22 thg 4, 2014

CÂU KIỀU HAY NHẤT

                                                                              



                Hoàng Tuấn Phổ

Năm 1964, nhà văn Nguyễn Thế Phương chuyển công tác từ Hà Nội về Thanh Hóa. Anh phụ trách phần văn xuôi tập san Người bạn văn hóa do Ty văn hóa Thanh hóa ấn hành. Mùa hè năm 1965, lần đầu tiên tôi được gặp anh trong ngôi nhà cơ quan sơ tán ở huyện Đông Sơn. Anh cởi trần, đang nằm dài trên giường, tay phe phẩy quạt mo, vẻ mệt nhọc. Tôi thầm đoán anh đi công tác mới về. Vì có lần tôi nghe một người kể: Anh Phương không khỏe lắm, nhưng mỗi khi đi công tác, hễ ngồi lên xe đạp là cắm đầu cúi cổ phóng liền một mạch, cho đến lúc đến nơi phải nằm lăn ra giường thở dốc và nghỉ ngơi hàng giờ mới lại sức. Tôi định lui ra, song không kịp. Anh Phương thấy khách liền vùng dậy chào hỏi niềm nở. Khi biết tôi là ai, anh bắt chuyện ngay:
-Tôi có đọc mấy bài của anh viết về Truyện Kiều trên tập san Nghiên cứu văn học, tôi muốn hỏi anh, trong Truyện Kiều có câu nào là hay nhất ?

QUÂN TỬ Ố KỲ VĂN CHI TRỨ "Văn" là gì, "trứ" là gì ?



      Một độc giả từ địa chỉ hoabay1@ymail.com hỏi: Làm ơn chỉ giùm: trong câu "quân tử ố kì văn chi trứ" có phải "văn" là nghe, "trứ" là trứ tác (trước tác) ?
                                                        Xin cảm ơn trước !
                                                            Ng. Kim Bay

HTC: Phán đoán của bạn đúng mà không đúng ! Vậy, chính xác "văn" là gì, "trứ" là gì ? Xin độc giả cùng chúng tôi dài dòng một chút.

20 thg 4, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

       
Sách của GS Nguyễn Lân giới thiệu tại Hội thảo
   
         Hoàng Tuấn Công         
  Một đời chính tả
                                                             Học sai nên hành sai

           ( Kỳ 7-phần II)
TCTP: Nhiều bạn đọc gửi thư hỏi, HTC là “Học giả,  Nhà nghiên cứu, hay Nhà ngôn ngữ...” ? Xin thưa rằng KHÔNG ! HTC không phải và không hề dám nghĩ mình là một “nhà” nào trong số đó. HTC chỉ là người đọc sách nhưng không hoàn toàn tin vào sách. Nay cóp nhặt mấy điều không tin ấy chia sẻ cùng bạn đọc mà thôi.

18 thg 4, 2014

BIẾN ĐIỆN KÍNH THIÊN

THÀNH NƠI NGỦ NGHỈ VÀ THỜ CÚNG
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !

Hội thảo thành Hội nghị,
Hội nghị lại thành Tọa đàm

Ảnh: Báo VHĐS Thanh Hóa
TCTP: Những ai quan tâm Khu di tích lịch sử Lam kinh gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng dân tộc Lê Lợi đều biết “Chính điện Lam kinh” là di tích lịch sử chính yếu hết sức trọng đại, đã được được Bộ văn hóa và tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng từ 1994 với nhiều trăm tỉ đồng. Dù nêu tiêu đề “phục dựng” rồi biện minh là “phỏng dựng” cũng phải căn cứ hoặc dựa vào di tích gốc, kết hợp tài liệu sử sách (quy định của luật di sản). Không được tùy tiện sáng tạo theo chủ quan người vẽ thiết kế rồi tìm cách che mắt người phê duyệt.

XIN HAY KHÔNG XIN? SAO LẠI XIN? XIN CÁI GÌ?



Chiến sĩ Công an nhổ nước bọt vào mặt dân, sau đó đã
đưa ra lời xin lỗi
Ảnh: ST
Bác Lê Hữu Nghĩa hỏi: 
“Thưa Anh Hoàng Tuấn Công. Tôi có ý chút suy nghĩ thế này, mong được anh chỉ giáo thêm. Lâu nay, và cũng nhân đọc báo thấy Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Cán bộ công chức phải biết 4 xin đối với nhân dân là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép". Tôi thì cho rằng Tiếng Việt mình làm gì có "xin chào" và "xin cảm ơn" phải không thưa Anh? Chào là chào, thường đi kèm với, ví dụ cháu chào ông, em chào anh, chào cháu, chào em... cũng như thế, cám ơn (cảm ơn) là cám ơn chứ sao lại "xin cám ơn"? Phải chăng, lâu thành quen rồi từ đó sai thành đúng? Anh có nhận xét gì về "4 xin" không?
Rất mong được Anh hồi âm. Chân thành cám ơn Anh”.

14 thg 4, 2014

ÔNG TRẠNG LỢN ƠI !


                                                                      Hoàng Tuấn Phổ


 Chế độ phong kiến nhà Hậu Lê thời kỳ suy tàn đã xuất hiện một loạt các ông Trạng: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Vật, Trạng ăn, Trạng Cờ… Nói chung, đã là Trạng, dù Trạng dở hay Trạng nguyên, Trạng thật hoặc Trạng rởm đều phải ít nhiều có chữ, như Trạng Quỳnh, Trạng Vật, Trạng Ăn, Trạng Cờ… Duy có ông Trạng Lợn, đáng lẽ cái bụng phải to kềnh to càng, sao lại lép kẹp, sờ nắn mãi không thấy chữ nào?

Thì ra chú bé Chung Nhi (quý danh của Trạng Lợn) được cha mẹ cho học rất sớm, ước mong thằng con hiếm lớn lên thi đỗ làm quan, đặng thoát khỏi nghề “Lớn lại” gia truyền. Bản thân Chung Nhi cũng hạ quyết tâm: Không học thì thôi, đã học phải đỗ trạng nguyên mới bõ công đèn sách. Nhưng thực tế, Chung Nhi nhác học thành thần, tay cầm sách cuộn lại như lưỡi dao bầu, mắt nhìn hòn son Tàu thấy giống miếng tiết lợn, và bên tai lúc nào cũng vẳng tiếng lợn kêu eng éc!... 

9 thg 4, 2014

CHUYỆN CỦA NGHÉ CON


                       Hoàng Tuấn Công

Minh họa: theo Blog Phạm Hoan

"Chuyện của Nghé con" HTC gửi cho báo Phụ nữ Việt Nam, mục "Mẹ kể con nghe". Sau có nhận được tiền nhuận bút, nhưng chẳng thấy báo biếu đâu. Từ bấy đến giờ đã tròn 20 năm. Bản thảo này lưu lại từ báo Văn hóa thông tin. Xin được đăng lại để làm kỷ niệm.
Nghé con dòng dõi nhà nông, ra đồng khi còn trong bụng mẹ. Một buổi đang làm việc, trâu mẹ cứ lồng lên không chịu kéo cày. Nó chạy về nhà và đẻ rơi ngay ở đống rơm trước cửa chuồng. Cả gia đình người nông dân mừng rỡ, đón Nghé con chào đời.

8 thg 4, 2014

LĨNH NAM CÔNG NGUYỄN QUỲNH-Ông nội thi hào Nguyễn Du


                         Hoàng Tuấn Phổ
Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, khởi tổ là Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm, dòng dõi trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495- 1557), nguyên quán làng Canh thuộc thành phố Hà Nội. Đọc thi hào Nguyễn Du, chúng ta thường chỉ biết ông là con trai Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, em quận công Nguyễn Khản, ít ai chú ý đến người ông nội của Tố Như cũng là một nhân vật cự phách: Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh.
Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) và sách Nghi Xuân huyện thông chí: Nguyễn Quỳnh tự Phụ - Dực; hiệu Lĩnh Nam tiên sinh, sinh năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Hy Tông, là con trai Phù quận công Nguyễn Thể, thân phụ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, ông nội Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Du… 

6 thg 4, 2014

CHUYỆN GẪU VỀ LÃO MỰC

                                                                                       Hoàng Tuấn Công

HTC: Sau khi ra trường, hai năm mình trần lưng đi khuân vác và đợi việc. Tiểu phẩm vui này mình viết trong thời gian đó và tưởng chừng đã quên. May nay lại tìm thấy bản thảo viết tay. Nhân tròn hai mươi năm “Chuyện gẫu về lão Mực” ra đời, xin được đăng lại cho vui. Cũng là để lưu giữ một kỷ niệm về những năm tháng vui mà buồn.

Chó vàng ngủ gà ngủ gật, thỉnh thoảng bập mõm đớp ruồi vu vơ rồi ngáp dài ngán ngẩm. Bên cạnh, cậu chó Dách nhay mãi cái chổi cùn cho đỡ buồn mồm. Thỉnh thoảng cậu ta cũng vờ tóp tép như đang chén khúc xương. Tuần tra, lùng sục suốt đêm, cả hai mệt phờ nằm dài trong bếp, ngáp đến sái quai hàm đợi bữa cơm trưa. Vàng gợi chuyện:

5 thg 4, 2014

SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?

                   Hoàng Tuấn Công
         
Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má) ! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào..." Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.

NGUỒN GỐC GIA MIÊU NGOẠI TRANG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC


                   HOÀNG TUẤN PHỔ

Khu lăng miếu Triệu Tường
Ảnh tư liệu trước 1945
Huyện Tống Sơn xưa chỉ là một dải đất nhỏ hẹp, càng thêm chật hẹp bởi núi liên chi, đồi bát úp. Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của Thanh Hoá, cả ba miền rừng núi, trung du, và đồng chiêm trũng cùng hoà hợp trên một vùng đất cổ. Có lẽ họ Lê (tổ tiên của tuyên uý Lê Huấn) đến trước chọn nơi cát địa nhất, lập lên trang Bái Nại rồi hương Đại Lại, lưng tựa vào dãy núi Ông Lâu hình long ngai, hướng nhìn ra sông Lèn vòng tay ôm phía trước. 

4 thg 4, 2014

TRẠNG QUỲNH, ÔNG LÀ AI ?

         Hoàng Tuấn Phổ

HTC: Sau khi đăng bài "Người Thanh Hóa dưới "nửa" con mắt của GS Ngô Đức Thịnh", bạn Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán của Trường Đại học sư phạm Hà Nội có chia sẻ: "Bài viết rất thú vị, và có nhiều thông tin về Thanh Hóa, vùng đất mà người khác tỉnh như cháu còn ít biết. Bài báo nói tới truyện Trạng Quỳnh.Cháu không rõ nhân vật này là thực hư thế nào, và tác giả của truyện là ai? 
Chúng tôi có hứa với bạn Đức Anh  là Thư Phòng sẽ có bài viết của Hoàng Tuấn Phổ nói rõ hơn về nhân vật Trạng Quỳnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

3 thg 4, 2014

PHÉP VUA CÓ THUA LỆ LÀNG ?

  Hoàng Tuấn Công                                              

Không ít người cho rằng, câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” (dị bản "Luật vua thua lệ làng; Lệ làng hơn phép nước), khẳng định một thực tế trong xã hội phong kiến, lệ làng đủ mạnh để chống lại phép vua, hoặc có thể làm trái những điều phép vua quy định. Theo đó, ngày nay "xây dựng quy ước Làng văn hóa không nên giống như lệ làng, bởi xưa kia “phép vua còn thua lệ làng”!

Sự thực, phép vua có thua lệ làng không ?

2 thg 4, 2014

NGƯỜI THANH HÓA DƯỚI “NỬA” CON MẮT CỦA GS Văn Hóa NGÔ ĐỨC THỊNH


         Hoàng Tuấn Phổ
Trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1-2004, GS-TS Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tên tuổi, đặt vấn đề nghiên cứu “Tiểu vùng văn hóa Xứ Thanh”. Ông viết:
Không rõ có phải Xứ Thanh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất của những “quân vương”, nên con người Xứ Thanh luôn có tâm lý “hướng thượng”, muốn thành “đầu lĩnh”, cứ có đến hai người Thanh Hóa là họ ít khi “chịu” nhau, do vậy, ở người Xứ Thanh tính cố kết địa phương có phần giảm thiểu hơn người Xứ Nghệ?”

NHÂN TÌNH và TÌNH NHÂN

                                                   Hoàng Tuấn Công

Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; lòng dân, tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu.

Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ nhân tình và tình nhân.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) ghi nhận cách dùng trong thực tế như sau:

tình nhân = “người yêu. “Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ, mấy phân chung tình!” (TKiều)”.

- nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy. có nhân tình ~ bỏ nhà theo nhân tình”.

- “tình nhân như nhân tình “…vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…” (Vũ Trọng Phụng).

Cách dùng tùy tiện hai từ nhân tình và tình nhân không chỉ tồn tại trong đời sống ngôn ngữ đại chúng, mà còn in dấu ấn vào chữ nghĩa của cả những người cầm bút chuyên nghiệp. Mở đầu bài thơ Ghen, Nguyễn Bính Viết: 

“Cô nhân tình bé của tôi ơi,

Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười.

Những lúc có tôi, và mắt chỉ,

Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi…”

Nếu hiểu nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, như Từ điển của Hoàng Phê giảng, thì “Cô nhân tình bé của tôi ơi”, trong thơ Nguyễn Bính hẳn là một phụ nữ ngoại tình, một kẻ đáng chê. Trong khi vào nội dung bài thơ, thì “cô nhân tình” này là một cô người yêu có vẻ đẹp và tất cả sự trong trắng, khiến nhà thơ phải ghen” đến mức muốn giữ tất cả cho riêng mình:

 “…Tôi muốn những đêm đông giá lạnh,

 Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô,

Bằng không tôi muốn cô đừng gặp,

Một trẻ trai nào trong giấc mơ...”

Như vậy, nếu đây là văn bản đáng tin cậy, thì Nguyễn Bính đã dùng từ nhân tình với nghĩa không chuẩn xác.

Với Vũ Trọng Phụng thì khi viết “…vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…”, ông đã dùng đúng hai chữ tình nhân (người tình) theo nghĩa và cú pháp của một từ Việt gốc Hán. Trong khi nhân tình mà từ điển của Hoàng Phê đã giảng “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, thực chất (hoặc có thể) là cách diễn dịch hai chữ nhân tình theo cú pháp tiếng Việt thành người tình.

Trong tiếng Hán, nhân tình được Hán ngữ đại từ điển giảng tới 8 nghĩa, như: 1.tình cảm của con người (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục); 2. Tình thường của con người; 3. Lòng người, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng; 4. Tình thân giữa người và người; 5. Dân tình; phong tục dân gian; 6. Tình bạn bè với nhau, v.v…Không thấy nhân tình có nghĩa nào chỉ người tình, người yêu. Trong khi tình nhân 情人 được Hán ngữ đại từ điển giảng hai nghĩa là: người yêu, bạn thân.

Đáng chú ý, con đường đưa hai chữ nhân tình trở thành tình nhân-người tình đã được Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức - 1931) ghi nhận: nhân tình 人情 • Tình của người ta <> Nhân-tình phản-phúc. Dùng sang tiếng Nam có nghĩa là người có tình-ái riêng với nhau hay là lòng tư-túi nhận của đút lót <> Đem tiền cho nhân-tình. Người kia bị kiện, nhưng đã có nhân-tình với quan.”.

Vậy, khi dùng đúng, nhân tình  tình nhân có những nghĩa nào? Xin liệt kê một số nghĩa chính sau đây:

1-NHÂN TÌNH:

-Tình người: Thành ngữ Hán Việt có câu Nhân tình thế thái (hoặc Thế thái nhân tình) có nghĩa là tình người, thói đời. Cụ Tú Xương khi nói về tình người bạc bẽo đã viết: Đ.mẹ nhân tình đã biết rồi/Lạt như nước ốc bạc như vôi; Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế lại bôi vôi. Hay Trước đèn xem truyện Tây minh/Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le (Lục Vân Tiên). Ở đây, từ nhân tình đã được dùng chính xác với nghĩa là tình người, lòng người.

-Dân tình: Phong tục tập quán, sinh hoạt của dân chúng; lòng dân, nguyện vọng của dân chúng (nghĩa cổ). Ví dụ “Chuyến đi sang Pháp này, Trương Vĩnh Ký cũng thu thập, học hỏi được nhiều điều: “Vĩnh Ký trong 9 tháng giúp theo Sứ sự, đều đặng hoàn toàn; nhơn đó mà lại được quan sát nhơn tình, phong tục, châu lưu thành quách sơn xuyên…” (Trương Vĩnh Ký hành trạng – Đặng Thúc Liêng).

-Người tình: Người có quan hệ bất chính, khi cả hai (hoặc một trong hai) đang có vợ, có chồng. Ví dụ Ông ấy bắt nhân tình với một cô đang còn trẻ lắm, hoặc Ông ấy có nhân tình nhân ngãi với một bà goá chồng.

Lưu ý, nhân tình với nghĩa người tình, người yêu trong quan hệ luyến ái, yêu đương chân chính (như cách dùng của Nguyễn Bính trong bài thơ Ghen) hầu như không được dùng trong thực tế.

2-TÌNH NHÂN:

-Người tình: người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy.

-Người yêu: người có quan hệ tình cảm thắm thiết, có ý muốn chung sống và gắn bó cuộc đời với một người nào đó (thường chỉ trai chưa vợ, gái chưa chồng). Đây cũng chính là nghĩa của hai chữ tình nhân trong câu thành ngữ Hán Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi - 情人眼裏出西施, nghĩa là: Trong mắt người yêu, cô gái hiện ra với vẻ đẹp của nàng Tây Thi.

Như vậy, tình nhân (người yêu) không đồng nghĩa với nhân tình (tình người; bồ bịch). Thế nên, người ta gọi Ngày lễ tình nhân chứ không ai gọi Ngày lễ nhân tình!

Hoàng Tuấn Công

1 thg 4, 2014

TRẠNG CƯỜI

Hoàng Sa sôi sục biển Đông
Cớ sao Trạng cứ ngồi không Trạng cười?

30 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân


         Hoàng Tuấn Công
Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ
(Phần 2)
Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ trắng và đẹp: Cô ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS Nguyễn Lân xin được tiếp tục:

ĐỀN ĐỒNG CỔ KHÔNG THỜ THẦN TRỐNG ĐỒNG


            Hoàng Tuấn Công

Đền Đồng Cổ ở Yên Định-Thanh Hóa

                                                       Ảnh: Cổng TTĐT Yên Định
Trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có một ngôi đền được nhắc đến nhiều với lòng thành kính và ngưỡng mộ. Đó là đền Đồng Cổ-Ngôi đền có từ thời Lý ở làng Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hoá. Tưởng đó là hồng phúc cho vị Sơn thần hiển ứng ở cả Thanh Hoa cổ địa, cùng đất kinh kỳ nghìn năm văn vật. Thế nhưng, nếu anh linh, chắc hẳn ngài không khỏi ngậm ngùi, tủi phận ! (Xem bài "Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long" và  "Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)" ...) Bởi trong không ít tài liệu sách báo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng (địa phương và trung ương, với sự góp lời của cả các nhà nghiên cứu và nhà Hà Nội học) lại tuyên truyền “Đồng Cổ từ” là ngôi đền thờ thần Trống Đồng !  

24 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

   Hoàng Tuấn Công
                                                  Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ

Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã nói nhiều đến những sai sót do trình độ, kiến thức sách vở của GS Nguyễn Lân. Như: cách hiểu thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt; phương pháp luận, kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn,v.v...Phải thừa nhận đó là những vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên kỳ này, mời bạn đọc cùng chúng tôi nói đến một lĩnh vực dễ hơn nhiều. Đó là: tiếng mẹ đẻ - thứ tiếng mà đa số chúng ta có thể làu làu qua cách học truyền khẩu.


18 thg 3, 2014

LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT

  1. HOÀNG TUẤN PHỔ 

HTC: Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ là thân phụ của Hoàng Tuấn Công. Hôm nay lục lại tệp bản thảo mình từng đánh máy, thấy có bài Tham luận “Lê Thánh tông và hình luật”. Nhớ về mấy vụ án oan chấn động gần đây, thấy bài viết có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Xin đăng để chia sẻ cùng độc giả.

Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).