Khi nói và viết, hầu như mọi
người Việt Nam đều sử dụng chính xác và hiểu đúng nghĩa từ “hi sinh”
trong từng ngữ cảnh, giống “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex) đã giảng:
“hi
sinh 犧牲I.[động từ] 1 tự
nguyện nhận về mình sự thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó, vì một cái gì cao
đẹp: hi sinh lợi ích cá nhân. 2 chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và
lí tưởng cao đẹp : hi sinh ngoài chiến trường. 犧牲 • II [danh từ] sự
hi sinh: chấp nhận mọi hi sinh”.
24 thg 9, 2016
18 thg 9, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 7)
Đường lên đình núi Nưa Ảnh: Phương Mai Blog |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Tôi học xong lớp bảy (Hệ thống
giáo dục phổ thông mới) trường cấp II Quảng Ninh, vào đúng thời gian gia đình
tôi lên thành phần phú nông, trong nhà "quăng dùi đục không mắc"! Tôi
không biết làm gì, nên xin xin thày mẹ tiếp tục học lên lớp tám (Hệ phổ thông
chín năm). Cái khó duy nhất là không có tiền gạo. Thày mẹ tôi băn khoăn khó
nghĩ. Nhà chú tôi không bị thành phần phú nông, không phải "đóng thuế khả
năng", bồ thóc chưa cạn, chum khoai còn đầy. Bố tôi gọi chú tôi ngỏ ý vay
mượn một ít. Chú tôi nói: Thế nào cũng phải cho cháu học tiếp, nhưng chuyện gạo
thóc để chú lựa lời với thím tôi. Mẹ tôi bảo: "Chú để tôi bàn với thím
tiện hơn. Đến tháng tư sang năm có lúa chiêm, tôi trả lại." Tính thím tôi
tốt. Tối hôm ấy, mẹ tôi vay được mười đấu thóc (mỗi đấu xay được 6kg gạo). Còn
nơi ăn chốn ở, cũng phải tìm nơi quen thuộc, để có thể nhờ vả được người ta.
15 thg 9, 2016
DẤU ẤN VĂN HOÁ XỨ THANH TRÊN ĐẤT NAM TRUNG BỘ
10 thg 9, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 6)
Cây đa làng Đoài Ảnh: HTC |
Cuối năm
1947 tôi đi chăn vịt ở trại Bái Quang không ghé qua nhà ông Hẩy lần nào, phần
vì trái đường, phần khác là chủ yếu: Anh Nậu không lấy chị Vượng nữa. Có lẽ do
cái duyên cái số, lắm khi ông trời dở hơi trái tính không xe dây nữa chăng?
Thời gian chăn
đàn vịt gốc cho ông bố, tôi ở nhờ nhà chú Côi, liền kề nhà ông Tâm Xiềng, phía
sau vườn là cánh đồng Cồn Hỏng, có con đường đất nhỏ qua Cồn Hỏng về làng Đoài,
có nhà tôi ở cạnh bóng đa đầu làng.
4 thg 9, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 5)
Năm 1944,
Nhật đảo chính Pháp, nó tịch thu cả đại lý muối, nên ông ngoại tôi về nhà với
hai bàn tay trắng. Ở nhà, tài sản ông mua sắm được chỉ có hai cái tủ gỗ đứng,
đóng kiểu Tây, bên trong có cánh cửa rỗng tuếch, trên nóc bày mấy pho tượng
bằng sứ: Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng trên bành voi, tay cầm kiếm trỏ thẳng về
phía trước, trông cũng đẹp; Quan Vân Trường râu dài đến rốn, ngồi giữa, Quan
Bình, Trương Bào đứng hầu hai bên với thanh long đao và cây bát xà mâu. Năm lớp
đệ nhất trường Hoài Văn, trưa, tối, tôi cuốc bộ về ở nhà ngoại.
"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", kỳ 4 "DI TÍCH KHẢO CỔ"
Thanh kiếm được phát hiện ở khu vực núi Nưa Ảnh:ST |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Năm 1962, Khảo cổ học nước ta ghi nhận một phát
hiện quan trọng: trên ngọn đồi thôn Định Kim, tục gọi làng Sỏi (nay thuộc xã
Tân Phúc, huyện Nông Cống) xuất lộ di tích một nơi cư trú cổ, rất lớn. Đó là địa
điểm khảo cổ học Núi Sỏi. Gọi là núi theo ngôn ngữ dân gian, đúng ra Núi Sỏi hiện
thấy thuộc dạng đồi, gò. Núi Sỏi hiện tại chỉ cao 19m so với mặt biển, rộng
250m, dài tới 1.000m, cách đây 2.000 năm chắc cao hơn và dài rộng hơn. Núi Sỏi
cách núi Nưa khoảng 1km đường chim bay về phía tây. Di chỉ là tầng văn hóa khảo
cổ thời đại đồng thau phủ kín khắp bề mặt gò đồi, từ đỉnh xuống chân, và còn
lan cả ra chung quanh, diện tích gần một triệu mét vuông. (Qua nghiên cứu bước
đầu là 910.000m2).
25 thg 8, 2016
"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", KỲ 3: "NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ"
Triệu Ẩu đuổi giặc Ngô Tranh dân gian (ST) |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Thuở trời đất mới mở mang, vùng núi Nưa có một
ông Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ được Ông Trời giao cho việc cùng thần Núi, thần Sông
xếp đặt lại núi và sông sao cho đẹp mắt mà vẫn chia đều để chỗ nào cũng có núi,
có sông. Sau khi sắp đặt xong, Ông Trời rất ưng ý, nhưng con người lại không bằng
lòng vì đi đứng, làm ăn đều khó khăn. Họ luôn luôn kêu trời khiến Ông Trời bị
điếc tai không chịu nổi, buộc phải sai thần Núi, thần Sông sắp đặt lại để con
người đi dứng dễ dàng, làm ăn tiện lợi. Thần Núi vốn tính lười nhác, kêu mệt, nằm
nhoài, đánh ngủ. Thần Sông quen thói quanh co, viện lý do bận rộn, khất lần.
Ông Trời đành lại gọi người Khổng Lồ làm thay thần Núi, thần Sông.
21 thg 8, 2016
LÀNG CỔ XỨ THANH: LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU, KỲ 1 "MIỀN NÚI NƯA".
Núi Nưa nhìn từ xã Tân Ninh Ảnh: Quốc Anh (Báo SK&ĐS) |
HOÀNG TUẤN PHỔ
I-MIỀN NÚI NƯA
Các sách sử ký không chép rõ Bà Triệu
người huyện nào. Nhưng khi chính sử thiếu sót thì dã sử giá trị như sự bổ khuyết
cho lịch sử. Mọi truyền thuyết, ca dao dân gian đều khẳng định Bà Triệu quê ở
huyện Nông Cống, miền núi Nưa. Tuy nhiên, vài ba chục năm gần đây, mấy quyển sử
thuộc loại tài liệu chính thống lại công bố huyện Quân Yên (tức huyện Yên Định
nay) mới là quê hương Bà Triệu. Với người học sử, được mở rộng tầm nhìn, thêm một
quan điểm lý thú. Song, với người đọc sử, vấn đề trở nên rắc rối, vì quan điểm
mới chưa đủ sức bác bỏ quan điểm cũ, một cách nhìn nhận truyền thống lâu đời đã
in sâu vào nếp cảm nghĩ của họ qua nhiều thế hệ.
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 3)
HOÀNG TUẤN PHỔ
(Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
20 thg 8, 2016
"NHỮNG LÀNG CỔ TIÊU BIỂU XỨ THANH", KỲ 1: " VÀI NÉT PHÁC HỌA"
Suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thủy Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN PHỔ
Thanh Hóa là miền đất tối cổ, một
trong những cái nôi của loài người. Thanh Hóa cũng là bộ Cửu Chân thời Hùng
Vương, địa bàn trọng yếu của cư dân nước Văn Lang, chủ nhân nền Văn minh sông
Mã. Do đó, Thanh Hóa không chỉ có 4.000 năm lịch sử góp phần xứng đáng nhất vào
sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Thanh Hóa còn đi qua những chặng đường tiến
hóa nhiều vạn năm trước. Từ thuở khai sinh, tính thống nhất của miền đất Tổ quốc
này rất cao, như một xứ sở thiêng liêng không thể chia cắt, luôn luôn được bồi
đắp suốt chiều dài lịch sử và không ngừng tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh…
19 thg 8, 2016
"ĐƯỜNG ĐI", HAY "ĐƯỜNG TẮT"; "TỐI", HAY "RỐI"?
Lối tắt Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Có một câu tục ngữ Việt hiện tồn tại ít nhất ba dị bản
được các nhà sưu tầm, biên soạn từ điển thu thập và giải nghĩa (chúng tôi nhấn
mạnh những chỗ khác nhau để bạn đọc dễ theo dõi): "Đường ĐI hay TỐI, nói dối
hay cùng"; "Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng"; và "Đường
TẮT hay RỐI, nói dối hay cùng".
14 thg 8, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ II)
Cây đa đầu làng Đoài Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN PHỔ
(Hồi ký viết lúc hoàng hôn)
Nhà ông Tộc trưởng ở đầu
làng, trên khu đất rộng thênh thang do chính cụ Tổ Bèo (Bìu) lựa chọn. Vây bọc
chung quanh rất nhiều cồn luỹ. Họ hàng phát triển quây quần ngày càng đông. Ông
Tộc bảo cụ Tổ tôi: "Nhà tau ở đất ni
đẹp nhất làng, giờ thời thế loạn lạc, thấy ông Tộc có máu mặt, tưởng béo mỡ
lắm, đứa gian phi mắt la mày lét dòm ngó, rình mò. Nay cho vợ chồng mi ra ở cồn
tre đầu ngõ, nghe thấy có động đạt chi thì đánh mõ báo hiệu, tau ở trong ni sẽ
liệu cách"...
13 thg 8, 2016
"Đạo" trong "Tiên phong, đạo cốt" nghĩa là gì?
Lý Bạch Tranh: ST |
Tiên phong, đạo cốt-仙風道骨" là một thành ngữ gốc Hán.
-Từ điển
tiếng Việt (Vietlex-2015)
giảng: "tiên phong đạo cốt • 仙風道骨 [cũ] cốt cách, phong thái của tiên; vẻ đẹp và phẩm cách cao
thượng của người không vướng những điều trần tục: một ông lão có dáng vẻ
tiên phong đạo cốt".
-Từ
điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS
Nguyễn Lân): "Tiên phong, đạo cốt (Nghĩa đen: Phong thái của
người tiên, cốt cách người đạo đức)".
6 thg 8, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn) [Kỳ I]
29 thg 7, 2016
"TRAI KHÔNG VỢ", CÓ "DÙNG VÀO VIỆC GÌ" ĐƯỢC KHÔNG?
Nài voi Tây Nguyên Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục
ngữ Việt Nam có câu đưa ra nhận xét, so sánh khá thú vị: "Voi không nài như trai
không vợ".
"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TPHCM-2013) giải thích: "Voi mà thiếu mất nài (thường cũng
chẳng thể dùng vào việc gì) như là các chàng trai không có vợ vậy".
18 thg 7, 2016
Sai sót nghiêm trọng trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam" do NXB Đồng Nai ấn hành.
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách "Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao
Việt Nam (dùng cho học sinh, sinh viên)" của hai tác giả Thanh
Long-Tường Ngọc (NXB Đồng Nai-2014). Có thể nói toàn bộ 575 trang, khổ 10x18, không
lỗi này thì lỗi khác, rất hiếm những trang không sai sót. Sau đây, chúng tôi
xin liệt kê sơ lược một số lỗi:
1.GIẢI THÍCH SAI (phần gạch đầu dòng trong ngoặc kép là
nguyên văn từ điển; phần xuống dòng tiếp theo là ý kiến trao đổi của chúng tôi):
-"Biết ngứa đâu mà gãi. Không biết việc sẽ tới ra sao để ngừa trước
cho khỏi hư việc, lời nói để tránh trách nhiệm của người không biết phòng xa"
Thực ra, ý tục ngữ là: Không biết ý muốn, nhu cầu cụ thể
của người khác thế nào, nên rất khó đáp ứng, khó chiều lòng.
16 thg 7, 2016
"ĐỨNG" trong "LÚA ĐỨNG CÁI" nghĩa là gì?
Lá lúa thắt eo, đây chính là thời kỳ đứng cái Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Để có biện pháp chăm sóc phù hợp, căn cứ quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây lúa, người ta chia ra nhiều thời kỳ khác nhau. Ví
dụ: thời kỳ mạ, bén rễ hồi xanh; đẻ
nhánh; đứng cái; làm đòng; trổ bông... Trong đó, "đứng cái"
là thời kỳ đặc biệt, đánh dấu bước phát triển quan trọng của cây lúa. Vậy "đứng", trong "lúa đứng cái" là gì? "Đứng" ở đây có phải là "đứng
thẳng", trái với nằm ngang, ngả nghiêng không?
1-"Từ điển tiếng Việt" (Văn Tân chủ biên) giải nghĩa: "đứng cái • t. Nói cây lúa bắt đầu đứng thẳng trước khi có đòng đòng".
1 thg 7, 2016
Báo "Kinh doanh & PHÁP LUẬT cuối tuần" CÓ PHẢI "HÀNG NHÁI"?
Đây là báo "Pháp Luật" hay báo "Kinh doanh"? Măng séc số báo hai "Nhà báo" bỏ lại UBND xã Quàng Hoà Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tầm 15 giờ chiều thứ
Năm tuần trước (ngày 23/6/2016) có hai người đàn ông: một người trẻ chừng 2đ-30
tuổi, (tạm gọi là Người Trẻ); một người già chừng 50 tuổi, (Người Già) đã tự ý
vào nhà tôi (ở quê) chụp ảnh gì đó. Ông Cụ thân sinh tôi ngồi viết trong nhà (nên
không hề biết có hai người này đến, họ cũng không vào chào hỏi, hay xin phép gì);
bà Cụ nhà tôi và cô em gái có trông thấy nhưng ngỡ khách của ông Cụ. Khi bà Cụ
hỏi hai người lạ này là chụp ảnh để làm gì, thì được trả lời: "Nghe nói nhà
ông bà có ngôi nhà cổ, nên chúng cháu vào tham quan" (nhà tôi đều mới xây
dựng cả, không có "nhà cổ" nào cả). Sau đó, hai người này đi ra.
Hai người lạ mặt tiếp tục vào Uỷ ban nhân dân xã
Quảng Hoà (cách nhà tôi chỉ độ 50m). Theo phản ánh của ông Lê Văn Đông-Chủ tịch
UBND xã Quảng Hoà-Quảng Xương-Thanh Hoá, hai người lạ giới thiệu là "Phóng
viên của báo Pháp Luật", rồi chất vấn chính quyền xã về vấn đề ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở địa phương. Người Trẻ cổ đeo chiếc máy ảnh,
tay cầm tờ báo Pháp Luật vung vẩy, ăn nói tỏ vẻ khá ngạo mạn, vênh vang. Người
Già có đưa "thẻ Nhà báo" cho Chủ tịch xã xem, về sau, ông Chủ tịch xã
chỉ nhớ họ tên có chữ "Quảng".
Hai "Nhà báo" căn vặn xã về vấn đề môi trường chăn
nuôi, đòi xã báo cáo số liệu về quy mô các trang trại. Xã cứ theo thực tế trả
lời: ở thôn quê hầu như nhà nào cũng chăn nuôi quy mô nông hộ, khoảng chục con
trở lên là thường có hệ thống xử lý chất thải bằng Biogas. Cả xã chỉ có hai
trang trại quy mô mấy trăm con, nhưng đã được quy hoạch riêng ngoài đồng. Xã có
đề nghị hai "Nhà báo" cho biết nguồn thông tin, hay đơn thư phản ánh,
khiếu nại, cụ thể ô nhiễm môi trường ở địa điểm nào, nhưng hai người này không
đưa ra được bằng cứ.
Vì chính quyền xã nắm được nguyên tắc làm việc, lại thấy
không có gì sai sót, nên dù phải "làm việc" rất lâu,
nhưng cuối cùng, xã QH vẫn để hai "Nhà báo" "tay trắng"
đứng dậy ra về. Đáng chú ý, hai người này đi trên hai chiếc xe ô tô loại 4 chỗ,
trong đó, mọi người chỉ nhớ được một xe biến số: 37A-03780. Phía kính trước của hai xe ô tô đều có gắn hai tấm biển
nhỏ, có chữ "Báo Pháp Luật". Điều kỳ lạ là họ đều không tự lái, mà có
tới hai lái xe riêng.
Đoạn đầu câu chuyện là như vậy. Tuy nhiên, sau đó, UBND xã mới
phát hiện các "Nhà báo" (không rõ vô tình hay cố ý) có bỏ lại tờ
"báo Pháp Luật" mà Người Trẻ cầm vung vẩy trong tay khi nói chuyện. Xem kỹ tờ báo mới biết, hoá ra ở đây có sự mạo
danh.
Nhìn vào đây, không ai có thể nhận ra đây là báo "Kinh doanh và Pháp luật" Ảnh chụp tờ báo hai "Nhà báo" bỏ lại. |
Tờ báo này chính tên là "Kinh doanh & Pháp luật"-Cơ quan ngôn luận của Trung
ương hội maketting Việt Nam, trụ sở chính tầng 7, số 83 đường Giang Văn Minh,
Ba Đình, Hà Nội; Tổng biên tập Lưu Vinh, Phó tổng biên tập TS Hoàng Xuân Lâm,
hoàn toàn không phải "báo Pháp Luật".
Một trong 6 trang có ghi "Kinh doanh và Pháp luật" chữ to bằng nhau, nhưng được hiểu là tên chuyên trang, chứ không phải tên báo. |
Điều đáng nói là khi xem qua tờ "Kinh doanh & PHÁP LUẬT cuối tuần" (số 25 [76], ngày
17/6/2016) chúng tôi thấy hình thức trình bày của báo này có "vấn
đề". Nói theo cách đơn giản, dễ hiểu là "vi phạm nhãn mác hàng
hoá" hoặc là một loại "sản phẩm nhái".
Chuyên trang Văn hoá-xã hội |
Báo tên là "Kinh
doanh & Pháp luật", Cơ quan ngôn luận của Trung ương hội maketting
Việt Nam, nghĩa là cơ quan chủ quản hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyên
ngành Pháp luật. Thế nhưng, cách trình bày báo đầu báo (măng séc) cuối tuần lại
cố tình thu hai chữ "Kinh doanh" lại bé tí, trong khi hai chữ "PHÁP
LUẬT" to đùng. Bởi vậy, mới nhìn qua, người ta cứ tưởng đây là "báo
Pháp Luật Việt Nam"-Cơ quan của Bộ Tư pháp.
Cách trình bày ở trang trong cũng tương tự như vậy. Độc giả
chỉ thấy đầu trang có các chữ "Pháp Luật cuối tuần", chứ
không thể nhìn thấy hai chữ "kinh doanh" bé tí ti. Báo này có 24
trang, trong đó có 6 đầu trang có ghi năm chữ "Kinh doanh và pháp luật" cỡ chữ to bằng nhau. Tuy nhiên,
đây không phải tên báo, mà là tên chuyên trang, giống như các chuyên trang "Tiêu điểm", "Nhịp cầu công
lý", "Văn hoá-xã hội" khác. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, báo
"Kinh doanh và Pháp luật" số thường, được trình bày với bốn chữ
"Kinh doanh & Pháp luật" cỡ chữ bằng nhau. Nhìn vào tên báo, rất
khó có thể nhầm lần với báo "Pháp luật Việt Nam" (Cơ quan của Bộ tư
pháp).
Một số báo "Kinh doanh & Pháp luật cuối tuần" khác Ảnh: St |
Chúng tôi tự hỏi:
vậy, báo "Kinh doanh & Pháp luật cuối tuần" gắn với chuyên ngành
pháp luật là chính, hay kinh doanh là chính? Nếu kinh doanh là chính, tại sao
lại "ẩn" hai chữ "kinh doanh" đi, và trương hai chữ
"pháp luật" ra, gây hiểu lầm cho bạn đọc, cho nhân dân, thậm chí cả
chính quyền cơ sở? Nếu "kinh doanh" và "pháp luật" đều quan
trọng, sao không trình bày cho hài hoà, dễ nhận biết như các số "Kinh doanh và Pháp luật" số
hàng ngày? Nếu muốn bạn đọc phân biệt số thường với số "cuối tuần",
đâu có thiếu gì cách: ví dụ trình bày khác về kiểu chữ, màu sắc, hoặc viết chữ "Kinh doanh" to hơn chữ "Pháp luật" (đúng theo chức năng)v.v...
Báo "Kinh doanh & Pháp luật" số thường ngày? Ảnh: St |
Sự việc hai "Nhà báo" tự xưng là "phóng
viên" của báo "Pháp luật", tự động sục sạo vào nhà dân, không
xin phép chủ nhà, sau đó vào chính quyền xã đòi làm việc với lý do mơ hồ,...chưa xảy ra điều gì nghiêm trọng; chúng tôi cũng không biết đây là hai người đóng
giả "Nhà báo", hay hai Nhà báo "xịn" của báo "Kinh doanh & Pháp luật"
đóng giả "Nhà báo" của báo "Pháp
luật Việt Nam". Tuy nhiên, qua sự việc này, sau khi tìm hiểu thêm mới
thấy lĩnh vực báo chí lộn xộn hơn chúng
tôi tưởng nhiều. Đó là có quá nhiều "báo", ("tin
nhanh", "tin tức", "xa lộ tin tức"...) ăn theo cái tên
"Pháp luật". Trong đó, nhiều "tờ" chúng tôi cũng không thể
biết thuộc về cơ quan chủ quản nào,
lý do nào để chúng có mặt trên "thị trường báo chí". Xin tạm liệt kê
sơ sơ một số báo có gắn với hai chữ "Pháp
luật" (gồm cả báo giấy và báo điện tử):
-"Đời
sống & Pháp luật" (Cơ quan của Hội luật gia Việt
Nam)
-"Tin nhanh Pháp luật đời sống" (Tin
tức pháp luật đời sống & xã hội).
-"Báo
vệ Pháp Luật" (Viện kiểm sát Nhân dân tối cao).
-"Pháp
luật Thành phố Hồ Chí Minh" (Sở tư pháp TP HCM)
-"Pháp
luật & Xã hội" (Báo điện tử Sở Tư pháp Hà Nội).
-"Pháp
luật & thời đại" (do xem qua ảnh chụp trên mạng, chúng tôi không rõ cơ quan chủ
quản).
-"Xa
lộ Pháp luật" (qua ảnh chụp trên mạng nên không rõ cơ quan chủ quản).
Với không ít độc giả, dường như chỉ duy nhất có một tờ báo,
gọi là "báo Pháp Luật", hoặc mọi tờ báo có hai chữ "Pháp
luật" đều như nhau, giống nhau. Sau khi xem tờ báo "Kinh doanh & PHÁP LUẬT cuối tuần" mà hai phóng viên
của báo "Pháp luật" bỏ lại,
chúng tôi tự hỏi, ai đã cấp phép cho báo "Kinh
doanh & Pháp luật cuối tuần" trình bày măng séc theo kiểu
"Lập lờ đánh lận con đen" như vậy? Mục đích "nhái" theo tờ
báo "Pháp luật Việt Nam" để
làm gì, hù doạ nhân dân chăng? Hai "Nhà báo" đi trên hai xe ô tô, có
hai lái xe riêng, hai xe đều trương tấm biển "Báo Pháp Luật", cổ đeo máy ảnh, tay cầm "báo Pháp Luật", mạo danh báo
"Pháp luật", phải chăng cố tình "Hư trương thanh thế",
"Hồ giả hổ uy"? Nguyên nhân do đâu mà hai "Nhà
báo" này dám mạo danh báo "Pháp Luật Việt Nam"? Phải chăng chính
cơ quan quản lý báo chí, báo "Kinh doanh & PHÁP LUẬT cuối tuần" đã trình bày lập lờ, tạo điều kiện cho họ dễ dàng lừa nhân dân, bạn đọc? Đây là kết quả của "thượng bất chính, hạ tắc loạn"?
HTC/1/7/2016
30 thg 6, 2016
"CHÓ KHÔN THA CỨT RA BÃI..."
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có
câu: "Chó
khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà".
"Từ điển thành ngữ và tục ngữ" (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ
Quang Hào-NXB Văn hoá-2000), giải thích nghĩa bóng: "Việc làm dại dột ngu ngốc (thường dùng khi mắng chửi con cái
dại dột)". "Từ điển tục
ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010) giảng
giải: "Chó hễ tinh khôn thì con nào
cũng ưa tha chỗ cứt ăn chưa hết ra bãi (cho nhà đỡ bẩn); chó hễ khờ dại thì con
nào cũng ưa tha chỗ cứt đang ăn dở từ ngoài bãi về nhà (để để dành). Hay
dùng với ẩn ý: "Lũ thuộc hạ tinh
khôn thường che giấu mọi chuyện chưa ổn của chủ (cho thiên hạ khỏi thấy); lũ
thuộc hạ khờ dại thường mang mọi chuyện chưa ổn của chủ ra kể hết với người
ngoài".
17 thg 6, 2016
CÓ NÊN ĐI TÌM "CÀNH HOA SEN" TRONG CA DAO?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long Ảnh: báo Dân Trí |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Đã
một thời từng rộ lên tranh cãi về "cành
hoa sen" trong câu ca dao: "Bỏ
quên chiếc áo trên cành hoa sen". Nhiều người cho rằng đã có sự nhầm
lẫn gì đó, chứ hoa sen làm gì có "cành"? Cuống sen yếu ợt, làm sao vắt
được chiếc áo? Câu chuyện về sau đã khép lại với cách hiểu: "cành hoa sen"
chỉ là thủ pháp tượng trưng, ước lệ của dân gian mà thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)