HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê-Vietlex – Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt – NXB Đà Nẵng 2017) thu thập và giải nghĩa “vô hình trung 無形中” là: “tuy không chủ ý, chủ tâm nhưng tự nhiên lại là như thế [tạo ra, gây ra việc nói đến]”. Từ điển này lấy ví dụ: “không nói gì, vô hình trung là thành đồng ý”.
Tuy nhiên, trong khi đọc sách báo và
giao tiếp (đặc biệt là trong giao tiếp), chúng ta còn nghe thấy cách nói, cách
viết khác như “vô hình chung”, “vô
hình dung”, “vô tình chung”…
Vậy cách nói cách viết nào đúng? Câu trả
lời là “vô hình trung” là chuẩn xác (đúng như Từ điển tiếng Việt ghi nhận
và giải nghĩa).
Tuy nhiên, để tự tin khi nói và viết, cũng như không bao giờ bị quên hay lẫn lộn giữa vô hình trung với những cách nói, cách viết sai na ná như “vô hình chung”, “vô
hình dung”, “vô tình chung”…, chúng ta nên tìm nghĩa từ
nguyên, hiểu nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ.
Vô hình trung là một tổ hợp gốc Hán, vốn/còn được viết là vô hình chi trung 無形之中. Trong đó vô hình 無形 nghĩa là vô thức, vô ý (bất tri bất giác), chữ chi 之 là trợ từ, chỉ sự vô hình. Với chữ 中, thông thường người ta chỉ biết nghĩa thông dụng là ở giữa. Tuy nhiên thực tế là trung có khá nhiều nghĩa. Ví dụ:
- Trung = ở giữa (như trung ương; trung tâm…).
- Trung = vừa, thường (như trung cấp
= bậc trung; trung đẳng = bậc vừa…).
- Trung = nửa (như trung đồ = nửa
đường; trung dạ = nửa đêm…).
- Trung = Ở TRONG (như mộng trung = trong
mộng; tâm trung = trong lòng…). Chữ trung trong “vô hình trung” chính là yếu tố có cùng nghĩa với chữ trung trong mộng trung, tâm trung.
Hán ngữ đại từ điển (La Trúc Phong chủ biên – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã – 1993) ghi
nhận và giảng nghĩa: “vô hình trung, diệc tác “vô hình chi trung”: bất tri bất
giác chi gian, bất cụ bị danh nghĩa nhi hữu kỳ thực chất chi tình huống hạ - 無形中: 亦作 “無形之中”.不知不覺之間; 不具備名義而有其實質之情況下”,
nghĩa là: “vô hình trung, cũng viết là “vô hình chi trung”: vô ý; về danh nghĩa thì không có, nhưng
thực chất lại có tình huống như vậy”.
Như vậy, theo nghĩa từ nguyên, nếu chúng
ta nói và viết “vô hình trung” thành “vô
hình chung”, “vô hình dung”, “vô tình chung”…thì sẽ trở
nên vô nghĩa. Theo đây, mỗi khi sử dụng tổ hợp vô hình trung, chúng ta cần hiểu
để phân biệt và lựa chọn cách viết đúng: vô hình có nghĩa là vô tình, không có chủ ý; trung nghĩa là trong. Hiểu nôm na: trong cái sự vô tình, vô ý, lại có hành động, việc làm giống như có chủ ý.
5 loại tinh dầu cho văn phòng giúp tỉnh táo, tập trung làm việc
Trả lờiXóa👍
Trả lờiXóaHình dung là một động từ, thí dụ:
Trả lờiXóaThử hình dung coi nếu người máy biết nói đùa nó sẽ nói người máy là cái máy có "sỹ diện" chứ không phải là "sĩ diện", vì "sĩ diện" là có ý muốn nói về tính cách, tình cảm như con người chứ không phải là cái mặt người.
Còn "vô hình dung" là phản nghĩa của hình dung, thí dụ:
Trời ơi, nói như vậy là vô hình dung coi như chấp nhận chữ "sỹ" là một chữ mới trong tiếng Việt rồi. Sáng mắt chưa.