Hiển thị các bài đăng có nhãn Từ láy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Từ láy. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 6, 2020

TỪ “GẬY GỘC”, “GẬY GẠC”… ĐẾN “GHẾ GỐC”

"Gậy" và "gộc" - hung khí trong vụ án
dùng "gậy gộc", vỏ chai cố ý gây thương tích
cho người dân ở Văn Giang (2012) [*]
                Ảnh: Vietnamnet

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
-“GẬY GỘC dt. Đoạn tre, song, gỗ được coi như là một thứ vũ khí để đánh; gậy (nói khái quát). “Đám tuần lại vác gậy gộc xô ra cổng đình dẹp đường” (Nguyễn Đình Thi)”.
-“GẬY GẠC dt. (id.). Như gậy gộc. “Người chạy qua suối, với gậy gạc, nhảy như cào cào, trước một cái khung đại bác nghễu nghện” (Nguyễn Huy Tưởng)”.

31 thg 5, 2020

“NANH NỌC” KHÔNG PHẢI LÀ TỪ LÁY

Răng có nọc độc của rắn hổ mang chúa
Ảnh: VTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành Chủ biên) thu thập vài giải nghĩa: “nanh nọc tt. Đanh đá, hung ác và hiểm độc, thường lộ ra một cách đáng sợ. Con người gian ác, nanh nọc”.
          Tuy nhiên, “nanh nọc” là từ ghép đẳng lập. Theo đây, cả “nanh” và “nọc” đều có thể đứng độc lập: “nanh” là nanh vuốt (như: Có nanh có mỏ; Nhe nanh múa vuốt); “nọc” nghĩa là nọc độc (như Có nanh có nọc: Nọc người bằng mười nọc rắn); “Nanh nọc” là nanh sắc và nọc độc, chỉ sự hung ác, hiểm độc:
          -Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “nanh • d. 1 răng sắc ở giữa răng cửa và răng hàm, dùng để xé thức ăn: răng nanh ~ nanh cá sấu ~ nanh lợn lòi ~ Con chó nhe nanh, chồm lên sủa dữ dội”;  nọc • d. chất độc do tuyến đặc biệt tiết ra ở một số động vật: nọc rắn”.

3 thg 12, 2019

“CHỞ” TRONG TỪ “CHE CHỞ” NGHĨA LÀ GÌ?

Bài "Trường ca hành" của Lý Bí
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong bài “Nên xem ‘che chở’ là từ láy hay từ ghép” (nguvanthcs.wordpreess.com), ThS. Lê Bá Miên, Khoa Ngữ văn - ĐHSP 2 - Xuân Hòa - Mê Linh - Vĩnh Phúc cho rằng: “chở” chẳng qua chỉ là sự biến dạng của “che”. Tác giả cho biết:

27 thg 10, 2019

“GÀ” TRONG “GÀ GẬT” NGHĨA LÀ GÌ?


         
Gà gật
                                                             Ảnh: ST
            HOÀNG TUẤN CÔNG 

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “GÀ GẬT đgt. (kng.). Ngủ lơ mơ, không say, đầu thỉnh thoảng lại gật nhẹ, do ở tư thế ngồi hoặc đứng. “Có người mệt quá, vừa đi vừa gà gật” (Vượt thời gian)”.
          Căn cứ cách giảng của nhà biên soạn từ điển, thì “gật” trong “gà gật” là tiếng gốc, còn “gà” chỉ là yếu tố “láy”. Tuy nhiên, “gà gật” là từ ghép đẳng lập, vốn là một cách nói tắt của “ngủ gà ngủ gật”, hay là sự hợp nghĩa của hai từ ghép chính phụ “ngủ gà” và “ngủ gật” được giản hoá.

21 thg 10, 2019

NGHĨA CỦA “LÕNG” TRONG TỪ “LẠC LÕNG”

Đàn sói đi theo lõng
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
“LẠC LÕNG tt. (hoặc đgt.). Lạc nhau, không còn ở cùng một chỗ. Chạy loạn, gia đình lạc lõng mỗi người một nơi. “Mấy chú nhện lạc lõng nơi nào tới đã chăng mạng kín cả cửa ngõ” (Tô Hoài). Chơ vơ, lẻ loi do bị rơi vào một môi trường tách biệt hoặc hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ. Lạc lõng nơi đất khách quê người. Một làng lạc lõng nằm trong rừng sâu. Không phù hợp với chung quanh, không ăn khớp với những cái khác. Bài văn có nhiều ý lạc lõng xa đề. Lối sống lạc lõng”.

6 thg 10, 2019

“HẰNG HÀ”, “HÀ SA” VÀ “HẰNG HÀ SA SỐ”

Hằng Hà
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt”  (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chù biên) cho rằng “hằng hà” là từ láy, nên đã thu thập và giải nghĩa: HẰNG HÀ tt. Nhiều đến mức không thể đếm được. “Phố phường kéo đến hằng hà, Đua mang cá thịt rượu trà tiến dâng” (Phạm Công Cúc Hoa)”. 
Thực ra, “Hằng hà” 恆河, hay “hà sa   một cách nói tắt thành ngữ “Hằng hà sa số恆河沙數 (Nhiều như số cát sông Hằng), ý nói rất nhiều, không thể đếm hết: 
          -Hán ngữ đại từ điển giải thích:
1.“hằng hà: Phạn ngữ. Tên một con sông lớn ở Nam Á, phát nguyên từ Nam sườn núi Hi Mã Lạp Nha (Hymalaya), chảy qua Ấn Độ (India), Mạnh Gia Lạp (Banglades), rồi đổ vào biển cả. Người Ấn Độ xem Hằng Hà là con sông Thánh, sông Phúc. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phần”: “Cát ở sông Hằng Hà đã là nhiều vô số, huống chi số cát của Hằng hà sa số sông Hằng” [恆河: 梵語. 南亞 大河. 發源於 喜馬拉雅山 南坡, 流經 印度, 孟加拉國 入海. 印度 人多視為聖河, 福水. “金剛經無為福勝分”: “但諸 恆河 尚多無數,何況其沙Hằng hà: Phạn ngữ. Nam Á đại hà. Phát nguyên ư Hi Mã Lạp Nha sơn nam ba, lưu kinh Ấn Độ, Mạnh Gia Lạp quốc nhập hải. Ấn Độ đa nhân thị vi Thánh hà, Phúc thuỷ. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phận”: “Đản chư Hằng hà thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.”].

30 thg 9, 2019

“TỨ TUNG” LÀ GÌ?

Thủ ấn trong "Tứ tung ngũ hoành"
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) xem “tứ tung” là từ láy, và giải nghĩa: “TỨ TUNG tt. Khắp mọi nơi mọi chỗ, không theo một trật tự nào. Nhà dột tứ tung”.
Thực ra, “tứ tung” là nói tắt từ thành ngữ “Tứ tung ngũ hoành” 四縱五橫. Sách “Ngọc Hạp thông thư (tác giả Hứa Chân Quân; Đam Liên dịch - NXB Hồng Đức, 2017) viết: “gặp việc cấp bách không thể đợi được ngày tốt đến thì chọn một giờ cát lợi để làm, gọi là phương pháp Tứ tung ngũ hoành.”.

17 thg 8, 2019

NGHĨA CỦA “XẨU” TRONG TỪ “XƯƠNG XẨU”

Phở gánh Hà Nội
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Có lẽ, các nhà biên soạn từ điển cho rằng, “xẩu” chỉ là yếu tố láy âm của “xương”, nên đã xếp “xương xẩu” vào diện “từ láy” và giải nghĩa như sau:
Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên): XƯƠNG XẨU I. dt. Phần xương (nói khái quát); thường dùng để ví với cái khó làm, khó ăn. Trâu bò gầy, xương xẩu nhô cả ra. Phải nhận phần đất xương xẩu nhất. II. Gầy đến mức nhô cả xương ra. Người gầy gò, xương xẩu”.

7 thg 7, 2019

NGHĨA CỦA “VẠC” TRONG “VỠ VẠC”

Vạc bờ
Ảnh: Báo Hưng Yên

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “VỠ VẠC đgt. (kgn.). Vỡ hoang, khai phá đất hoang (nói khái quát). Mỗi vụ trên mảnh đất mới vỡ vạc cũng thu được dăm tạ thóc. 2. Vỡ ra, bắt đầu hiểu ra, nhận biết ra (nói khái quát). Chịu khó dạy nó mấy buổi nó cũng đã vỡ vạc ra. Bây giờ đã vỡ vạc ra nhiều chứ trước kia thì mù tịt”.

30 thg 3, 2019

“BÌNH BỒNG” CÓ PHẢI TỪ LÁY?

Cảnh bèo lưu lạc, trôi nổi trên mặt nước
Ảnh: St
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Văn Hành chủ biên - NXB Khoa học xã hội, 2011), thu thập và giải nghĩa các từ láy:
- “BÌNH BỒNG đgt. (id.). Như bồng bềnh. “Họ vẫn bình bồng trên mặt nước” (VHọc)”.
- “BỒNG BỀNH tt. 1. Ở trạng thái trôi nổi khi lên khi xuống nhẹ nhàng trên mặt nước. Đám bèo trôi bềnh bồng trên sông. “Cánh bèo nhỏ bồng bềnh trên sóng biếc”. 2. Trông như những cục bông xốp nhẹ, có thể thổi bay lên. Mái tóc bồng bềnh. “Bản em trên chóp núi, Sớm bồng bềnh trong mây” (Nguyễn Thái Vận)”.