Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 2, 2015

CÂY KHẾ NGỌT của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ





   Sau hàng chục năm cơm niêu nước lọ, tá túc ở khu tập thể
   Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Ông Bà Phổ về quê 
   ở  làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa


3 thg 2, 2015

Bói thơ tiên, tìm được kẻ trộm dê

            HOÀNG TUẤN PHỔ


Trong xã hội cũ, giới hành nghề mê tín, ngoài thầy bói, thầy cúng, ông đồng, bà cốt...còn có ông tiên. “Ông tiên” này không phải là nhà tu hành thuộc phái đạo gia của Lão giáo. Ông cũng là người thường, có gia đình, vợ con, sống với gia đình, vợ con, nhưng được các vị tiên thánh trên trời ứng nhập để cứu nhân độ thế. Trong con người này có lúc là tiên thánh, tiên sư; khi tiên thánh, tiên sư ứng nhập, nếu không ông chẳng khác chi kẻ phàm trần. Trong nhà ông lập điện thờ ba vị tam tôn: Nguyên Thủy thiên tôn (Ngọc Hoàng thượng đế), Đạo Đức thiên tôn (Thái Thượng Lão Quân), Huyền Thiên Thượng đế (Huyền Vũ). Có khi thờ thêm Trương Đạo Lăng, giáo chủ Đạo giáo (Lão giáo). Tuy là “đệ tử” Đạo giáo, “ông tiên” không luyện thuốc trường sinh (Đan đỉnh phái) lại thiên dùng phù chú chữa bệnh (Pháp lục phái). “Ông tiên” còn một kiểu hành nghề khá đặc biệt: “bói thơ tiên”, dùng văn chương bác học để diễn đạt lời truyền dạy của tiên thánh, đối với tín chủ có lòng thành cầu xin bề trên chỉ bảo.

5 thg 11, 2014

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập”

     Hoàng Tuấn Phổ

Cho đến nay, có lẽ chẳng còn mấy ai không nói và viết rằng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập đều là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Sự thực, vấn đề tác giả ở đây không thể quan niệm đơn giản như các tác phẩm văn chương khác.
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn: “Lê Lợi lên ngôi vua tại điện Kính Thiên...đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban lời cáo rằng...”[1]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua đã bình được giặc Ngô, bố cáo khắp thiên hạ, lời cáo như sau...”[2]

1 thg 9, 2014

Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ "chống Đảng”

Ông Hoàng Tuấn Phổ tuổi 80

              Hoàng Tuấn Công

     Mùng Hai Tháng Chín năm Giáp Tý 1984 là một ngày buồn trong một năm buồn của gia đình tôi. Sau gần 20 năm "theo Đảng", được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, Huy chương chiến sĩ văn hóa (hai lần), Cha tôi bỗng bị buộc thôi việc, khai trừ Hội tịch (Hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá), trả về địa phương - nơi cũng chừng ấy năm trước, ông đứng dậy từ vũng lầy thời cuộc. Nhưng lần này trở về làng cũ, trên đầu ông nặng thêm một tội danh - một tội danh tày trời: Tội "chống Đảng”!

6 thg 8, 2014

Nguồn gốc, ý nghĩa tang lễ người Việt (kỳ II)

II. HỒN PHÁCH VÀ SINH TỬ

Hoàng Tuấn Phổ

Theo quan niệm thông thường, người ta ai cũng có hồn phách, khi chết, phách bị tiêu tan cùng thể xác, chỉ còn hồn không thể mất. “Thác là thể xác, còn là tinh anh” (Tinh anh cũng tức là linh hồn). 

31 thg 7, 2014

“Bắt phong trần phải phong trần...”


Hoàng Tuấn Phổ

Bài “Bỏ cày cầm bút, “treo bút”, cầm dao...” với tên cũ“Tại sao tôi làm văn hóa quần chúng” do tập san Văn hóa cơ sở Thanh Hóa đặt tôi viết cho số kỷ niệm thành lập ngành. Tôi viết xong, không tin chắc được dùng, nhưng đã viết rồi thì cứ gửi để đúng lời hứa với người đặt bài. Quả nhiên, ông Huy Sơn giám đốc cơ quan Văn hóa cơ sở nói: “Không phải không dám đăng, chỉ vì nội dung bài không hợp với số tập san kỷ niệm”.

15 thg 7, 2014

Bài học lịch sử “TIN BỢM MẤT BÒ”

    Hoàng Tuấn Phổ
Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh
                                                Ảnh: Internet
Truyền thống Việt – Miên- Lào- Xiêm tình nghĩa láng giềng giáp mái kề hồi, sớm khuya tắt lửa tối đèn có nhau. Vua Gia Long, trước khi mất, căn dặn Hoàng Thái tử (Tức Minh Mạng): “Không được gây hấn ngoài biên”. (Đại Nam Thực lục). Năm 1823, Diến Điện sau mấy lần xâm lược Xiêm, bị nhà Nguyễn giúp Xiêm đánh thua, xin lập đồng minh Việt- Diến chống Xiêm, Minh Mạng từ chối. 

30 thg 6, 2014

“NGOÀI TRỜI CÒN CÓ TRỜI”


      Hoàng Tuấn Phổ

Triệu Khuông Dẫn diệt nhà Hậu Chu lập ra triều Bắc Tống năm 960, phải mất gần 20 năm mới ngồi yên ngôi bá chủ Trung Quốc. Triệu Quang Nghĩa kế nghiệp anh, đang mưu tính mở rộng bờ cõi về phương Nam, nghe tin Lê Hoàn xưng Hoàng đế. Mười đạo quân của Lê Hoàn, các binh sĩ đều xăm trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Quang Nghĩa đùng đùng nổi giận xuống chiếu phát 30 vạn binh mã (quân số hư trương) chia ba đường đánh lấy Đại Việt, trừng phạt tội dám xưng “đế”, lại tự tôn là “thiên tử” ngang hàng vua Tống. 

26 thg 6, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀNG TUẤN PHỔ

Ông bà Phổ ở quê-2013
Ảnh: HTC

               Đặng Ái

Hoàng Tuấn Phổ là một tấm gương tự học đáng khâm phục. Hoàn cảnh không cho phép ông được đến trường để học lên cấp này cấp nọ theo cái lẽ tự nhiên: “Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được học hành, được mưu cầu hạnh phúc...”

23 thg 6, 2014

Cuộc chiến ngàn năm THUỐC NAM-THUỐC BẮC


Một hiệu thuốc của người Việt
    Hoàng Tuấn Phổ
Mỗi dân tộc, để sinh tồn, phải có nền y học dân tộc riêng của mình. Truyền thuyết Trung Hoa nói vua Thần Nông mỗi ngày nếm 100 thứ cây cỏ, trong đó có 70 thứ độc, nhiều lần ông bị ngộ độc suýt chết, nhưng cũng nhờ có loại cây cỏ giải độc nên thoát chết. 

12 thg 6, 2014

Trung Quốc - Khổng tử hay Đạo Chích ?

 (Tập Cận Bình: “Người Trung Quốc không có gien xâm lược”)                  
Hoàng Tuấn Phổ

Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa. 

3 thg 6, 2014

THƠ LÊ LỢI, KHÔNG PHẢI THƠ NGUYỄN TRÃI

(Trao đổi với ông Trần Đắc Thọ)
Bia cổ Hào Tráng
                                          Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng

  Hoàng Tuấn Phổ

Chúng ta đều biết bài thơ khắc trên bia đá Hào-Tráng (sông Đà) là của vua Lê Lợi, nhưng mới đây, theo phát hiện của Trần Đắc Thọ, lại là của thi hào Nguyễn Trãi. Ông Thọ căn cứ vào câu “Hào khí tảo không thiên chướng vụ” đã có trong bài thơ Quá Hải  của Nguyễn Trãi, lại còn thấy trong bài thơ Hào Tráng của Lê Lợi. 

29 thg 5, 2014

VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ ?

      Hoàng Tuấn Phổ
Quỷ môn quan (Chi Lăng) với giặc Tàu xâm lược
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 24-5-2014 đưa tin: Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 19-5-2014 đăng bài của ông Dmitry Kosirev, một nhà bình luận về chính trị của Nga viết: “Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm”, và nhiều điều bịa đặt, xuyên tạc chung quanh vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ!

7 thg 5, 2014

ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT VỀ “NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG XỨ THANH”

CỦA NHÓM PGS-TS HÀ ĐÌNH ĐỨC

Lối vào đền thờ Nguyễn Văn Nghi
       Hoàng Tuấn Phổ

Do nhu cầu thực tế, loại sách Quốc ngữ về Các nhà khoa bảng Việt Nam đã được xuất bản nhiều, tiêu biểu có nhóm Ngô Đức Thọ, nhóm Bùi Hạnh Cẩn… Thông thường, sách biên soạn lại, quyển sau phải tiến bộ hơn quyển trước, vì ít nhiều có kế thừa, đồng thời đính chính những sai lầm, thiếu sót của quyển trước. Rất tiếc, gần đây, sách Những nhà khoa bảng xứ Thanh của nhóm PGS -TS Hà Đình Đức (NXB Thanh Hóa 2011) không đi theo “luật” thông thường ấy.

18 thg 4, 2014

BIẾN ĐIỆN KÍNH THIÊN

THÀNH NƠI NGỦ NGHỈ VÀ THỜ CÚNG
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !

Hội thảo thành Hội nghị,
Hội nghị lại thành Tọa đàm

Ảnh: Báo VHĐS Thanh Hóa
TCTP: Những ai quan tâm Khu di tích lịch sử Lam kinh gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng dân tộc Lê Lợi đều biết “Chính điện Lam kinh” là di tích lịch sử chính yếu hết sức trọng đại, đã được được Bộ văn hóa và tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng từ 1994 với nhiều trăm tỉ đồng. Dù nêu tiêu đề “phục dựng” rồi biện minh là “phỏng dựng” cũng phải căn cứ hoặc dựa vào di tích gốc, kết hợp tài liệu sử sách (quy định của luật di sản). Không được tùy tiện sáng tạo theo chủ quan người vẽ thiết kế rồi tìm cách che mắt người phê duyệt.

14 thg 4, 2014

ÔNG TRẠNG LỢN ƠI !


                                                                      Hoàng Tuấn Phổ


 Chế độ phong kiến nhà Hậu Lê thời kỳ suy tàn đã xuất hiện một loạt các ông Trạng: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Vật, Trạng ăn, Trạng Cờ… Nói chung, đã là Trạng, dù Trạng dở hay Trạng nguyên, Trạng thật hoặc Trạng rởm đều phải ít nhiều có chữ, như Trạng Quỳnh, Trạng Vật, Trạng Ăn, Trạng Cờ… Duy có ông Trạng Lợn, đáng lẽ cái bụng phải to kềnh to càng, sao lại lép kẹp, sờ nắn mãi không thấy chữ nào?

Thì ra chú bé Chung Nhi (quý danh của Trạng Lợn) được cha mẹ cho học rất sớm, ước mong thằng con hiếm lớn lên thi đỗ làm quan, đặng thoát khỏi nghề “Lớn lại” gia truyền. Bản thân Chung Nhi cũng hạ quyết tâm: Không học thì thôi, đã học phải đỗ trạng nguyên mới bõ công đèn sách. Nhưng thực tế, Chung Nhi nhác học thành thần, tay cầm sách cuộn lại như lưỡi dao bầu, mắt nhìn hòn son Tàu thấy giống miếng tiết lợn, và bên tai lúc nào cũng vẳng tiếng lợn kêu eng éc!... 

5 thg 4, 2014

NGUỒN GỐC GIA MIÊU NGOẠI TRANG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC


                   HOÀNG TUẤN PHỔ

Khu lăng miếu Triệu Tường
Ảnh tư liệu trước 1945
Huyện Tống Sơn xưa chỉ là một dải đất nhỏ hẹp, càng thêm chật hẹp bởi núi liên chi, đồi bát úp. Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của Thanh Hoá, cả ba miền rừng núi, trung du, và đồng chiêm trũng cùng hoà hợp trên một vùng đất cổ. Có lẽ họ Lê (tổ tiên của tuyên uý Lê Huấn) đến trước chọn nơi cát địa nhất, lập lên trang Bái Nại rồi hương Đại Lại, lưng tựa vào dãy núi Ông Lâu hình long ngai, hướng nhìn ra sông Lèn vòng tay ôm phía trước. 

18 thg 3, 2014

LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT

  1. HOÀNG TUẤN PHỔ 

HTC: Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ là thân phụ của Hoàng Tuấn Công. Hôm nay lục lại tệp bản thảo mình từng đánh máy, thấy có bài Tham luận “Lê Thánh tông và hình luật”. Nhớ về mấy vụ án oan chấn động gần đây, thấy bài viết có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Xin đăng để chia sẻ cùng độc giả.

Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

17 thg 3, 2014

VĂN HÓA THĂNG LONG

với sự đóng góp của Thanh Hoá

Hoàng Tuấn Phổ

Lý Thái tổ trước khi ban chiếu dời đô, nói với quần thần: “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước, có hình thế hiểm yếu như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quý nhất của đế vương”. Nhà vua nói “Kinh đô cũ của Cao Biền” là cách nói cho dễ hiểu. Sự thật lịch sử, thành Đại La xưa đã qua nhiều đời xây đắp, sửa sang, năm 836, Cao Biền tu bổ thêm, đặt là Đại La thành. 

3 thg 12, 2013

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ-MỘT NGHI ÁNTRONG LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ


HOÀNG TUẤN PHỔ
Lê Thái t thu sinh thi, theo s sách có  ba bà v: Trnh Th Ngc L được phong làm Thn phi; Phm Th Nghiêu được phong làm Hu phi; Phm Th Ngc Trn chc phong Hin phi. Theo quy đnh thi by gi, v vua ngoài chính cung hoàng hu có 3 bc phi, 9 bc tn.