21 thg 10, 2019

NGHĨA CỦA “LÕNG” TRONG TỪ “LẠC LÕNG”

Đàn sói đi theo lõng
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
“LẠC LÕNG tt. (hoặc đgt.). Lạc nhau, không còn ở cùng một chỗ. Chạy loạn, gia đình lạc lõng mỗi người một nơi. “Mấy chú nhện lạc lõng nơi nào tới đã chăng mạng kín cả cửa ngõ” (Tô Hoài). Chơ vơ, lẻ loi do bị rơi vào một môi trường tách biệt hoặc hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ. Lạc lõng nơi đất khách quê người. Một làng lạc lõng nằm trong rừng sâu. Không phù hợp với chung quanh, không ăn khớp với những cái khác. Bài văn có nhiều ý lạc lõng xa đề. Lối sống lạc lõng”.

“GÁI GIẾT CHỒNG, ĐÀN ÔNG AI GIẾT VỢ”

"Cửu Thúc giấu xương chờ khách hiệp;
Võ Tòng giết chị tế hồn anh"
Tranh minh hoạ Trung Quốc

      HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ”, dị bản: “Gái giết chồng, đàn ông ai nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ”; “Đàn bà mới hay giết chồng; chứ đàn ông ít ai lại nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ”.
Tuy có khác nhau chút ít về từ ngữ diễn đạt, nhưng những dị bản trên đều đồng nghĩa. Vấn đề là tại sao dân gian lại có sự nhận định mang tính đúc kết này?
-Sách “Kho tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính-Nguyễn Thuý Loan-Phan Lan Hương) chỉ thu thập các dị bản, chứ không trích dẫn giải thích, hoặc đưa ra lời giảng giải nào.

6 thg 10, 2019

“HẰNG HÀ”, “HÀ SA” VÀ “HẰNG HÀ SA SỐ”

Hằng Hà
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt”  (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chù biên) cho rằng “hằng hà” là từ láy, nên đã thu thập và giải nghĩa: HẰNG HÀ tt. Nhiều đến mức không thể đếm được. “Phố phường kéo đến hằng hà, Đua mang cá thịt rượu trà tiến dâng” (Phạm Công Cúc Hoa)”. 
Thực ra, “Hằng hà” 恆河, hay “hà sa   một cách nói tắt thành ngữ “Hằng hà sa số恆河沙數 (Nhiều như số cát sông Hằng), ý nói rất nhiều, không thể đếm hết: 
          -Hán ngữ đại từ điển giải thích:
1.“hằng hà: Phạn ngữ. Tên một con sông lớn ở Nam Á, phát nguyên từ Nam sườn núi Hi Mã Lạp Nha (Hymalaya), chảy qua Ấn Độ (India), Mạnh Gia Lạp (Banglades), rồi đổ vào biển cả. Người Ấn Độ xem Hằng Hà là con sông Thánh, sông Phúc. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phần”: “Cát ở sông Hằng Hà đã là nhiều vô số, huống chi số cát của Hằng hà sa số sông Hằng” [恆河: 梵語. 南亞 大河. 發源於 喜馬拉雅山 南坡, 流經 印度, 孟加拉國 入海. 印度 人多視為聖河, 福水. “金剛經無為福勝分”: “但諸 恆河 尚多無數,何況其沙Hằng hà: Phạn ngữ. Nam Á đại hà. Phát nguyên ư Hi Mã Lạp Nha sơn nam ba, lưu kinh Ấn Độ, Mạnh Gia Lạp quốc nhập hải. Ấn Độ đa nhân thị vi Thánh hà, Phúc thuỷ. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phận”: “Đản chư Hằng hà thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.”].

30 thg 9, 2019

“TỨ TUNG” LÀ GÌ?

Thủ ấn trong "Tứ tung ngũ hoành"
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) xem “tứ tung” là từ láy, và giải nghĩa: “TỨ TUNG tt. Khắp mọi nơi mọi chỗ, không theo một trật tự nào. Nhà dột tứ tung”.
Thực ra, “tứ tung” là nói tắt từ thành ngữ “Tứ tung ngũ hoành” 四縱五橫. Sách “Ngọc Hạp thông thư (tác giả Hứa Chân Quân; Đam Liên dịch - NXB Hồng Đức, 2017) viết: “gặp việc cấp bách không thể đợi được ngày tốt đến thì chọn một giờ cát lợi để làm, gọi là phương pháp Tứ tung ngũ hoành.”.

7 thg 9, 2019

LỌT VÀO “MẮT XANH” HAY “MẮT ĐEN”?

Tranh chì của Hoạ sĩ Nguyễn Quang Thắng
Nguồn: myidol.com.vn

HOÀNG TUẤN CÔNG

“Mắt xanh” do hai chữ “thanh nhãn” 青眼.
-Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh) giải thích: “thanh nhãn 青眼 – mắt xanh – Trọng thị người ta”.
-Hán Việt tự điển (Thiều Chửu): “thanh nhãn 青眼 coi trọng, Nguyễn Tịch 阮籍 nhà Tấn tiếp người nào coi là trọng thì con mắt xanh, người nào coi khinh thì con mắt trắng, vì thế nên trong lối tờ bồi hay dùng chữ thùy thanh 垂青 hay thanh lãm 青覽 đều là nói cái ý ấy cả, cũng như ta nói, xin để mắt xanh mà soi xét cho vậy”.

27 thg 8, 2019

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 21)

Cây trôi ở đầu làng Văn Đoài
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN PHỔ


Sáng sớm hôm sau, đúng 6 giờ, 3 hồi còi rúc vang rền, tôi giật mình thức giấc, ngồi nhổm dậy. Đầu tóc quần áo tôi ướt đầm đìa, mùi khai thối nồng nặc đến phát lộn mửa! Nhìn vào nồi vệ sinh thấy nước tiểu đầy phè, phân nổi lềnh phềnh bắt đầu tràn ra ngoài!
Một hồi còi dài rúc lên…Ban trực điểm danh từng tên một. May quá không thiếu ai. Nếu thiếu người, thứ nhất trưởng buồng, thứ hai tên đứng gác, thứ ba kẻ nằm bên cạnh đều phải chịu trách nhiệm.

17 thg 8, 2019

NGHĨA CỦA “XẨU” TRONG TỪ “XƯƠNG XẨU”

Phở gánh Hà Nội
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Có lẽ, các nhà biên soạn từ điển cho rằng, “xẩu” chỉ là yếu tố láy âm của “xương”, nên đã xếp “xương xẩu” vào diện “từ láy” và giải nghĩa như sau:
Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên): XƯƠNG XẨU I. dt. Phần xương (nói khái quát); thường dùng để ví với cái khó làm, khó ăn. Trâu bò gầy, xương xẩu nhô cả ra. Phải nhận phần đất xương xẩu nhất. II. Gầy đến mức nhô cả xương ra. Người gầy gò, xương xẩu”.

23 thg 7, 2019

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 20)

Ảnh minh hoạ sưu tầm

HOÀNG TUẤN PHỔ

Lệnh đến giờ ngủ đã ban truyền. Tất cả tù nhân rào rào nằm xuống, ai chỗ nào vào chỗ ấy. Lối kiến trúc thời xưa lòng nhà bề rộng hẹp, thường mỗi gian đình chỉ rộng độ 2m5 (trung bình), riêng gian giữa rộng nhất 3m trở lên. Gian số 1 và số 5 hẹp nhất. Hai hàng người nằm câu đầu vào nhau, nhưng không được nằm ngửa, phải nằm nghiêng, ôm lấy nhau đằng lưng, kiểu úp thìa, đôi chân co quắp cho đủ chỗ. Vẫn còn thừa người, ở giữa phải xếp thêm một hàng nằm ngang kiểu gắp cá. Còn tôi nằm đâu? Tôi phải nằm ôm lấy nồi vệ sinh của cả buồng mà ngủ.

21 thg 7, 2019

GIẺ CÙI TỐT MÃ

Chim giẻ cùi
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Giẻ cùi tốt mã Giẻ cùi (vốn chỉ được mỗi một ưu điểm là) tốt mã mà thôi. Hay dùng để nhắc mọi người là hãy chú trọng nhiều hơn tới thực chất, chứ đừng hoa mắt lên trước vẻ loè loẹt bề ngoài”.  
-Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Tốt mã giẻ cùi • ng. (Giẻ cùi là một loài chim có bộ lông đẹp và có đuôi dài) ý nói: Chỉ tốt ở bề ngoài thôi <> Đừng tin vào lời nói ngọt xớt của mụ ta, chẳng qua chỉ là tốt mã giẻ cùi mà thôi”.

10 thg 7, 2019

MƠ HỒ TÍT BÁO

Một tít bài mắc lỗi diễn đạt
Ảnh: St
                      TRẦN SƠN


Kính thưa anh Tuấn Công.
Tôi là Trần Ngọc Sơn, một GV tiểu học ở tỉnh Phú Thọ. Tôi là một độc giả thường xuyên Thư Phòng của Anh. Tôi cũng có "bệnh" giống Anh là ham đọc sách, hay tìm hiểu, soi xét về chữ nghĩa (...). Hôm nay, tôi xin được gửi tới Anh một bài viết về các lỗi chữ nghĩa trên tít bài của báo. Tôi rất mong được Anh thẩm định và trao đổi, giúp tôi được mở mang kiến thức. Và, nếu được, Anh có thể đăng tải bài viết trên trang Blog Thư Phòng của Anh để độc giả cùng trao đổi.
Trân trọng cảm ơn Anh.
Kính thư: Trần Ngọc Sơn.

7 thg 7, 2019

NGHĨA CỦA “VẠC” TRONG “VỠ VẠC”

Vạc bờ
Ảnh: Báo Hưng Yên

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “VỠ VẠC đgt. (kgn.). Vỡ hoang, khai phá đất hoang (nói khái quát). Mỗi vụ trên mảnh đất mới vỡ vạc cũng thu được dăm tạ thóc. 2. Vỡ ra, bắt đầu hiểu ra, nhận biết ra (nói khái quát). Chịu khó dạy nó mấy buổi nó cũng đã vỡ vạc ra. Bây giờ đã vỡ vạc ra nhiều chứ trước kia thì mù tịt”.

29 thg 6, 2019

“LON” LÀ CÁI CHI MÀ KIÊNG ĐẾN VẬY?

Đồ hoạ sưu tầm

HOÀNG TUẤN CÔNG
Cục Văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) có công văn gửi các địa phương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca - Cola có sử dụng cụm từ "mở lon Việt Nam", vì cho rằng việc sử dụng cụm từ này trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nhiều bạn đọc nhắn tin và gọi điện hỏi: Trong tiếng Việt “LON” có thể hiểu là những gì mà phải kiêng kỵ đến vậy? Có phải “LON” trong “bia LON” là từ vay mượn, du nhập theo loại đồ uống vốn không có ở Việt Nam?

8 thg 6, 2019

“VÀO RỪNG CHẲNG BIẾT LỐI RA…”

Lá và hoa vàng tâm
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Một độc giả đề nghị: “Anh giải thích giùm câu: Vào rừng chẳng biết lối ra//Thấy cây núc nác tưởng là vàng tâm. Có một ông vừa giải thích rằng: vàng tâm là cây quý, còn núc nác là cây bỏ đi, “ý muốn nói lên sự thất vọng về một thứ gì đó. Tưởng là nó tốt nhưng buồn thay, đó là thứ rất tầm thường!” Ông ấy khuyên: nếu không làm được cây vàng tâm thì đừng làm cây núc nác.

31 thg 5, 2019

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 19)


HOÀNG TUẤN PHỔ
           (Kỳ 19)

Khoảng hai tuần sau “cuộc truy tìm kho súng đạn”, anh công an Lưỡng đến nhà bảo tôi: 
-“Tỉnh có lệnh gọi mi lên có việc gấp, mi phải sửa soạn sáng mai tau dẫn đi sớm!”. 
-Tôi hỏi: “Không có giấy gọi hay sao?” 
-Anh Lưỡng trả lời: “Tau chỉ biết làm theo lệnh của ông Lời, chớ có hỏi đến giấy má mà thêm lôi thôi cò kéo, để ông nớ phạt lây đến tau!” 
Tôi nghĩ: lần trước gọi mình lên huyện cũng không thấy giấy má gì. Chắc lại chuyện súng đạn? Đến bố tôi còn không biết súng đạn cất giấu ở đâu nữa là tôi! Tôi đành cứ phải “Dĩ bất biến ứng vạn biến!”

25 thg 5, 2019

“HÙNG HỔ” LÀ GÌ?


Hùng hổ tương đấu
Ảnh: St

        HOÀNG TUẤN CÔNG 


 Một số nhà biên soạn từ điển xếp “hùng hổ” vào diện “từ láy”:

-Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học-Hoàng Văn Hành chủ biên): “HÙNG HỔ tt. Tỏ ra hung hăng, dữ tợn, đầy vẻ đe doạ. Quân địch hùng hổ tiến vào làng. Điệu bộ hùng hổ. “Lý trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu” (Ngô Tất Tố)”.

11 thg 5, 2019

MẤY AI BIẾT LÚA VON, MẤY AI BIẾT CON HƯ

Lúa von
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

-Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ) giải thích: “Mấy ai biết lúa ven (sic), mấy ai biết con hư: Lúa nhà mình, con nhà mình làm sao mà xấu mà hư được, phê phán tâm lý luôn cho mình là nhất, quá thương con mà không biết con hư”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) đưa ra dị bản: “Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác (Lúa gon là lúa lẫn vào những cỏ dại) Ý nói: Nhiều cha mẹ vì quá nuông con nên không thấy được những mầm xấu ở con”.

20 thg 4, 2019

SAO LẠI GỌI LÀ “BỆ VỆ”?

Lính túc vệ "bệ vệ" bên vua Duy Tân

HOÀNG TUẤN CÔNG

“Bệ vệ” nghĩa là gì?
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức biên soạn-Lê Ngọc Trụ hiệu đính) giải nghĩa: “bệ vệ • tt. Oai-vệ, nghiêm-nghị, dáng người cố tỏ ra bậc đáng kính: Trông bệ-vệ như ông hoàng”.
-“Việt Nam tự điển (Hội Khai Tiến Đức): “bệ-vệ • Oai-vệ, nghiêm-trang, làm ra bộ dạng bậc đại-nhân”. 

13 thg 4, 2019

GIÀ LỪA MẮC DƯA THỐI

              Con lừa
                              Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


Tục ngữ Việt Nam có câu “Già lừa mắc dưa thối”. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển lại thu thập dị bản “Già lừa ĐẠP dưa thối” và giải thích:
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Già lừa đạp dưa thối (lừa: thú cùng họ với ngựa, nhưng nhỏ hơn, tai dài, nuôi để kéo xe). Già rồi, khôn ngoan lọc lõi mà còn mắc phải việc dại dột (ví như con lừa già mà dẫm phải dưa thối)”.
-“Thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Bùi Hạnh Cẩn): “Già lừa đạp dưa thối (già lừa: con lừa già): Già rồi, tưởng khôn ngoan lọc lõi mà còn mắc phải việc dại dột”.

30 thg 3, 2019

“BÌNH BỒNG” CÓ PHẢI TỪ LÁY?

Cảnh bèo lưu lạc, trôi nổi trên mặt nước
Ảnh: St
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học xã hội, 2011), thu thập và giải nghĩa các từ láy:
- “BÌNH BỒNG đgt. (id.). Như bồng bềnh. “Họ vẫn bình bồng trên mặt nước” (VHọc)”.
- “BỒNG BỀNH tt. 1. Ở trạng thái trôi nổi khi lên khi xuống nhẹ nhàng trên mặt nước. Đám bèo trôi bềnh bồng trên sông. “Cánh bèo nhỏ bồng bềnh trên sóng biếc”. 2. Trông như những cục bông xốp nhẹ, có thể thổi bay lên. Mái tóc bồng bềnh. “Bản em trên chóp núi, Sớm bồng bềnh trong mây” (Nguyễn Thái Vận)”.

CHIỀU NHƯ CHIỀU VONG

Cô gái được cho là bị "vong nhập" ở chùa Ba Vàng
(Ảnh cắt từ clip)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tìm kiếm trên Google, người ta bắt gặp nhiều tít bài vận dụng câu thành ngữ như: “Muốn chồng ‘chiều như chiều vong’ phụ nữ hãy làm điều này mỗi tối” (phunutoday); “Chuyện ngược đời: Chủ nhà chiều osin như “chiều vong” (giaoduc.net.vn); “Chiều Nhân viên như chiều vong mà cũng không xong”… Điển hình, bài “Mang thai hộ: Chiều như chiều vong” (antg.cand.vn) có đoạn:

17 thg 3, 2019

AI ĐÃ “TÌM RA” TỪ “PHỒN SINH”?

"Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu phản đối việc đạo thơ
 sau nhiều lần “xuê xoa” và bị kiện ngược"
                                Ảnh + chú thích:  Báo Tiền Phong
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Nạnđạo thơ: Không dung túng cho việc vừa ăn cắp vừa la làng” (Hạnh Đỗ - Báo Tiền Phong - 3/3/2019), Nhà thơ, PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu cho biết, ông từng nhiều lần “bỏ qua” mỗi khi bị đạo thơ, nhưng rồi “phải nếm một “quả đắng” cho thói xuê xoa này”, nên lần này phải lên tiếng để tránh sự ăn cắp trơ trẽn” đó. Cụ thể, vào năm 1995, ông là người “tìm ra” từ “phồn sinh”, thế mà đến “năm 2018 vừa rồi, tác giả Đinh Sỹ Minh lấy tên “Phồn sinh” đặt cho một tập thơ của mình”:

5 thg 2, 2019

PHIẾM HỢI PHÚ



Tranh của Hoạ sĩ Trần  Viết Thục (Thuc Tran)
         CAO BỒI GIÀ

Nhân đón năm mới Kỉ Hợi, bác Cao Bồi Già gửi cho Tuấn Công Thư Phòng bài "Phiếm Hợi Phú", xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc, và cảm ơn bác Cao Bồi Già đã chia sẻ.




22 thg 1, 2019

THANH VÔ TIỀN, NGHỆ VÔ HẬU

Cửa Tả thành Thanh Hoá.
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tạp chí Văn hoá Nghệ An-2011), tác giả Nguyễn Trung Hiền nhận định: Người ghi câu nói “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” đầu tiên có thể là H.Le Brơtông (H.Le Breton). Ông đã ghi câu nói trên vào “An Tĩnh cổ lục” (Le vieux An Tĩnh) xuất bản năm 1936 ở Tập san “Đô Thành hiếu cổ”.
Quả tình, trong An Tĩnh cổ lục”, Hyppolyte Le Breton có chép:

19 thg 1, 2019

GIỐNG LỢN QUÝ TRONG TRANH ĐÔNG HỒ

Lợn ăn cây ráy
                     Tranh Đông Hồ (St)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Gà lợn trong tranh Đông Hồ”, Nhà nghiên cứu tranh dân gian Phùng Hồng Kổn cho rằng, “nguyên mẫu” con lợn trong dòng tranh này là “lợn ỉ thuần chủng”. Ông viết:

18 thg 1, 2019

CON LỢN VÀ CHỮ “GIA”

Lợn độc
Tranh Kim Hoàng
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong Hán tự, chữ “gia” , thuộc chữ Hội ý. Hình chữ trong Giáp cốt văn Kim văn thấy rõ một nếp nhà có mái và cột (sau này phát triển thành bộ “miên” ), bên trong có con lợn đang nằm (sau thành bộ “thỉ” ). Sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (Lý Lạc Nghị - Jim Waters, NXB Thế giới - 1997) giải thích: “Ngày xưa vương công quý tộc sau khi chết, đều có xây miếu để thường xuyên thờ cúng; thường dân không có miếu, thường bày con lợn dưới hiên nhà để cúng bái, đó là gia (nhà). Sau đó, nghĩa được mở rộng là trú sở (nhà ở) v.v”.

8 thg 12, 2018

GIỮ NHƯ ÔNG THẦY GIỮ ẤN


Trảm tà đoạn ôn ấn -một trong rất nhiều loại pháp ấn
của thầy phù thuỷ.
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: “Giữ như ông thầy giữ ấn (thầy: thầy phù thuỷ; ấn: ấn quyết, thuật của phù thuỷ, dùng tay làm phép trừ ma quỷ). Giữ bí mật, không truyền dạy cho ai”. 

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): -"Giữ như ông thầy giữ ấn (Thầy là thầy cúng; ấn là thuật của phù thủy dùng tay làm phép) Như ý câu trên: Anh đừng hòng mượn nó bộ sách ấy, vì nó giữ như ông thầy giữ ấn”.

3 thg 11, 2018

ANH LÙN XEM HỘI


Anh lùn xem hội
Tranh minh hoạ của Tàu

      HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giải thích: anh lùn xem hội • ng. Câu hài hước nói đến sự thiệt thòi của người ở địa vị thấp kém <> Trong hội nghị quốc tế đó, tôi chỉ là một anh lùn xem hội!”.
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “Anh lùn xem hội thng. Thiếu cả phương tiện mà phải đương đầu với việc khó khăn, quá sức”.

13 thg 10, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P5)

Cánh chim lạc đàn.
               Ảnh: mapio.net

HOÀNG TUẤN CÔNG

(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

onhư ăn phải ớt • tt. Đắng cay mà không dám nói ra <> Quá tin người nên bị lừa, như ăn phải ớt”.
Nếu không ăn được ớt, mà lại lỡ ăn phải ớt thì cay lắm, cứ gọi là xuýt xoa, sặc sụa, giàn giụa nước mắt. Không ai cấm, cũng không ai nén chịu, giấu giếm làm gì. Bởi vậy, chẳng có lí do gì lại đặt ra thành ngữ “như ăn phải ớt” rồi giảng giải là “đắng cay mà không dám nói ra”.

6 thg 10, 2018

DỐT ĐẶC CÁN MAI



"Dốt đặc cán mai". 
Tranh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Một số nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển (Vũ Dung, GS. Nguyễn Lân, Văn Tân…) lại thu thập và giải thích thêm các dị bản “Dốt đặc cán thuổng”, hay “Đặc cán thuổng”. Theo đây, “Dốt đặc cán mai” có vẻ như là cách nói tuỳ tiện của dân gian. Nghĩa là “đặc cán mai”, cũng giống như “đặc cán thuổng”, hay thậm chí là “đặc cán cuốc” mà thôi[1].

25 thg 9, 2018

TỪ “TÚI ĐOM ĐÓM” CỦA TÀU, ĐẾN “TRỨNG ĐOM ĐÓM” CỦA TA

Xa Dận đọc sách ban đêm
bằng "túi đom đóm"
Tranh của Tàu

    HOÀNG TUẤN CÔNG


Đời Tấn () có người học trò tên là Xa Dận (車胤), tự Vũ Tử (武子), thông minh dĩnh ngộ ham học, nhưng gia cảnh bần hàn. Nhà nghèo, không đủ tiền mua dầu thắp sáng, nên vào những đêm hè, Xa Dận bắt đom đóm bỏ vào một cái túi lụa, gọi là “nang huỳnh” 囊螢 (túi đom đóm) để tạo ra ánh sáng đọc sách thâu đêm. Đến khi trưởng thành, Xa Dận càng nổi danh mẫn tiệp, thông tuệ, sau làm tới chức Lại bộ thượng thư.