12 thg 8, 2017

TỪ “HÀN MẶC” ĐẾN “HÀN MẠC”

         
Bút làm bằng lông cánh chim
Đồ hoạ" ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
     
       Năm 2014, Nhà xuất bản Văn học tái bản “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân - một cuốn sách có nhiều sai sót, số lượng tái bản tới 4.000 cuốn. Bất bình với chuyện này, chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) có bài “Vài lời nhân từ điển của GS. Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản” đăng trên Blog Tuấn Công Thư Phòng (2/12/2014). Trong đó, chúng tôi đưa ra một đoạn giả tưởng (về suy nghĩ của soạn giả từ điển) như sau (xin trích):

29 thg 7, 2017

“SỢ HÙM, SỢ CẢ CỨT HÙM”


HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân-1989), giải nghĩa: “sợ hùm, sợ cả cứt hùm (T) Nghĩa là: Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy”. Hơn mười năm sau, trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (2000), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách giảng, và thêm phần ví dụ: “sợ hùm sợ cả cứt hùm • ng. (tục) Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy <> Ngày xưa, người dân phải đến cửa quan thì sợ hùm sợ cả cứt hùm”.

Sách “Từ điển thành ngữ-tục ngữ-điển tích Việt Nam” (Nhóm biên soạn Lê Văn Đức, hiệu đính Lê Ngọc Trụ-NXB Thanh Niên, 2004) thu thập bản khác, có liên quan đến nghĩa đen: “Sợ cọp chớ ai sợ cứt cọp tng. Kiêng oai, sợ thế lực của một ông quan hay một ông nhà giàu; chớ cái thứ lính lệ hay tôi tớ của nhà giàu thì ai mà kiêng, mà sợ!”

22 thg 7, 2017

BA VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO


         HOÀNG TUẤN CÔNG

       Phần lớn từ điển tiếng Việt chỉ giải thích nghĩa bóng, với dị bản “Mười [trăm] voi không được bát nước xáo”:
          -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): Mười voi không được bát nước xáo [Nấu xáo voi; Tràng ba mươi khoát không được một tấc; Trăm voi không được bát nước xáo] (nước xáo: nước luộc thịt) Ba hoa khoác lác, hứa hẹn suông, nói thì to tát, mà rốt cuộc chẳng có gì cả”.

15 thg 7, 2017

“THƯỢNG ĐIỀN” và “HẠ ĐIỀN”

Thi cấy lúa tại Lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam
(Quàng Yên- Quảng Ninh) năm 2007
Ảnh: báo Quảng Ninh
HOÀNG TUẤN CÔNG

“Thượng điền” là nghi lễ nông nghiệp của những cư dân trồng lúa nước. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh giải thích rõ ràng như sau: “thượng điền上田 Đám ruộng tốt nhất, khác với trung-điền, hạ-điền; Tục lệ nhà nông khi bắt đầu ra làm ruộng, mỗi năm có lệ tế Thần-nông, tế xong mới rủ nhau ra cày ruộng, gọi là lễ Thượng-điền”.

1 thg 7, 2017

KHÔNG NÊN HỒ ĐỒ VỚI "THẤU CẢM"

HOÀNG TUẤN CÔNG
MInh hoạ: ST

Tuần qua, báo chí và mạng xã hội bình luận sôi nổi về đề thi ngữ văn THPT năm 2017, với đoạn văn đọc hiểu, trích dẫn từ sách “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017). Xin trích:

10 thg 6, 2017

“CHÀNG” HAY “TRÀNG”; “VẠT ÁO” HAY “CỔ ÁO?”

Để chiếc áo được phẳng phiu không có cách
nào hơn là cầm, xách lên ở vị trí cổ áo
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Áo cứ tràng, làng cứ xã” (dị bản “Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng”). Tuy nhiên, “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) lại đưa ra một dị bản lạ: “Áo cứ chàng, làng cứ xã”, và giải thích: “Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình”.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (biên soạn sau “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” hơn 10 năm), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách hiểu: “áo cứ chàng, làng cứ xã • ng. chê người có tính ỷ lại, không biết tự mình lo việc cho mình <> Chị ta dạo này thì áo cứ chàng, làng cứ xã, chẳng muốn làm ăn gì”.

3 thg 6, 2017

CẬU ẤM, CÔ CHIÊU


Ảnh:ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách “1575 thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm” (Lê Gia), mục “Cậu ấm cô chiêu – Cậu ấm sứt vòi”, tác giả Lê Gia giảng như sau:

Chữ “ấm” (cũng đọc là “âm”): Bóng mát. Sự che chở cho. Chữ “ấm” (cũng đọc là “ẩm”): Cho uống nước. Cho nên ta cũng gọi cái bình tích thuỷ, cái nồi nấu nước là “cái ấm”. Chữ “chiêu”: Cái ấm để nấu nước trà. Có người nói: “Chiêu từng miếng nước”; “cô chiêu”: Con gái nhà quan lớn nhưng vì là con gái nên không được tập ấm. Nhưng vì chữ “ấm” có nghĩa là bóng che và là cái ấm, cùng nghĩa với chữ “chiêu” là cái ấm, nên dù cô gái không được “tập ấm”, không được gọi là “cô ấm”, thì nay gọi tạm là “cô chiêu”, nó cũng có nghĩa là “cô ấm” (có danh, không có thực); “Cậu ấm sứt vòi”: Như trên, cậu con trai này mang hai cái tên là “tập ấm” và “cái ấm”, nên nếu cậu là người hư hỏng, bất tài thì ví cũng như cái ấm bị sứt mẻ mất cái vòi thành ra đồ bỏ”.(*)

27 thg 5, 2017

MÀI MỰC RU CON, MÀI SON ĐÁNH GIẶC

"Nhân phi ma mặc, mặc ma nhân"
(Người không mài mực, mà mực mài người)
Minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Các nhà biên soạn từ điển giải thích tục ngữ “Mài mực ru con, mài son đánh giặc”, rất khác nhau:
Nhóm thứ nhất:
-“Từ điển thành ngữ Việt Nam” (Viện ngôn ngữ học – Nhóm Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành) giải thích: “Mài mực ru con, mài son đánh giặc (Các đồ nho) vừa giúp việc nhà, vừa giúp việc nước Nhiều nhà nho chúng ta chẳng quản mài mực ru con, mài son đánh giặc”.

26 thg 5, 2017

DI TÍCH LỊCH SỬ HOÀNG NGHIÊU SƠN, TOÀ THÀNH ĐÁ HÙNG VĨ

Bia đá trong Thung Chim, thuộc quần thể
Hoàng Nghiêu Sơn
                               Ảnh: Báo GĐ&XH
HOÀNG TUẤN PHỔ

Nằm ở giáp giới ba huyện: Nông Cống, Đông Sơn và Quảng Xương, Hoàng Nghiêu Sơn làm tiền án cho ngàn Nưa - núi Nưa... Theo tài liệu cũ, Hoàng Nghiêu Sơn dài gần 10 dặm, nhiều ngọn cao thấp nhấp nhô quây quần bên nhau họp thành gia đình núi soi bóng lung linh xuống sông Hoàng Giang, tựa như non trong lòng nước, nước ôm lấy non, cũng xứng danh chốn non nước hữu tình. 

21 thg 5, 2017

“HỒ” TRONG “HỒ CHÍ MINH” CÓ PHẢI LÀ “HỒ NƯỚC”?


Chữ Hồ trong Hồ Chí Minh
Ảnh: ST trên một trang mạng TQ
HOÀNG TUẤN CÔNG

Sáng nay (21/5/2017), tình cờ đọc bài do GS Trần Đình Sử chia sẻ trên FB:  “Giả thuyết về ẩn ý tên Người – Hồ Chí Minh” (Báo “Giáo dục Việt Nam" - 19/5/2017) của Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh.

Lời giới thiệu của toà soạn: “Nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh (Trường Đại học Tiền Giang) chia sẻ một bài viết về giả thuyết ẩn ý trong họ tên của Người - Hồ Chí Minh”.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh  đặt vấn đề:

Vào năm 1940, ở tuổi “tri thiên mệnh”, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định đổi tên thành Hồ Chí Minh và giữ mãi họ tên này.
Điều khó hiểu nhất là tại sao Người lại chuyển từ họ Nguyễn sang họ Hồ, phải chăng Người có ẩn ý?

20 thg 5, 2017

“HOÀNG TRÙNG” LÀ CON GÌ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Siêu nhân châu chấu
Minh hoạ: Sưu tầm

Trong bài phú “Hoàng trùng trập khởi” (tạm hiểu là “Dịch hại hoàng trùng”, tác giả (Khuyết danh), có viết:
“Ăn muốn ăn cho tiệt, của ông cha gì sắm để mà nghĩ tình dãi nắng dầm mưa;
Phá muốn phá cho tiêu, vật mồ tổ chi sẵn dành mà đoái sức cày sâu cuốc cạn.         
Trăm họ ai ai đều kết oán, giết mỏi tay, rượt mỏi cẳng, giống bây sinh quá lẹ, một đêm rồi coi thế cũng như;
Nghìn người kẻ kẻ chẳng bị hư, xô hết sức, đuổi hết hơi, loài bây ở vô nghì, giây phút lại càng thấy y lệ”[1].

13 thg 5, 2017

MẠ GIÀ RUỘNG NGẤU

Ruộng lúa cấy phải mạ già,
chỉ sau ba tuần lúa đã trổ bông
(xã Hoằng Quỳ-Hoằng Hoá-Thanh Hoá - 2008)
Ảnh: Văn Hùng (báo NNVN)
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “Mạ già ruộng ngấu Đó là những điều kiện tốt để tăng năng suất lúa”.


-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Mạ già ruộng ngấu: Mạ càng già và ruộng càng ngấu (thì lúa càng chóng lên xanh và mùa màng càng dễ bội thu)”.

6 thg 5, 2017

“ĐÁNH NHAU CHIA GẠO, CHÀO NHAU ĂN CƠM”

Một cảnh chia thịt ở làng
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Đây là câu tục ngữ khá thông dụng, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng. Cụ thể là các nhà biên soạn từ điển:

-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đánh nhau chia gạo; chào nhau ăn cơm: Đánh nhau là chuyện hay gặp khi chia gạo (vì gạo là thứ mọi người đều thiếu vào thời ấy); mời nhau là chuyện hay gặp khi ăn cơm (vì đó là thứ nghi thức phổ cập rộng khắp tại Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ngay cả vào thời nay).

-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam trong hành chức” (PGS.TS Đỗ Thị Kim Liên chủ biên): “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm (Đánh nhau chia thóc, mời nhau ăn cơm): Mâu thuẫn giữa những người sống trong làng với nhau là: Lúc chia gạo thì đánh nhau nhưng lúc ăn cơm thì lại chào nhau”.

25 thg 4, 2017

LẦN ĐẦU ĐỌC SÁCH CỦA GS VŨ KHIÊU

Sách do NXB Chính trị Quốc gia ấn hành
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Hôm qua đi nhà sách, tôi thấy cuốn “Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam” của GS Vũ Khiêu (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004). Được biết, GS Vũ Khiêu có cụm công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nhưng tôi chưa từng đọc bất cứ cuốn sách nào của ông, nên cũng không có nhận xét gì.

Với cuốn Hồ Chí Minh ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam”, dù chưa đọc, nhưng tôi mường tượng nội dung cuốn sách viết gì. 

23 thg 4, 2017

SẦM SƠN XƯA VÀ NAY (Kì 3): PHONG CẢNH HỮU TÌNH

Đường từ đền Độc Cước lên Hòn Trống Mái
(ảnh A. Didier chụp từ hơn 100 năm trước).
HOÀNG TUẤN PHỔ

Đứng ở ngã Ba Môi (Quảng Tâm) nhìn về phía mặt trời mọc, núi Trường Lệ mang hình tượng người phụ nữ nằm dài làm con đê chắn sóng gió biển từ khơi xa đổ về để giữ cho TX Sầm Sơn được bình yên với phong cảnh hữu tình mà ta đã biết qua vần thơ ca ngợi: “Sầm Sơn phong cảnh hữu tình". Sử sách xưa nhất chép:

22 thg 4, 2017

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KÌ 18)


        HOÀNG TUẤN PHỔ

Đang trong thời kì bị giam lỏng, nên tôi tiếp tục khám phá mảnh vườn nhà. Vườn nhà tôi có hai cây quí: Cây mít nhão mọc cạnh bờ rào ngõ cách cây núc nác cao chừng mươi lăm bước, và cây mít mật đứng bên bờ ao ngay đêm lao xao gió lá. Kỉ niệm thú vị nhất đối với tôi là mùa đánh bẫy chim vành khuyên. Nó là giống chim di trú, mùa đông bay về từng đàn dạo cánh khắp vườn tược, tìm hoa hút mật, tìm quả chín ăn chơi. Khi bay lướt qua ngọn cây hoặc nhảy nhót chuyền cành, vành khuyên đều kêu “tí ti...tí tiii” rời rạc từng tiếng hoặc liên tục. Lúc rời ngọn cây đồng loạt bay vù lên, chúng đồng thanh kêu “tí ti”, tạo thành bản hoà tấu trẻ thơ của loài chim bé bỏng nghe rất vui. Với những thanh âm “tí ti” bé nhỏ, rất khó phân biệt chim khuyên kêu hay hót. Chúng không dạn người, cũng chẳng sợ người. Dường như với người, chúng ít bận tâm. Tuy nhiên, chúng luôn tỉnh táo, cảnh giác tất cả, từ tiếng động lạ, đến bóng dáng đáng ngờ.

Sầm Sơn xưa và nay (kì 2): Những làng quê biển

           HOÀNG TUẤN PHỔ
“Sào non không cắm bến lầy”. Những người xứ lạ đầu tiên đến hạ trại cắm lều trên cồn cát nóng bỏng, bãi cát lầy lội, ngày nay nổi danh Sầm Sơn này, phải có cánh tay lực sĩ chèo thuyền buồm trái gió, sự gan dạ của anh hùng trận mạc một đi không trở lại. Họ ăn sóng ở gió để xây dựng Sầm Sơn thành trung tâm đánh cá biển trù phú xứ Thanh. Đàn ông cởi trần dáng khum khum mảng luồng từ nửa đêm gà gáy đã khiêng thuyền vào lộng ra khơi. Đàn bà yếm váy nâu bạc phếch đeo dây buộc tím đội đất lấp ao đầm để cải tạo thành ruộng cấy lúa trồng khoai. Giống khoai Quảng Tiến rất ngon “con ăn một mẹ ăn hai”. Bánh tráng Sầm Sơn bằng gạo lúa thông lúa cờn ăn kẹp với cá nục nướng hương thơm, vị ngon nhớ đời.

15 thg 4, 2017

“CON CÀ, CON KÊ” LÀ CON GÌ?

           
Chuyện con cà con kê
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN CÔNG

     “Con cà con kê” là thành ngữ thông dụng, nghĩa bóng hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên, đúng như nhận xét của một độc giả: “nghĩa đen của “con cà con kê” mới là thứ tốn hao giấy mực, lôi nhiều nhà ngôn ngữ học, xã hội học, dân tộc học, thậm chí cả côn trùng học vào cuộc, để phân tích hai con quái đó, trong hơn nửa thế kỷ, trải dài trên cả 3 miền đất nước. Mà tới nay vẫn chưa ngã ngũ, vì chưa có lời giải thỏa đáng.”[1]

10 thg 4, 2017

NGUYỄN ĐỒNG - “CỦI THAN CỜI RẠNG VẺ PHONG TRẦN”

Nguyễn Đồng (1926-2007)
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tháng năm biếng ngủ trong đời chật
Củi than cời rạng vẻ phong trần

          Đó là hai câu thơ tự thuật của ông thợ mộc nghèo khổ Nguyễn Đồng.

          Hồi còn niên thiếu, tôi được nghe cụ thân sinh nhắc đến người thợ mộc Nguyễn Đồng (quê làng Tào Sơn-Thanh Sơn, Tĩnh Gia). Rồi sau lại được nghe kể về tấm gương vượt khó, hiếu học, thi đỗ vào trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của TS Cát Điền (tức Nguyễn Điền, con trai ông Nguyễn Đồng). 

8 thg 4, 2017

“LÁ CÀ” TRONG “GIÁP LÁ CÀ” LÀ GÌ?


Lá cà của hai bên luôn ở tư thế áp sát vào nhau
trong khi vũ khí ngắn được sử dụng
linh hoạt để đâm chém
Minh hoạ: St
     HOÀNG TUẤN CÔNG
    
      Thành ngữ “Giáp lá cà” được các nhà biên soạn từ điển giải  thích như sau:
          -“Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): giáp lá cà • trt. C/g. Xáp lá-cà, ráp đánh nhau bằng võ-khí ngắn”.

          -“Từ điển Việt Nam phổ thông” (Đào Văn Tập): “giáp lá cà • (h. Sát lá cà) Nói quân hai bên xông vào nhau mà đâm chém nhau”.