
17 thg 6, 2015
4 Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn (Kỳ 2)
Hoàng Tuấn Công
Trong phần I của bài viết chúng tôi đã
chỉ ra những sai sót nghiêm trọng của
Nhóm soạn giả khi biên soạn bài thuyết minh về con trâu và cây lúa. Có bạn đọc sẽ nghĩ rằng: sinh học không phải là địa hạt của các Thạc sĩ văn học, bởi vậy,
nhóm soạn giả khó tránh khỏi sai sót, chúng ta nên thông cảm. Tuy nhiên, thực tế
không phải vậy. Khả năng cảm nhận, phân tích, hành văn của Nhóm soạn giả cũng
có nhiều điều đáng nói. Ví dụ bài thơ "Nhớ
rừng", đoạn con hổ hồi tưởng về những tháng ngày tự do:
ĐỨC DÀI, ĐỨC NGẮN
Sự thật về cuộc "Cải cách cây xanh" của Hà Nội Ảnh: Sưu tầm trên Internet |
Hoàng Tuấn Công
Sau cơn
lốc kinh hoàng gây nhiều thiệt hại ở Thủ đô chiều 13/6/2015, báo Hà
nội mới có bài “Từ một cơn giông nghĩ về chủtrương đúng” của tác giả Trường Đức. Dưới
cái nhìn của tác giả bài báo, dường như chính những người lên tiếng phản đối chặt phá
cây xanh (dạo tháng 3/2015) và bản thân những hàng cây hãy còn rợp bóng mát Thủ
đô mấy ngày hôm trước mới là thủ phạm gây ra thiệt hại: “Cơn dông lốc bất ngờ xảy ra chiều 13-6 ở Hà
Nội đã gây không ít thiệt hại về người và tài sản. Điều đáng nói là những thiệt
hại đáng kể nhất không phải do mưa dông trực tiếp gây ra mà do… cây đổ."
16 thg 6, 2015
Bốn Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn (Kỳ 1)
HOÀNG TUẤN CÔNG
Kỳ I
Sách “Những bài làm văn mẫu" lớp 8 của Nhóm tác giả: ThS Trương Thị Hằng-ThS
Nguyễn Thị Tuyết Nhung-ThS Đào Thị Thủy-ThS Nguyễn Thị Dậu. Sách có 2 tập, tái bản lần 2, do
NXB Văn hóa thông tin ấn hành quý II và III năm 2014. Trong “Lời
nói đầu”, Nhóm tác giả cho biết: "Có thể nói, mục đích cao nhất của
cuốn sách này là hướng tới làm sáng rõ các vấn đề văn chương trong chương trình
Ngữ văn 8 và gợi ý cách thức làm các dạng bài tập làm văn cho các em. Trọng tâm vẫn là phương pháp làm bài. Đọc một bài văn
mẫu là để tìm ra hướng giải quyết một bài làm nào đó hay cách làm các dạng bài
tương tự."
10 thg 6, 2015
AM TIÊN núi NƯA
HOÀNG TUẤN PHỔ
Trên đỉnh ngàn Nưa |
Trong thư gửi bạn đồng
tâm, đồng chí, nhà yêu nước và cách mạng Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền giới thiệu
danh sơn núi Nưa: "Ở phía tây nam Hạc
Thành (TP Thanh Hóa) có dãy núi đẹp, cao tột trời, cây cối rậm rạp, đó là núi
Nưa...". Nguyễn Thượng Hiền là con trai danh sĩ Nguyễn Thượng Phiên,
quê quán Hà Đông. Ông Phiên thích cảnh trí núi Nưa, đã dựng một ngôi nhà để nghỉ
ngơi, nuôi dưỡng tâm hồn.
17 thg 5, 2015
"QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG" là sao?
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) “Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào): “ x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn rươi, người chịu bão.
Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: “Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)