Chấp bút nghĩa gốc
là cầm bút
HOÀNG TUẤN CÔNG
là cầm bút
Chấp bút nghĩa gốc là cầm bút |
NGUYỄN NHƯNGTác giả Nguyễn Nhưng
Ảnh: FB Nguyễn Nhưng
(Lưu tư liệu từ FB Nguyễn Nhưng)
“Châu chấu”
là Hoàng Tuấn Công (Cử nhân khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội), làm việc
ở Ban Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá.
“Xe” là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân,
chuyên gia từ điển, tác giả của hơn 40 đầu sách, có những cuốn đã được tặng Giải
thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ…“đá” là cuốn sách “Từ điển tiếng Việt
của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công.
Cuốn này mình mua từ năm 2017, đọc gần 3 năm mới
xong.
Sách phê bình nghiên cứu nên không thể đọc nhanh như đọc tiểu thuyết. Đúng ra là mình vừa đọc, vừa nghiềm ngẫm như học.
ĐẶNG KÍCH
(Lưu tư liệu từ dangkich.com)
Bản sách tái bản 2018 có bổ sung 100 trang |
Gần đây các bài viết rời rạc ấy được in thành sách và phát hành rộng rãi được đông đảo bạn đọc đón nhận, hoan nghênh.
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:
HOÀNG TUẤN CÔNG
Nhà nghiên cứu văn hoá, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là tác giả sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Trong đó, ông quy cho văn hoá Việt Nam cái gọi là “bản chất âm tính”, rồi hầu như mọi hiện tượng xã hội đều được giải thích xoay quanh nó. Trong tham luận “Xây dựng văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”[1], mục “2. Các mô hình văn hoá học đường”, GS. Trần Ngọc Thêm viết:
“Văn hoá Việt Nam truyền thống thuộc loại hình âm tính, trọng tĩnh điển hình. Do vậy, văn hoá học đường Việt Nam truyền thống thuộc loại hướng đến xã hội ổn định”.
GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM Ảnh: báo Lao Động |
Nêu lý do
“cần chấm dứt sử dụng
khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong
“trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con người được coi như cái cây”.
Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán: “Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.
HOÀNG TUẤN CÔNG
Dơi quả treo cành Ký hoạ: Hoàng Tuấn Phổ |
Năm 1984 Cụ thân sinh tôi vướng vào vụ án văn chương "Năm Tý nói chuyện chuột". Đích thân Bí thư Tỉnh uỷ Hà Trọng Hoà phê vào công văn dòng chữ mực đỏ "buộc thôi việc, nhưng cho hưởng mất sức". Cụ trở về quê nhà, vui với sân vườn, đọc sách và làm nghề thuốc Bắc, châm cứu chữa bệnh miễn phí cho dân làng.
Ba năm sau (1986) vườn nhà có cây táo Thiện Phiến do tay Cụ trồng bói quả. Cả nhà vui mừng, ăn thử vài quả, còn lại để dành nhìn ngắm cho đẹp.
Phần về phía đầu cá bao giờ cũng nhiều thịt ngon hơn phần về phía đuôi Ảnh: ST |
1-“Đầu” là “đầu đàn”?
-Từ điển thành ngữ và
tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung – Vũ Thuý Anh – Vũ Quang Hào)
giải thích: “cá đầu cau cuối (cá đầu: con cá đầu đàn;
cau cuối: cau cuối buồng). Một kinh
nghiệm chọn thức ăn: Cá đầu đàn to, cau cuối buồng non mềm, ăn ngon”.
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) giảng: “Cá đầu; cau cuối Cá (thì nên ăn những con) đầu (đàn vì đó là loại ngon nhất); cau (thì nên ăn) những quả ở cuối buồng (vì đó là loại ngon nhất)”.
Diều hâu Ảnh: ST |
“Ó đâm” - thứ “ngôn ngữ kỳ dị”?
Trong bài Nhiều
truyện tranh thiếu nhi quá phản cảm!
(Báo SGGP – 6/2010), mục “Ngôn ngữ kỳ dị”
có đoạn:
“...Đến nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5,
TPHCM) lúc 10 giờ ngày 16-6, chúng tôi thấy tại hai dãy kệ sách thiếu nhi đã
đông nghẹt người […] Dù số người tập trung khá đông, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ
nhưng khu vực vẫn giữ được sự yên lặng, ai cũng chăm chú vào các quyển sách.
Chợt có tiếng của một cậu bé chừng 8, 9 tuổi, hỏi người mẹ: “Ó đâm là gì hả mẹ?”. Người mẹ trẻ chau mày suy nghĩ, mãi một lúc sau mới trả lời được một cách ngập ngừng: “Ó đâm có lẽ là ngớ ngẩn đó con”.
Uyên-ương "Tình đầu ý hợp" Ảnh: ST |
Bài “Tâm đầu ý hợp”
trên trang Tiếng Việt giàu đẹp (26/6/2021) đặt vấn đề như sau:
“Chúng ta thường dùng câu “tâm đầu ý hợp” để chỉ việc hai người thấu
hiểu rất rõ về nhau, người này có thể đoán biết hoặc dễ dàng đồng tình với quan
điểm của người kia. “Tâm”, “ý”, “hợp” thì hẳn ai cũng biết nghĩa, vậy còn “đầu”
thì sao?
Có người cho rằng “đầu” ở đây chính là “đầu” trong “cái đầu”, “hàng đầu”. Tuy nhiên lập luận như thế thì “tâm đầu ý hợp” sẽ trở thành “tâm đặt ở đầu, ý hoà hợp lại”, nghe không hợp lý chút nào. Có người cũng ủng hộ “đầu” là “cái đầu” và giảng “tâm đầu ý hợp” là cả tâm, đầu và ý đều hợp. Cách giải thích này nghe càng khiên cưỡng hơn vì cấu trúc “ba danh từ + một động từ” gần như không xuất hiện trong thành ngữ. Đó là chưa kể đôi lúc người ta còn đảo ngược lại thành “ý hợp tâm đầu”, chẳng lẽ lúc này lại giảng là “ý hợp với tâm và cái đầu” hay sao? Vậy rõ ràng “đầu” ở đây không phải là một bộ phận trong cơ thể, cũng không phải là vị trí đối lại với “cuối”.
Bia chùa Hưng Phúc Ảnh: ST |
“Sóng nước Cổ Khê” là
tên cuốn truyện lịch sử của tác giả Hoàng Tuấn Phổ (Ty Văn hoá Thanh Hoá
xuất bản năm 1978).
Cuốn truyện lịch sử
dựng lại trận kịch chiến của quân nhà Trần cùng hương binh hương Yên Duyên
Thanh Hoá, đánh bật quân Toa Đô trên tuyến đường sông Cổ Khê, bến Cổ Bút, khiến
chúng phải tháo chạy ra biển. Nhờ đó bảo toàn được Phủ đệ Ngọc Sơn, Thái ấp của
Trần Nhật Duật – nơi Thượng hoàng Thánh tông, hoàng đế Nhân tông và tam cung,
lục viện, cùng cận thần tướng sĩ hộ giá đang tạm lánh trước sức tiến công ồ ạt
của quân Nguyên.
Rất tiếc, trải qua thời gian với nhiều biến cố, rồi do người này người kia mượn..., những bản lưu cuối cùng của tác giả cũng đã không còn.
Trước khi cuốn sách được tái bản, bạn đọc quan tâm đến trận chiến Cổ Khê đạo chống quân Toa Đô, có thể đọc trích đoạn của thể oại địa chí của tác giả Hoàng Tuấn Phổ trong sách “Địa chí huyện Quảng Xương” (Hoàng Tuấn Phổ chủ biên-NXB Từ điển Bách khoa, 2010).
Lễ cúng cơm tính từ ngày thân nhân mới mất đến ngày thứ 49, cúng tuần “thất thất” hay “tứ cửu”. (Thất thất là 7 ngày x 7 ngày = 49 ngày; tứ cửu là “bốn chín” tức 49 ngày). Dân gian thường gọi con số 50 - tuần 50 ngày cho chẵn, và cũng tính 50 ngày để cúng cho dễ nhớ. Tất nhiên như thế là sai, dù chỉ sai một ngày, vì không đúng ý nghĩa của tuần “tứ cửu”, còn gọi là thất thất hay chung thất. Vậy, lễ cúng tuần 49 ngày có ý nghĩa gì?
Chương “Sống chết - Hồn phách” của sách này đã nói rõ “hồn” và “phách” (tức hồn và vía), ở đây không nhắc lại.
Thư pháp bằng bàn chải đánh răng Ảnh: ST |
“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh – 2010) thu thập và giải thích: “Chữ tốt chẳng nề bút cùn: Chữ viết hễ đẹp rồi thì bút dẫu cùn cũng đâu có sao. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đã có thực tài thì dẫu ai xét đoán cũng chẳng hề gì”.
Soạn giả diễn giải nghĩa hiển ngôn đúng, nhưng giải thích nghĩa
bóng thì sai hoàn toàn.
Theo nghĩa đen, cái “bút cùn” ở đây là vật dụng để viết chữ, không phải dụng cụ, phương tiện để “xét đoán”, thẩm định độ đẹp xấu của chữ. “Chữ tốt chẳng nề bút cùn”, hoàn toàn khác với cách nói Trà ngon không sợ phẩm bình, việc tốt không sợ xét đoán [好茶不怕細品,好事不怕細論 - Hảo trà bất phạ tế phẩm, hảo sự bất phạ tế luận – Tục ngữ Hán]. Bởi vậy, không thể hiểu câu “Chữ tốt chẳng nề bút cùn”, thành “Đã có thực tài thì dẫu ai xét đoán cũng chẳng hề gì”. Nếu thế, câu tục ngữ phải là “Chữ tốt chẳng sợ khen chê” mới đúng.
Cổng phía Nam thành Tây Đô Ảnh: ST |
“Thành đá không bằng dạ người Thành (xây bằng) đá cũng chẳng (bền vững bằng những thứ được ghi giữ lại trong) lòng dạ con người. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Những gì được người đời ghi giữ trong lòng mới là những thứ lâu bền đích thực”.
Đó là giải thích của Nguyễn Đức Dương trong “Từ điển tục ngữ Việt” (NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh – 2010).
HOÀNG TUẤN CÔNG
Mây hình bối bừa Ảnh: ST |
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) vảy mại thì mưa, bối bừa thì nắng: Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết: mây trên trời kết lại như hình vảy cá mại trên trời là sắp mưa, mây kết thành những vệt như đường bừa trên ruộng là trời sắp nắng”.
Ảnh minh hoạ: ST |
Trong “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh – 2010) có một số câu tác giả thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Một trong số những câu “chưa rõ nghĩa” đó là: “Muốn ăn đi tát; muốn ngồi mát đi câu”.
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra cách giải thích câu tục ngữ này.
HOÀNG TUẤN CÔNGThực nghiệm giã hành
Ảnh: HTC
Cách giải thích của từ điển:
1-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “lanh
chanh như hành không muối Ngđ: Một kinh nghiệm:
giã hành củ, phải cho vài hột muối, nếu không củ hành sẽ nhảy ra ngoài cối.
Ngb: Hấp tấp vội vàng, nhanh nhảu đoảng, vô duyên”.
2-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) thu thập dị bản: “Không muối thì hành lanh chanh”, và giải thích: “Hễ vắng mặt muối là hành đâm ra lanh chanh ngay. Hay dùng để than phiền về những kẻ hay làm hỏng việc khi chẳng có người theo dõi do quá nhanh nhảu (Chú thích: Lanh chanh vt. Ưa làm những việc vốn chẳng phải là phận sự chính của bản thân mình (do quá nhanh nhảu)”.
Một mục giải thích sai trong "Thành ngữ bằng tranh" |
YẾN ANH
Liên quan đến thông tin cuốn sách "Thành ngữ bằng tranh" (biên soạn: Nguyễn Thị Hường Lý, tranh: Nguyễn Quang Toàn, NXB Kim Đồng - 2020), quá nhiều lỗi, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 6-5, ông Bùi Tuấn Nghĩa, Giám đốc NXB Kim Đồng, cho hay NXB này đã dừng phát hành cuốn sách.
(Phần trong ngoặc kép
sau số mục, in nghiêng là nguyên văn trong sách “Thành ngữ bằng tranh”; phần xuống dòng tiếp theo là nội dung trao
đổi của chúng tôi. Với những mục xét thấy không cần thiết trích dẫn, chúng tôi
xin lược bỏ phần giải nghĩa từ vựng):
“Nhân” 人 ở
đây có
nghĩa là người, không phải “nhân” là “nguyên nhân (nói tắt)”. Hán ngữ đại tự điển giải nghĩa:
-“nhân
sự: 4. phiếm chỉ đối tượng của ý thức con người. Như: nó đã hôn mê rồi, nhân sự bất tri [4.泛指人的意識的對象.如: 他昏迷過去了, 人事不知].
-“nhân
sự bất tỉnh: nói hôn mê bất tỉnh, mất tri giác.” [vị hôn mê bất
tỉnh, thất khứ tri giác - 人事不省:
謂昏迷不醒,失去知覺].
Như vậy, “nhân” trong “nhân sự” 人事 có tự hình là “人”, trong khi “nhân” trong “nguyên nhân” phải có tự hình là 因.