18 thg 2, 2020

ĂN CẮP TƯ LIỆU ĐỂ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN

Từ điển của Nhóm tác giả
Dương Thị Dung-Đặng Thuý Hằng
Nguyễn Thảo Nguyên
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG


Chiều nay (18/2/2020), tôi ghé qua Nhà sách Việt Lý (TP Thanh Hoá), xem sách vở có gì mới không, thì bắt gặp cuốn từ điển dày dặn, gần ngàn trang, có tên “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-2019; đơn vị liên kết và phát hành Công ty TNHH 1 thành viên TM&DV văn hoá Minh Long.
Sách 902 trang, in 3000 cuốn, khổ 14,5x20,5, in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2019; giá bìa 230.000đ.
Không phải mất nhiều thời gian. Sau khi lật giở nhanh một số mục, tôi đã phát hiện ngay Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN đã đánh cắp, sao chép rất nhiều cách giải thích công phu, độc đáo, lần đầu tiên được công bố của tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) trong khoảng thời gian gần 10 năm qua.


Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN chủ yếu ăn cắp từ một số nguồn như:
-Các bài giải thích thành ngữ tục ngữ đơn lẻ của Hoàng Tuấn Công đăng rải rác trên Tuấn Công Thư Phòng, từ năm 2013 đến 2018.
-Loạt bài “Nguyễn Cừ đã giải thích tục ngữ Việt Nam như thế nào?”, phê bình cuốn sách “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” đăng nhiều kỳ (cụ thể đăng 4 kỳ trên Tuấn Công Thư Phòng, Văn Việt và Quê Choa cùng nhiều trang mạng khác, từ năm 2014).
-Bài “Những sai lầm của Nguyễn Đức Dương trong “Từ điển tục ngữ Việt” đăng “Tạp chí Văn hóa dân gian” - Viện nghiên cứu Văn hóa số 4 tháng 8/2013), sau đó đăng lại trên Tuấn Công Thư Phòng.
-Các bài viết giải thích thành ngữ tục ngữ đăng trên Báo “Người Lao Động” và đăng lại trên Tuấn Công Thư Phòng trong nhiều năm qua (tất cả đều công bố trước khi sách của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN xuất bản).
Đơn cử: Đoạn giải thích của Nhóm tác giả sách "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam"
Đoạn giải thích của HTC trong cuốn "Từ điển của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và Khảo cứu"

-Tư liệu từ cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và Khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công-NXB Hội Nhà Văn-tháng 7/2017), và công bố trên Tuấn Công Thư Phòng và Văn Việt.
Nhiều khảo cứu công phu của tôi bị Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN chép nguyên xi, có khi dài tới nửa trang; có chỗ tóm tắt, hoặc thay đổi tí chút; có chỗ ăn cắp ý, đánh cắp cách giải thích mới, mà trước tôi, chưa từng có ai giải thích.
Tất cả đều không có một dòng chú thích, dẫn nguồn. Thậm chí mục “Tài liệu tham khảo” của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN, cũng không hề dẫn bất cứ nguồn tài liệu nào mang tên Hoàng Tuấn Công.
Mục lục Tài liệu tham khảo của Nhóm tác giả
Ảnh: HTC

Sau khi đọc lướt cuốn sách của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN, tôi còn phát hiện ra rằng, Nhóm tác giả này còn ăn cắp cách giải thích của một số tác giả khác.
Thông tin xuất bản của cuốn từ điển
Ảnh: HTC

Tuấn Công Thư Phòng từng phát hiện rất nhiều vụ đạo văn, nhưng chỉ là chuyện đói ăn vụng túng làm càn (mục đích đăng báo lấy định mức, nhuận bút, hoặc sử dụng trên FB chơi chơi…), nên sau khi có lời xin lỗi chân thành, thì bỏ qua tất cả. Tuy nhiên, vụ “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN là vụ lớn:
-Ăn cắp mang tính tập thể.
-Ăn ăn cắp để làm nên loại sách khuôn vàng thước ngọc, dày tới gần ngàn trang.
-Xuất bản ở một địa chỉ tên tuổi là Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, số lượng tới 3000 cuốn.
          Tuấn Công Thư Phòng sẽ có bài khảo cứu, so sánh chi tiết về vụ ăn cắp này gửi tới bạn đọc.
                                                          HTC/2/2020

5 nhận xét:

  1. Đó là điều vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

    Trả lờiXóa
  2. Loại ăn cắp này thì nên khởi kiện ra toà án,có vậy mới chừa tật đạo văn.

    Trả lờiXóa
  3. Lạ thay cái kiểu... chỉ ông nhất đời....
    http://trannhuong.net/tin-tuc-52747/gui-hoang-tuan-cong.vhtm

    Trả lờiXóa
  4. Tuấn Công ơi nên cho họ ra tòa.

    Trả lờiXóa
  5. Thời nay văn hóa xã hội có nhiều lúc như chợ trời.

    Trả lờiXóa