31 thg 10, 2015
Chân dung "tham quan, ô lại" trong "Tình cát"
29 thg 10, 2015
XEM "TÌNH CÁT" CỦA NGUYỄN QUANG LẬP
HOÀNG TUẤN CÔNG
Không
dễ, bởi người đọc phải động não trước một "Tình
cát" có tính khái quát, biểu tượng, ẩn ý cao. Nếu chạy theo cốt truyện,
có thể vô tình lướt qua hình ảnh con cú què bay qua liệng lại như nối hiện tại
với quá khứ, cất tiếng kêu tựa tiếng nấc oan hồn người dân Xóm Cát. Hay tiếng
đàn cò đêm đêm như than, như oán của ông Rúm...Tiếng chim "Đi...soạn cho hết" khắc khoải nhắc nhớ quá khứ đau
thương...
22 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần cuối)
Đền Cờn Ngoài-Quỳnh Lưu-Nghệ An. |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Đền miếu của Tứ Vị Thánh Nương chủ yếu tập trung ở dải đất ven
biển, nhất là những làng xã làm nghề cá, thường xuyên ra khơi đánh cá. Đền nào
cũng to nhất tuỳ theo khả năng kinh tế địa phương, được gọi bằng cái tên đầy
tôn kính: đền Thánh Cả.
Đầu năm, làng xã
tổ chức lễ hội cầu phúc, cầu ngư. Cầu phúc để mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi
tốt, cầu ngư để sóng yên biển lặng, lắm cá nhiều tôm.
11 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (Phần II)
Đền Tứ Vị Thánh Nương ở Hậu Lộc. Ảnh: trên Intetnet |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Xem Phần I
Xét việc phong tặng thần linh thời Lê đều
theo một quy chế chung: tất cả các vị Âm thần từ Bà Trưng, Bà Triệu, phổ biến
nhất là “phu nhân”
(xưa chỉ vợ các vua chư hầu, hoặc vợ các quan nhất phẩm). “Phu nhân” cũng là tước
hiệu vua phong các nữ thần bậc thượng đẳng. Ví dụ: Hai Bà Trưng được phong Trinh Linh nhị phu nhân, Bà Triệu được
phong Trinh Nhất phu nhân.
8 thg 10, 2015
BÀ CỜN XỨ NGHỆ RA THANH (phần I)
Đền Cờn Ảnh: Du lịch Nghệ An |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Bà Cờn đóng “đô phủ” ở Càn Hải xứ Nghệ,
quản lĩnh 12 cửa biển trong nước, theo sắc phong vua Trần. Các cửa biển quan
yếu của Thanh Hoá: Hiếu Hiền (Ghép), Hội Trào (Hới) Y Bích (Sung) đều thuộc
quyền Bà. Những nơi này đều xây dựng “hành cung” to lớn, hơn hẳn các đền miếu
chung quanh, để đáp lại công lao của Hoàng hậu nhà Tống, nhưng lại gửi số phận
vào nước Nam và hết lòng âm phù người Nam.
6 thg 10, 2015
“Đom” hay “đóm”?
Bệnh lòi đom có thể chữa khỏi bằng các vị thuốc Nam Ảnh: ST trên Internet |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong bài "Tục ngữ về ốm đau, chữa bệnh"(“Tạp
Chí Nghiên cứu văn hóa”-Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) của Hoàng Kim
Ngọc có ghi nhận câu tục ngữ "Đóm
cháy ăn ra, tim la ăn
vào". (Hoàng Kim Ngọc nhấn mạnh-HTC). “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức
Dương) đưa ra hai dị bản và giải thích rõ ràng: “Đóm ăn ra; tim la ăn
vào: Đóm
là thứ hay cháy theo hướng từ trong ra: tim la là chứng hay ăn theo hướng từ
ngoài vào. Như: Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào.”
4 thg 10, 2015
Địa danh một số làng biển Thanh Hóa-Kỳ 4-Làng Đồn Điền (Quảng Xương)
Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền Ảnh: báo Dân Trí |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Đồn Điền là loại hình kinh tế sở
hữu nhà nước. Khi chế độ đồn điền bãi bỏ, sở đồn điền này là một trong số ít sở
đồn điền trên miền Bắc lấy tên gọi chung của sở làm tên đặt riêng cho làng.
Năm 1470-1471 Lê Thánh tông thân
chinh hỏi tội vua Chiêm, đại thắng trở về. Một cánh quân do Tô Chính Đạo và Uông
Ngọc Châu chỉ huy, vua sai trở lại Thanh Hoá cùng binh lính làm đồn điền. Tô Chính
Đạo giữ chức Đồn Điền Chánh sứ, Uông Ngọc Châu làm Phó sứ. Có lẽ ngoài việc mở
mang đồn điền còn kiêm nhiệm vụ phòng thủ duyên hải nên mới chọn mảnh đất khô cằn
ven biển Quảng Xương. Dân đồn điền bấy giờ chủ yếu là binh lính, bổ sung thêm một
ít tù binh, và thành phần khác.
25 thg 9, 2015
Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ 3, Làng Triều Dương-Sầm Sơn
HOÀNG TUẤN PHỔ
Làng Triều Dương tên nôm là làng
Chào, trước năm 1945 thuộc xã Triều Thanh Lộc, tổng Dực Thượng, Quảng Xương.
Triều Dương vốn xưa ở ven sông Mã, đất bị sóng đánh lở dần và thường xuyên quân
cướp đi thuyền đến cướp phá, đành phải di chuyển vào sâu đất liền, ở làng Lương
Trung, trên đất Mả Bạc, diện tích 13 mẫu 5 sào. Đây là vùng đất bái hoang, Lương
Trung không thể khai phá để trồng trọt, nên gọi là Mả Bạc (Bạc bẽo, bần bạc). Đất
đai vốn chật hẹp, dân số tăng nhanh, ngày càng thêm chật chội. Đã thế, bọn cường
hào lý dịch lại hay kiếm cớ lấn chiếm địa giới. Một bài vè đương thời kể chuyện
Lý Hệnh làng Cá Lập cướp đất làng Triều Dương.
23 thg 9, 2015
NON NƯỚC THẦN PHÙ
HOÀNG TUẤN PHỔ
Chữ "Thần" trên vách đá cửa biển Thần Phù Ảnh Báo Dân Trí |
Trong lịch
sử nghìn xưa Đại Việt, non nước Thần Phù là danh sơn thắng địa bậc nhất trong
12 cửa biển, mặc dù dân gian vẫn truyền tụng:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm!
« Tu » gì ? Tu tiên hay
tu phật ? Tục truyền trên núi Thần Phù thuở xưa, La Viện chân nhân tu hành
đắc đạo, trổ phép thần thông dẹp tan sóng to gió dữ, cứu giúp thuyền mảng ra
vào, qua lại cửa biển Thần Phù, mang danh hiệu Áp Lãng chân nhân.
18 thg 9, 2015
"SÁCH LỪA" CỦA NXB ĐỒNG NAI
Thêm chú thích |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Cuối năm 2014, TCTP đã có bài viết phản ánh về cuốn "sách lừa" của NXB Đồng Nai. Đến nay, "sách lừa" vẫn tiếp tục ngang nhiên hành hoành, móc túi độc giả. Gần đây nhất là hai đồng nghiệp của tôi đã mua phải "sách lừa". Dưới đây là nội dung đã đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 18/9/2015:
Từ cuối năm 2014 đến nay,
nhiều độc giả (phần lớn làm việc trong các cơ quan Nhà nước) phản ánh, kêu ca
về những cuộc điện thoại gọi đích danh, chào mời, thuyết phục mua cuốn
sách “Tôn vinh những người con làm
rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” (Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014, sau đây gọi tắt là "Tôn vinh"). Nếu người mua
mang họ Lê, người bán sẽ nói đây là cuốn sách viết về dòng họ Lê toàn quốc, nếu
là họ Nguyễn, người bán lại giới thiệu sách viết về họ Nguyễn...do các GS, TS
tên tuổi biên soạn. Xuất phát từ tâm lý muốn tìm hiểu về dòng của họ mình trong
nước ra sao, nhiều người sẵn sàng chi 335.000 đồng để mua sách. Tuy nhiên, khi
xem nội dung sách mới biết bị lừa.
15 thg 9, 2015
Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ 2-Làng Diêm Phố
Vùng biển Diêm Phố (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) Ảnh: Lê Hoàng |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Nếu Bạch Câu cư trú bên bờ sông
thì Diêm Phố-Hậu Lộc-Thanh Hóa dựng làng trên bờ biển. Học giả Pháp Robequain trong sách địa chí
viết về Thanh Hoá ước đoán làng Diêm Phố ra đời khoảng thế kỷ XVII và xưa kia làm
ruộng, về sau đánh cá. Không đúng. Vì Diêm Phố là tên chữ, một cái tên gắn liền
với quá trình lịch sử suốt mấy trăm năm từ thời nhà Lê, của làng quê biển này.
Xem Hán tự ký âm Diêm Phố 鹽浦 trong sử sách: Diêm
là muối, Phố là bến nước, bãi sông, ở đây hiểu là “nại muối”.
14 thg 9, 2015
Địa danh một số làng biển Thanh Hoá-Kỳ I "Làng Bạch Câu"
HOÀNG TUẤN PHỔ
Sông Sung-xã Nga Bạch-Nga Sơn Ảnh: Lê Thanh Từ |
Địa danh học ở nước ta nói chung,
là bộ môn khoa học ra đời muộn và chậm phát triển. Sách xưa nhất chép về địa
danh Việt Nam
có lẽ là quyển ghi tên những làng, xã, tổng, trấn miền Bắc, được biên soạn đầu
thời Nguyễn. Cổ hơn có tập Phủ biên tạp
lục của Lê Quý Đôn, thế kỷ XVIII ghi chép danh hiệu phủ, huyện, tổng, xã,
thôn, phường, giáp, ấp, châu thuộc hai xứ: Thuận Hoá, Quảng Nam. Cuối thế kỷ XIX,
bộ sách Đồng Khánh địa chí tổng hợp tương
đối đầy đủ nhất danh hiệu, danh số cả ba kỳ: Bắc, Trung , Nam .
Cách biên soạn của người xưa đều nhằm mục đích thống kê địa danh của các đơn vị
hành chính để phục vụ công tác hành chính, ít chú ý đến vấn đề địa danh duyên cách.
Rải rác ở một số cuốn sách có đề cập đến vấn đề này, nhưng không nhiều. Đó là tất
cả gia tài của người nghiên cứu địa danh học ở nước Việt Nam, Thanh Hóa ngày
nay.
12 thg 9, 2015
NHÂN ĐỌC THƠ TRỊNH MINH CHÂU
HOÀNG TUẤN PHỔ
Về hai chữ “đái” trong Từ điển của GS Nguyễn Lân
Đái mạch huyệt đồ (Hình vẽ minh họa vi trí của "đái mạch". Vòng trên cùng là đái mạch. |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (NXB Từ điển bách khoa-2002)
của GS Nguyễn Lân có giảng
nghĩa hai từ: “ái đái” và “bạch đái”. Tuy nhiên, cả hai từ
này đều bị GS Nguyễn Lân giảng sai về từ tố:
1-“Ái đái (đái: đội
trên đầu) Thân thiết và tôn trọng (cũ)
Tỏ lòng ái đái đối với ông thầy.”
Đúng là chữ “đái” 戴 (đọc chệch là “đới”) có một
nghĩa là “đội”, (như: 不 共 戴 天-Bất cộng đái (đới) thiên-Không đội trời chung)... Tuy nhiên “đái” 戴 trong từ “ái đái” 愛戴, (tự
hình giống nhau) lại có nghĩa là “tôn
kính”, chứ không có nghĩa “đội trên
đầu” như GS Nguyễn Lân giảng. Để chứng minh điều này không khó:
11 thg 9, 2015
LÀNG HÒA VĂN CỦA TÔI
HOÀNG TUẤN CÔNG
Làng Hòa Văn thuộcc 9 xã miền
đồng lúa Tây sông Lý (xã Quảng Hoà, huyện Quảng Xương-Thanh Hóa) do Chiêu Văn Đại
vương Trần Nhật Duật, Hoàng tử thứ 6, con vua Trần Thái tông cho lập năm 1281.
Vì làng ở phía tây sông Lý, nên gọi là làng Đoài. Đời Nguyễn lấy chữ “Văn”
trong Chiêu Văn thêm vào thành Văn Đoài, sau đổi tên Hoà Văn.
Nhà tôi ở ngay đầu làng Đoài. Buổi
đầu, làng Đoài là vùng đất hoang rậm, đồng lầy, nước ngập, cày cáo, trăn
rắn…chiếm cứ gò cao, các giống chim nước đầy đàn nơi ruộng trũng. Người đứng
đầu tập hợp dân nghèo tổ chức khai phá là ông Lê Văn Bèo (tức Bìu), tiếp theo
là ông Tổng, ông Yểng, ông Chung, mỗi ông phụ trách một khu vực. Những cánh
đồng lớn mang tên các ông tổ: đồng Bèo, đồng Yểng, đồng Chung, sau năm 1945 còn
ngập nước, chỉ cấy được một vụ lúa. Đặc biệt đồng bèo giống hình chảo, lúa mọc
quanh rìa, còn lại hàng trăm mẫu, mùa mưa sóng vỗ ì ọp, cho làng nguồn thuỷ sản
tự nhiên giàu có. Năm 1968, đào con mương tiêu thuỷ qua làng, đồng Bèo thành
ruộng hai vụ chiêm mùa ăn chắc.
2 thg 9, 2015
VÒNG XOÁY MUA QUAN*
Hoàng Tuấn Công
Nghỉ
Tết Độc Lập, về quê chơi, "nhặt" được bản thảo hai bài thơ ông cụ nhà mới "hứng
tác" sau khi xem xong phim "Tể tướng Lưu Gù". Vòng xoáy "chống
tham nhũng để tham nhũng, ăn hối lộ để đi hối lộ" quả là đáng sợ!
31 thg 8, 2015
NHỚ ANH LÊ HỮU KHẢI
Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Bởi nạn "cháy
thành vạ lây" tôi mới có vinh dự được làm quen với anh Lê Hữu Khải, một
trong những nhà chính trị có tên tuổi và uy tín ở Thanh Hóa. Năm ấy (1964) tôi
đang sống ở quê nhà trong cảnh "lao tù", mặc dù bản thân chưa hề bị kết
án. Nhưng tôi vẫn quyết tâm phấn đấu trở thành một "học giả", điều mà
tôi mong muốn từ thời nhỏ và nung nấu suốt thời gian dạy học ở Hưng Yên(1).
29 thg 8, 2015
MAY ÁO HAY THAY ÁO?
Giặt áo bên sông. Tranh: ST trên Internet |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách "Tục ngữ Việt Nam" (Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương
Tri-NXB Khoa học xã hội-1975) có ghi nhận câu tục ngữ: "Áo năng may năng mới, người năng tới năng thân".
Liệu vế đầu "Áo năng may năng mới,..." của câu tục ngữ có vấn đề gì về văn bản không?
22 thg 8, 2015
MÓNG NHÀ HAY MÓNG NGỰA?
HOÀNG TUẤN CÔNG
"Đừng chờm mà có ngày chấn móng" là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và
khá khó hiểu. Không biết "chờm",
"chấn" ở đây là gì? "Móng"
là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên, đơn giản và tiện lợi
nhất là chúng ta tìm đến từ điển:
-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: "Đừng
chờm có ngày chấn móng (chờm: nhô
ra và phủ trùm sang phạm vi của cái khác; chấn:
chấn động, làm rung động mạnh, long lở; móng:
nền móng nhà xây). Một kinh nghiệm làm
nhà."
TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC"
HOÀNG TUẤN PHỔ
"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
Thầy mo Mường. Ảnh Lê Hoa Lam |
"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)