25 thg 5, 2019

“HÙNG HỔ” LÀ GÌ?


Hùng hổ tương đấu
Ảnh: St

        HOÀNG TUẤN CÔNG 


 Một số nhà biên soạn từ điển xếp “hùng hổ” vào diện “từ láy”:

-Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học-Hoàng Văn Hành chủ biên): “HÙNG HỔ tt. Tỏ ra hung hăng, dữ tợn, đầy vẻ đe doạ. Quân địch hùng hổ tiến vào làng. Điệu bộ hùng hổ. “Lý trưởng hùng hổ chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu” (Ngô Tất Tố)”.

11 thg 5, 2019

MẤY AI BIẾT LÚA VON, MẤY AI BIẾT CON HƯ

Lúa von
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

-Sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ) giải thích: “Mấy ai biết lúa ven (sic), mấy ai biết con hư: Lúa nhà mình, con nhà mình làm sao mà xấu mà hư được, phê phán tâm lý luôn cho mình là nhất, quá thương con mà không biết con hư”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) đưa ra dị bản: “Mấy ai biết lúa gon, mấy ai biết con ác (Lúa gon là lúa lẫn vào những cỏ dại) Ý nói: Nhiều cha mẹ vì quá nuông con nên không thấy được những mầm xấu ở con”.

20 thg 4, 2019

SAO LẠI GỌI LÀ “BỆ VỆ”?

Lính túc vệ "bệ vệ" bên vua Duy Tân

HOÀNG TUẤN CÔNG

“Bệ vệ” nghĩa là gì?
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức biên soạn-Lê Ngọc Trụ hiệu đính) giải nghĩa: “bệ vệ • tt. Oai-vệ, nghiêm-nghị, dáng người cố tỏ ra bậc đáng kính: Trông bệ-vệ như ông hoàng”.
-“Việt Nam tự điển (Hội Khai Tiến Đức): “bệ-vệ • Oai-vệ, nghiêm-trang, làm ra bộ dạng bậc đại-nhân”. 

13 thg 4, 2019

GIÀ LỪA MẮC DƯA THỐI

              Con lừa
                              Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


Tục ngữ Việt Nam có câu “Già lừa mắc dưa thối”. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển lại thu thập dị bản “Già lừa ĐẠP dưa thối” và giải thích:
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Già lừa đạp dưa thối (lừa: thú cùng họ với ngựa, nhưng nhỏ hơn, tai dài, nuôi để kéo xe). Già rồi, khôn ngoan lọc lõi mà còn mắc phải việc dại dột (ví như con lừa già mà dẫm phải dưa thối)”.
-“Thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Bùi Hạnh Cẩn): “Già lừa đạp dưa thối (già lừa: con lừa già): Già rồi, tưởng khôn ngoan lọc lõi mà còn mắc phải việc dại dột”.

30 thg 3, 2019

“BÌNH BỒNG” CÓ PHẢI TỪ LÁY?

Cảnh bèo lưu lạc, trôi nổi trên mặt nước
Ảnh: St
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học xã hội, 2011), thu thập và giải nghĩa các từ láy:
- “BÌNH BỒNG đgt. (id.). Như bồng bềnh. “Họ vẫn bình bồng trên mặt nước” (VHọc)”.
- “BỒNG BỀNH tt. 1. Ở trạng thái trôi nổi khi lên khi xuống nhẹ nhàng trên mặt nước. Đám bèo trôi bềnh bồng trên sông. “Cánh bèo nhỏ bồng bềnh trên sóng biếc”. 2. Trông như những cục bông xốp nhẹ, có thể thổi bay lên. Mái tóc bồng bềnh. “Bản em trên chóp núi, Sớm bồng bềnh trong mây” (Nguyễn Thái Vận)”.

CHIỀU NHƯ CHIỀU VONG

Cô gái được cho là bị "vong nhập" ở chùa Ba Vàng
(Ảnh cắt từ clip)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tìm kiếm trên Google, người ta bắt gặp nhiều tít bài vận dụng câu thành ngữ như: “Muốn chồng ‘chiều như chiều vong’ phụ nữ hãy làm điều này mỗi tối” (phunutoday); “Chuyện ngược đời: Chủ nhà chiều osin như “chiều vong” (giaoduc.net.vn); “Chiều Nhân viên như chiều vong mà cũng không xong”… Điển hình, bài “Mang thai hộ: Chiều như chiều vong” (antg.cand.vn) có đoạn:

17 thg 3, 2019

AI ĐÃ “TÌM RA” TỪ “PHỒN SINH”?

"Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu phản đối việc đạo thơ
 sau nhiều lần “xuê xoa” và bị kiện ngược"
                                Ảnh + chú thích:  Báo Tiền Phong
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Nạnđạo thơ: Không dung túng cho việc vừa ăn cắp vừa la làng” (Hạnh Đỗ - Báo Tiền Phong - 3/3/2019), Nhà thơ, PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu cho biết, ông từng nhiều lần “bỏ qua” mỗi khi bị đạo thơ, nhưng rồi “phải nếm một “quả đắng” cho thói xuê xoa này”, nên lần này phải lên tiếng để tránh sự ăn cắp trơ trẽn” đó. Cụ thể, vào năm 1995, ông là người “tìm ra” từ “phồn sinh”, thế mà đến “năm 2018 vừa rồi, tác giả Đinh Sỹ Minh lấy tên “Phồn sinh” đặt cho một tập thơ của mình”:

5 thg 2, 2019

PHIẾM HỢI PHÚ



Tranh của Hoạ sĩ Trần  Viết Thục (Thuc Tran)
         CAO BỒI GIÀ

Nhân đón năm mới Kỉ Hợi, bác Cao Bồi Già gửi cho Tuấn Công Thư Phòng bài "Phiếm Hợi Phú", xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc, và cảm ơn bác Cao Bồi Già đã chia sẻ.




22 thg 1, 2019

THANH VÔ TIỀN, NGHỆ VÔ HẬU

Cửa Tả thành Thanh Hoá.
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Trong bài “Về câu nói Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” (Tạp chí Văn hoá Nghệ An-2011), tác giả Nguyễn Trung Hiền nhận định: Người ghi câu nói “Thanh vô tiền, Nghệ vô hậu” đầu tiên có thể là H.Le Brơtông (H.Le Breton). Ông đã ghi câu nói trên vào “An Tĩnh cổ lục” (Le vieux An Tĩnh) xuất bản năm 1936 ở Tập san “Đô Thành hiếu cổ”.
Quả tình, trong An Tĩnh cổ lục”, Hyppolyte Le Breton có chép:

19 thg 1, 2019

GIỐNG LỢN QUÝ TRONG TRANH ĐÔNG HỒ

Lợn ăn cây ráy
                     Tranh Đông Hồ (St)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Gà lợn trong tranh Đông Hồ”, Nhà nghiên cứu tranh dân gian Phùng Hồng Kổn cho rằng, “nguyên mẫu” con lợn trong dòng tranh này là “lợn ỉ thuần chủng”. Ông viết:

18 thg 1, 2019

CON LỢN VÀ CHỮ “GIA”

Lợn độc
Tranh Kim Hoàng
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong Hán tự, chữ “gia” , thuộc chữ Hội ý. Hình chữ trong Giáp cốt văn Kim văn thấy rõ một nếp nhà có mái và cột (sau này phát triển thành bộ “miên” ), bên trong có con lợn đang nằm (sau thành bộ “thỉ” ). Sách “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (Lý Lạc Nghị - Jim Waters, NXB Thế giới - 1997) giải thích: “Ngày xưa vương công quý tộc sau khi chết, đều có xây miếu để thường xuyên thờ cúng; thường dân không có miếu, thường bày con lợn dưới hiên nhà để cúng bái, đó là gia (nhà). Sau đó, nghĩa được mở rộng là trú sở (nhà ở) v.v”.

8 thg 12, 2018

GIỮ NHƯ ÔNG THẦY GIỮ ẤN


Trảm tà đoạn ôn ấn -một trong rất nhiều loại pháp ấn
của thầy phù thuỷ.
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào) giải thích: “Giữ như ông thầy giữ ấn (thầy: thầy phù thuỷ; ấn: ấn quyết, thuật của phù thuỷ, dùng tay làm phép trừ ma quỷ). Giữ bí mật, không truyền dạy cho ai”. 

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): -"Giữ như ông thầy giữ ấn (Thầy là thầy cúng; ấn là thuật của phù thủy dùng tay làm phép) Như ý câu trên: Anh đừng hòng mượn nó bộ sách ấy, vì nó giữ như ông thầy giữ ấn”.

3 thg 11, 2018

ANH LÙN XEM HỘI


Anh lùn xem hội
Tranh minh hoạ của Tàu

      HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) giải thích: anh lùn xem hội • ng. Câu hài hước nói đến sự thiệt thòi của người ở địa vị thấp kém <> Trong hội nghị quốc tế đó, tôi chỉ là một anh lùn xem hội!”.
-“Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức): “Anh lùn xem hội thng. Thiếu cả phương tiện mà phải đương đầu với việc khó khăn, quá sức”.

13 thg 10, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P5)

Cánh chim lạc đàn.
               Ảnh: mapio.net

HOÀNG TUẤN CÔNG

(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

onhư ăn phải ớt • tt. Đắng cay mà không dám nói ra <> Quá tin người nên bị lừa, như ăn phải ớt”.
Nếu không ăn được ớt, mà lại lỡ ăn phải ớt thì cay lắm, cứ gọi là xuýt xoa, sặc sụa, giàn giụa nước mắt. Không ai cấm, cũng không ai nén chịu, giấu giếm làm gì. Bởi vậy, chẳng có lí do gì lại đặt ra thành ngữ “như ăn phải ớt” rồi giảng giải là “đắng cay mà không dám nói ra”.

6 thg 10, 2018

DỐT ĐẶC CÁN MAI



"Dốt đặc cán mai". 
Tranh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Một số nhà nghiên cứu và biên soạn từ điển (Vũ Dung, GS. Nguyễn Lân, Văn Tân…) lại thu thập và giải thích thêm các dị bản “Dốt đặc cán thuổng”, hay “Đặc cán thuổng”. Theo đây, “Dốt đặc cán mai” có vẻ như là cách nói tuỳ tiện của dân gian. Nghĩa là “đặc cán mai”, cũng giống như “đặc cán thuổng”, hay thậm chí là “đặc cán cuốc” mà thôi[1].

25 thg 9, 2018

TỪ “TÚI ĐOM ĐÓM” CỦA TÀU, ĐẾN “TRỨNG ĐOM ĐÓM” CỦA TA

Xa Dận đọc sách ban đêm
bằng "túi đom đóm"
Tranh của Tàu

    HOÀNG TUẤN CÔNG


Đời Tấn () có người học trò tên là Xa Dận (車胤), tự Vũ Tử (武子), thông minh dĩnh ngộ ham học, nhưng gia cảnh bần hàn. Nhà nghèo, không đủ tiền mua dầu thắp sáng, nên vào những đêm hè, Xa Dận bắt đom đóm bỏ vào một cái túi lụa, gọi là “nang huỳnh” 囊螢 (túi đom đóm) để tạo ra ánh sáng đọc sách thâu đêm. Đến khi trưởng thành, Xa Dận càng nổi danh mẫn tiệp, thông tuệ, sau làm tới chức Lại bộ thượng thư.

22 thg 9, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P4)

HTC và PGS.TS Hoàng Dũng
người viết "Lời giới thiệu" và hết lòng cho
 sự ra đời của sách "Phê bình-khảo cứu"
lần đầu gặp nhau tại Tuấn Công Thư phòng (8/2018)

HOÀNG TUẤN CÔNG


(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

omuộn còn hơn không • ng. Tuy đã chậm, nhưng vẫn hơn là không có hay không làm <> Vì bận việc anh không kịp về dự lễ mừng đại thọ ông nội, khi về anh xin lỗi, cụ đã nói: Muộn còn hơn không”.

15 thg 9, 2018

CÁCH VẬN DỤNG TỪ NGỮ, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA GS. NGUYỄN LÂN (P3)



Bản 2017 (trái) và bản 2018 (phải)
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)

olễ như tế sao • ng. Lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần <> Ông chồng ốm, bà vợ đi lễ như tế sao mà vẫn không khỏi”.
“Tế sao” là làm lễ cúng sao ngoài trời. Lễ tế sao chỉ làm ở một địa điểm, nhưng vì người ta cúng rất nhiều loại sao, nên phải bái lạy rất nhiều lần. Thế nên có thành ngữ “lạy như tế sao”, mà Từ điển Vietlex giải thích “lạy như tế sao • [kng] vái lạy lia lịa: “Chàng nói chưa hết, bỗng cánh cửa buồng mở toang. Nga chạy ra, tóc rũ rượi, ngồi phệt xuống đất, chắp tay, cúi đầu, lạy như tế sao (...)” (Nguyễn Công Hoan)”; và chính GS. Nguyễn Lân giải thích: “lạy như tế sao • ng. Nói người lạy đi lạy lại <> Ông ấy đã không đồng ý thì anh có lạy như tế sao, ông ấy cũng không nghe”.
Theo đó, người ta chỉ nói “lạy như tế sao”, chứ không ai nói “lễ như tế sao”. Trường hợp “lễ” ở đây có nghĩa như “lạy”, thì “lễ như tế sao” không thế được hiểu là lễ bái khắp nơi, “lễ hết nơi này nơi khác và nhiều lần” như GS. Nguyễn Lân giảng.

7 thg 9, 2018

TÁI BẢN “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” (2)

Một độc giả cao tuổi mua sách
 "Từ điển tiếng Việt của GS.  Nguyễn Lân-Phê bình khảo cứu"
 [bản  2017]. (Ảnh trên mạng, không rõ tác giả).



HOÀNG TUẤN CÔNG



Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 (tổng 27 trang), thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.

“7. Cách vận dụng từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ của GS. Nguyễn Lân” (tiếp theo).

o e hèm • tht. Từ thốt ra tỏ ý còn e ngại <> E hèm! Có chắc cháu đỗ không?”.
GS. Nguyễn Lân đã giảng sai nghĩa của “e hèm”. Vì “e hèm” là tiếng phát ra từ cổ họng, kiểu “hắng giọng” hay “đằng hắng” trước khi nói điều gì; ra hiệu hoặc báo cho người khác biết có sự xuất hiện của mình, chứ không phải “tỏ ý còn e ngại”.

5 thg 9, 2018

"...DÁI ĐỎ HỒNG HỒNG"


           HOÀNG TUẤN CÔNG


     Trong số 95 trang bổ sung cho tái bản lần thứ nhất của sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu”, nhiều nội dung nằm rải rác trong các phần của cuốn sách. Ví dụ một số mục từ thuộc tiểu mục “3. Từ ngữ chỉ màu sắc, dáng vẻ.”:

o “đỏ gay tt Nói mặt đỏ lên vì uống rượu: Mới uống có một cốc mà mặt đã đỏ gay; Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười? (Tản-đà)”.