26 thg 1, 2015

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?

2 thg 12, 2014

Vài lời nhân Từ điển của GS Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản


 Hoàng Tuấn Công


Hai bản inTừ điển (bìa trắng+vàng) của
GS Nguyễn Lân mới tái bản (2014)
NXB Văn học vừa tái bản “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân-một cuốn sách có những sai lầm mang tính hệ thống. Số lượng tái bản (năm 2014) tới 4 ngàn cuốn, chia cho hai Nhà sách.
Điều này có thể bất ngờ đối với nhiều bạn đọc từng biết đến sai sót của cuốn sách, nhưng với chúng tôi thì không!

Trong bài Wikipedia đã sửa đổi gì mục từ Nguyễn Lân đăng ngày 29/6/2014 tôi đã viết: 
"Hiện nay các cuốn từ điển nhiều sai sót của GS Nguyễn Lân vẫn đang được bày bán rộng rãi tại các Nhà sách lớn trong toàn quốc. Dường như không có ai để ý hay chịu trách nhiệm gì về nó. Do đó, để ngày càng có nhiều độc giả nhận biết, không tiền mất tật mang vì các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” này, sự thật cần được tiếp tục lên tiếng.

25 thg 11, 2014

Đến lượt P/v báo Đại đoàn kết “tóm tắt” bài của Tuấn Công thư phòng


Hoàng Tuấn Công

  
Sau khi đăng bài
Sách lừa” của NXB Đồng Nai-Bên bán đã thừa nhận, sao Cục xuất bản chưa thu hồi?”, ngày 25/11/2014 Tuấn Công thư phòng nhận được thư của bạn đọc: “Rất mong ông Hoàng Tuấn Công cho bạn đọc biết: Ai ăn cắp của ai?” kèm đường link bài “Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế. Tôi vội sang xem. Thì ra đây là bài viết về cuốn "sách lừa" của NXB Đồng Nai đăng trên báo Đại đoàn kết số Chủ nhật (từ 2/11/2014) ký tên Lam Nhi.

          Bình thường với bạn đọc, quả là cũng khó biết ai ăn cắp của ai thật. Tuy nhiên, với tôi, tôi nhận ra ngay bài viết của mình. Và dù rất tinh vi nhưng không quá khó để tôi đưa ra chứng cứ, "đòi lại" bài Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai đăng trên Tuấn Công thư phòng đã bị phóng viên Lam Nhi chế biến thành bài Danh nhân không muốn được tôn vinh như thế đăng trên báo Đại đoàn kết (bài này sau đó đã bị gỡ).

“Sách lừa” của NXB Đồng Nai-Bên bán đã thừa nhận, sao Cục xuất bản chưa thu hồi?


Tuấn Công thư phòng

Ngày 22/11/2014, Website sachphapluattaichinh.com.vn đã gửi thư tới Tuấn Công thư phòng cho biết: sau khi đọc bài “Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai”, đơn vị đã kiểm tra và thừa nhận, sách “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” (Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014) “bị lỗi” (từ trong nguyên văn), bởi vậy đã “gỡ bỏ toàn bộ nội dung và hình ảnh cuốn sách, không phát hành cuốn sách này nữa và đã trả lại sách cho nhà sản xuất ký gửi”.

Bởi vậy, sachphapluattaichinh.com.vn thông tin và đề nghị Tuấn Công thư phòng gỡ bỏ hình ảnh cuốn sách kèm địa chỉ, số điện thoại của sachphapluattaichinh.com.vn trước đây.
Sau khi kiểm tra thông tin, chúng tôi thấy hình ảnh và nội dung giới thiệu sách “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” trên Website sachphapluattaichinh.com.vn đã xóa. Gọi sách “bị lỗi” là cách nói tránh bản chất vấn đề. Tuy nhiên, “lỗi” tới mức phải “trả lại sách cho nhà sản xuất ký gửi” chứng tỏ là “lỗi” nặng rồi. Bởi vậy, Tuấn Công thư phòng xin thông báo với bạn đọc, gỡ bỏ hình ảnh minh họa sách sachphapluattaichinh.com.vn trước đây, thay vào hình ảnh sách của Nhà sách Lao động Mai Văn Đượm.

21 thg 11, 2014

Thông tin thu hồi Từ điển tiếng Việt, NXB Đồng Nai có trung thực ?

Hoàng Tuấn Công

        Mấy ngày qua (từ 15/11/2014), các báo: Dân trí, VTC.vn,Thanh niên,Tuổi trẻ, Pháp Luật...đồng loạt đưa tin về việc NXB Đồng Nai thu hồi 8 cuốn Từ điển tiếng Việt.

Theo Dân trí: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc yêu cầu các nhà xuất bản chủ động tiến hành xem xét lại các cuốn từ điển đã phát hành và rà soát toàn bộ bản thảo đang trong quá trình xuất bản, ngày 14/10/2014, Nhà xuất bản Đồng Nai đã rà soát và có quyết định thu hồi đối với 8 cuốn từ điển”.
Vậy thực hư thế nào?

13 thg 11, 2014

Về bài viết Trúc Phong "biện hộ" cho thầy học PGS.TS Nguyễn Công Lý

 

    Hoàng Tuấn Công

 

Ngay sau khi đăng kỳ II bài viết "Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..." (10/11/2014) một độc giả của Tuấn Công thư phòng gửi cho chúng tôi đường link bài viết của Trúc Phong-học trò PGS.TS Nguyễn Công Lý, tiêu đề: "Về những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý | Trúc Phong" và đề nghị chúng tôi cho biết ý kiến.

10 thg 11, 2014

Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..." (kỳ II)


           Hoàng Tuấn Công

PGS.TS Nguyễn Công Lý cho biết:“Khi giải nghĩa từ, chủ yếu chúng tôi dựa vào Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam-Bộ Giáo dục và Đạo tạo do GS. Nguyễn Như Ý chủ biên”.
Theo đó, chúng tôi tưởng (và lẽ thường) thầy Lý sẽ làm như sau:

5 thg 11, 2014

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập”

     Hoàng Tuấn Phổ

Cho đến nay, có lẽ chẳng còn mấy ai không nói và viết rằng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập đều là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Sự thực, vấn đề tác giả ở đây không thể quan niệm đơn giản như các tác phẩm văn chương khác.
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn: “Lê Lợi lên ngôi vua tại điện Kính Thiên...đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban lời cáo rằng...”[1]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua đã bình được giặc Ngô, bố cáo khắp thiên hạ, lời cáo như sau...”[2]

30 thg 10, 2014

Tuấn Công thư phòng lại bị Phóng viên Báo Gia đình.net “đột nhập”

Thư phòng của Tuấn Công
Hoàng Tuấn Công

Sáng 30/10/2014, ngồi viết mấy dòng thông báo với bạn đọc về vụ “Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng”. (P/v Hồng Nhung đã gửi thư thừa nhận sai sót, thành khẩn xin lỗi. Báo GDVN cũng đã chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong bài đăng, dẫn nguồn sử dụng tư liệu từ trang cá nhân của HTC). 

27 thg 10, 2014

Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng

                  Hoàng Tuấn Công

Thư phòng của Tuấn Công
Chiều 27/10/2014, đang xem lại bài “Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý...” kỳ II thì nhận được tin nhắn từ G+1 của Thầy giáo Nguyễn Đăng Đường-Hiệu trưởng trường THCS Hưng Long-Yên Lập-Phú Thọ (một độc giả quen thuộc của TCTP): “Bài của bác đang được “luộc” tại đây: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tu-dien-tieng-Viet-Den-la-Cho-vua-o-co-ai-tin-duoc-khong-post151541.gd”.

25 thg 10, 2014

Phát hiện Từ điển do “môn đồ cụ Vũ Chất” biên soạn



  Hoàng Tuấn Công

Tuần qua, thiên hạ xôn xao về “Từ điển ma” có khả năng xuất quỷ nhập thần. Mấy nhà xuất bản danh tiếng, đại đao lăm lăm gác cửa là thế vẫn bị nó đột nhập, "đội lốt" tới cả chục năm trời mà không hề hay biết. 

11 thg 10, 2014

Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai


              Hoàng Tuấn Công

            
Sách của Nhà sách Mai Văn Đượm
Sách kém chất lượng bây giờ không ít, thậm chí khá nhiều trên thị trường. Nhưng “sách lừa” tôi mới chỉ “nếm” phải lần đầu. Đó là cuốn “Tôn vinh những người con làm rạng danh trong các dòng họ nổi tiếng Việt Nam” của Thùy Linh-Việt Trinh-NXB Đồng Nai-2014.
Ngày 3/10/2014, tôi nhận được cuộc gọi đích danh, nói từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa gia đình và dòng họ Việt Nam (?). Cô gái giới thiệu cuốn sách hay vừa xuất bản. Sau khi hỏi tên sách, tác giả, nội dung, nhà xuất bản, số trang, giá cả..., tôi đồng ý mua một cuốn (văn hóa dòng họ là vấn đề tôi đang quan tâm). Hình thức thanh toán cũng rất hợp lý: nhân viên Bưu điện đem sách đến, tôi nhận sách rồi mới trả tiền.[1]

28 thg 9, 2014

Về đôi câu đối Thủ tướng tặng GS Vũ Khiêu

Hoàng Tuấn Công 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Mừng thọ GS Vũ Khiêu
Thư của ông Hoàng Minh Tuyển (hmtuyenvkttv@gmail.com) gửi Tuấn Công thư phòng: Tôi là Hoàng Minh Tuyển, Phó ban liên lạc họ Hoàng Việt Nam. Tuy chưa một lần gặp anh nhưng tôi thường vào Thư Phòng và  rất thích các bài viết (....) Chúng tôi đang băn khoăn về câu đối Thủ Tướng tặng cho cụ Vũ Khiêu không biết dịch thế nào cho phải:
Sơn Hà Linh Khí Tại
Kim Cổ Nhất Hiền Nhân

25 thg 9, 2014

'Tự ái rởm' hay là chuyện 'Giận Tàu, chém chữ Nho'


Hoàng Tuấn Công
Bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? của tác giả Xuân Dương đăng trên báo “Giáo dục Việt Nam”, chúng ta có thể xem như một trong những trường hợp tiêu biểu cho hiện tượng “Giận Tàu, chém chữ Nho”, bài ngoại cực đoan, gây nhiễu loạn thông tin và ngộ nhận về văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Sau khi đồng tình chủ trương "truy bắt" sư tử Tàu, bình hoa Tàu tùy tiện đưa vào các di tích và lên án việc sử dụng chữ Hán trên hoành phi, câu đối, bia đá  ở các ngôi đền chùa, đặc biệt là loại mới trùng tu, xây dựng, tác giả XD đặt ra câu hỏi:

6 thg 9, 2014

Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt...”

            Hoàng Tuấn Công

Sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở” của PGS TS Nguyễn Công Lý (NXB Giáo Dục-2011) (sau đây gọi Giải thích từ ngữ Hán Việt) có hai tập: Tập I dành cho lớp 6, 7; Tập II cho lớp 8, 9. “Lời nói đầu”, PGS. TS Nguyễn Công Lý cho biết: “Tài liệu này nhằm cung cấp cho giáo viên Ngữ văn Trung học cơ sở và các em học sinh (...) những kiến thức cơ bản về từ Hán Việt  (...) giúp người dạy, người học nắm vững hơn vốn từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6,7 và lớp 8,9..."

5 thg 9, 2014

"Uống như hũ chìm" là thế nào ?

  Hoàng Tuấn Công
  
Thư bạn đọc Nguyen Son Phu phu.191973@gmail.com viết: "Tôi mới biết trang “Tuấn Công Thư Phòng” gần đây thôi, khi trang “Quê choa” giới thiệu loạt bài viết của Anh về một số thiếu sót trong một số tác phẩm của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân. 

3 thg 9, 2014

Món ăn Tết Trung thu: Lươn Bung Củ Chuối

      Hoàng Tuấn Phổ

Kinh nghiệm dân gian cho biết: lươn có lươn độc, lươn lành. Lươn độc ăn chết người. Xem lươn, bắt bỏ vào xoong, chậu hoặc giành, rổ, hễ nó ngóc đầu lên như rắn là lươn rắn. Lươn thật bao giờ cũng chúi đầu xuống. Thế mới có câu “Thân lươn bao quản lấm đầu” !

1 thg 9, 2014

Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ "chống Đảng”

Ông Hoàng Tuấn Phổ tuổi 80

              Hoàng Tuấn Công

     Mùng Hai Tháng Chín năm Giáp Tý 1984 là một ngày buồn trong một năm buồn của gia đình tôi. Sau gần 20 năm "theo Đảng", được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, Huy chương chiến sĩ văn hóa (hai lần), Cha tôi bỗng bị buộc thôi việc, khai trừ Hội tịch (Hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá), trả về địa phương - nơi cũng chừng ấy năm trước, ông đứng dậy từ vũng lầy thời cuộc. Nhưng lần này trở về làng cũ, trên đầu ông nặng thêm một tội danh - một tội danh tày trời: Tội "chống Đảng”!

26 thg 8, 2014

Chuyện như đùa của “Em là Hải Lý” và báo Đất Việt

Hình ảnh báo Đất Việt trên Lều báo.vn
         Hoàng Tuấn Công

Sau khi đăng bài "Đả thảo kinh xà và màn Kim thiền thoát xác của báo Đất Việt", Tuấn Công thư phòng nhận được một phản hồi như sau:
 Em là Hải Lý, người ký tên dưới bài viết đăng trên báo Đất Việt. Em mới là sinh viên thực tập nên nhiều vấn đề về làm báo còn chưa hiểu rõ hết. Em đọc được bài báo của Blog Tuấn Công Thư Phòng trên leubao.vn và chỉ đơn giản nghĩ là "mượn" những lý lẽ của tác giả trong phần chỉ ra sự ngụy tạo của bài văn, còn phần bình luận phía sau là chỉ đơn thuần hướng đến sự hưởng ứng của mạng xã hội gây nên tình trạng những trò nhảm nhí, vô bổ được chia sẻ tràn lan.

25 thg 8, 2014

Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào? (phần cuối)

Hoàng Tuấn Công

Làm sách khảo cứu, biên soạn cũng giống như dựng một ngôi nhà. Với tư cách tác giả, người ta phải một mình làm tất cả. Từ chuyện lo vật liệu đến thiết kế, thi công, giám sát kỹ thuật... Muốn cho ngôi nhà vừa có kiểu dáng độc đáo của riêng mình, vừa hội tụ được tinh hoa kiến trúc của thiên hạ, giá trị sử dụng cao, cha đẻ của nó phải đi tham khảo nhiều công trình khác nhằm kế thừa cái hay, cái đúng; tránh cái dở, cái sai của người đi trước.