8 thg 10, 2016

“TRỐN VIỆC QUAN ĐI Ở CHÙA”

              HOÀNG TUẤN CÔNG

Về nghĩa bóng câu tục ngữ "Trốn việc quan đi ở chùa", hầu như các nhà biên soạn từ điển đều cơ bản hiểu đúng, nhưng lại khá lúng túng, nhầm lẫn khi giải thích nghĩa đen:

          1 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Trốn việc quan đi ở chùa: Chê người lười bỏ nhiệm vụ của mình: Khi thủ trưởng giao cho một việc nặng thì hắn cáo ốm, trốn việc quan đi ở chùa mà”.

2 thg 10, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 9)

Tam quan đền Nưa
Ảnh: Tân Ninh Blog
         HOÀNG TUẤN PHỔ

Câu chuyện tiên thánh giữa hai bố con diễn ra đã lâu, nay nhớ lại, tôi lại muốn biết ông tiên Nưa thế nào.

          Tôi và anh Hiển bắt đầu cuộc hành trình từ sáng. Ban ngày tàu bay tàu bò cũng hay hoạt động, nhưng không sợ. Hễ chúng nó đến, chúng tôi nằm rạp xuống sườn núi giả làm hòn đá hoặc nấp sau tảng đá. Lớp học, chợ búa sợ máy bay oanh tạc chỗ đông người, còn dân đánh củi, đánh nứa vẫn rải rác leo núi trèo đèo, đi lại làm ăn như thường.

25 thg 9, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 8)

Đường vào khu vực núi Nưa-Cổ Định
Ảnh: ST
             HOÀNG TUẤN PHỔ

Trong số bạn học ở Lượng Định, người tôi thân nhất là anh Đỗ Đăng Hiển. Gọi là anh, vì anh hơn tôi vài tuổi. Hiển là con trai thứ hai ông Bản Hớn, nhà giàu nhất làng, nhưng chỉ có mươi mẫu ruộng, vì dân Lượng Định sống chính bằng nghề đan. Khi nhà anh lên thành phần phú nông, phải đưa bớt ruộng, còn lại 5 sào, gia đình cũng không ảnh hưởng mấy, bởi biết nghề thủ công. Anh trai Hiển là Đỗ Đăng Vinh, học hết đệ tam rồi thôi, ở nhà với vợ con. Hai cha con cùng làm nghề đan. Nhà không đánh được nứa, phải mua lại của người làng, chịu ăn ít, lấy công làm lãi. Làm được hàng, mẹ chồng, con dâu gánh lên bán chợ Sim, chợ Mốc (nay thuộc huyện Triệu Sơn). Cho nên kinh tế gia đình không đến nỗi khó khăn, Hiển vẫn được tiếp tục học lên.

24 thg 9, 2016

"SINH" TRONG TỪ "HI SINH" NGHĨA LÀ GÌ?

         
Mô phỏng lễ Tam sinh thời cổ đại bên Trung Quốc
Ảnh: ST
 HOÀNG TUẤN CÔNG

Khi nói và viết, hầu như mọi người Việt Nam đều sử dụng chính xác và hiểu đúng nghĩa từ “hi sinh” trong từng ngữ cảnh, giống “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex) đã giảng: “hi sinh 犧牲I.[động từ] 1 tự nguyện nhận về mình sự thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó, vì một cái gì cao đẹp: hi sinh lợi ích cá nhân. 2 chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp : hi sinh ngoài chiến trường. 犧牲 II [danh từ] sự hi sinh: chấp nhận mọi hi sinh”.

18 thg 9, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 7)

Đường lên đình núi Nưa
Ảnh: Phương Mai Blog
               HOÀNG TUẤN PHỔ

Tôi học xong lớp bảy (Hệ thống giáo dục phổ thông mới) trường cấp II Quảng Ninh, vào đúng thời gian gia đình tôi lên thành phần phú nông, trong nhà "quăng dùi đục không mắc"! Tôi không biết làm gì, nên xin xin thày mẹ tiếp tục học lên lớp tám (Hệ phổ thông chín năm). Cái khó duy nhất là không có tiền gạo. Thày mẹ tôi băn khoăn khó nghĩ. Nhà chú tôi không bị thành phần phú nông, không phải "đóng thuế khả năng", bồ thóc chưa cạn, chum khoai còn đầy. Bố tôi gọi chú tôi ngỏ ý vay mượn một ít. Chú tôi nói: Thế nào cũng phải cho cháu học tiếp, nhưng chuyện gạo thóc để chú lựa lời với thím tôi. Mẹ tôi bảo: "Chú để tôi bàn với thím tiện hơn. Đến tháng tư sang năm có lúa chiêm, tôi trả lại." Tính thím tôi tốt. Tối hôm ấy, mẹ tôi vay được mười đấu thóc (mỗi đấu xay được 6kg gạo). Còn nơi ăn chốn ở, cũng phải tìm nơi quen thuộc, để có thể nhờ vả được người ta.

15 thg 9, 2016

DẤU ẤN VĂN HOÁ XỨ THANH TRÊN ĐẤT NAM TRUNG BỘ

        
Danh thắng Ngũ Hành sơn
Ảnh: Du lịch Đà Nẵng 
              HOÀNG TUẤN PHỔ
Xứ Quảng xưa là vùng đất rộng dài suốt dải phía Nam Trung bộ, từ Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, Bình Thuận... Người Thanh Hóa đầu tiên đến Quảng Nam theo sử chép, là Hoàng đế Đại Việt Lê Đại Hành.

10 thg 9, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 6)

         

Cây đa làng Đoài
Ảnh: HTC
                HOÀNG TUẤN PHỔ

          Cuối năm 1947 tôi đi chăn vịt ở trại Bái Quang không ghé qua nhà ông Hẩy lần nào, phần vì trái đường, phần khác là chủ yếu: Anh Nậu không lấy chị Vượng nữa. Có lẽ do cái duyên cái số, lắm khi ông trời dở hơi trái tính không xe dây nữa chăng?

            Thời gian chăn đàn vịt gốc cho ông bố, tôi ở nhờ nhà chú Côi, liền kề nhà ông Tâm Xiềng, phía sau vườn là cánh đồng Cồn Hỏng, có con đường đất nhỏ qua Cồn Hỏng về làng Đoài, có nhà tôi ở cạnh bóng đa đầu làng.

4 thg 9, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (KỲ 5)

               HOÀNG TUẤN PHỔ 
Đứng ở cuối làng nhìn ra cánh đồng Cồn Hỏng
Ảnh: TC


Năm 1944, Nhật đảo chính Pháp, nó tịch thu cả đại lý muối, nên ông ngoại tôi về nhà với hai bàn tay trắng. Ở nhà, tài sản ông mua sắm được chỉ có hai cái tủ gỗ đứng, đóng kiểu Tây, bên trong có cánh cửa rỗng tuếch, trên nóc bày mấy pho tượng bằng sứ: Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng trên bành voi, tay cầm kiếm trỏ thẳng về phía trước, trông cũng đẹp; Quan Vân Trường râu dài đến rốn, ngồi giữa, Quan Bình, Trương Bào đứng hầu hai bên với thanh long đao và cây bát xà mâu. Năm lớp đệ nhất trường Hoài Văn, trưa, tối, tôi cuốc bộ về ở nhà ngoại.

"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", kỳ 4 "DI TÍCH KHẢO CỔ"

Thanh kiếm được phát hiện ở
khu vực núi Nưa
Ảnh:ST
      HOÀNG TUẤN PHỔ

Năm 1962, Khảo cổ học nước ta ghi nhận một phát hiện quan trọng: trên ngọn đồi thôn Định Kim, tục gọi làng Sỏi (nay thuộc xã Tân Phúc, huyện Nông Cống) xuất lộ di tích một nơi cư trú cổ, rất lớn. Đó là địa điểm khảo cổ học Núi Sỏi. Gọi là núi theo ngôn ngữ dân gian, đúng ra Núi Sỏi hiện thấy thuộc dạng đồi, gò. Núi Sỏi hiện tại chỉ cao 19m so với mặt biển, rộng 250m, dài tới 1.000m, cách đây 2.000 năm chắc cao hơn và dài rộng hơn. Núi Sỏi cách núi Nưa khoảng 1km đường chim bay về phía tây. Di chỉ là tầng văn hóa khảo cổ thời đại đồng thau phủ kín khắp bề mặt gò đồi, từ đỉnh xuống chân, và còn lan cả ra chung quanh, diện tích gần một triệu mét vuông. (Qua nghiên cứu bước đầu là 910.000m2). 

25 thg 8, 2016

"LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU", KỲ 3: "NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ"

Triệu Ẩu đuổi giặc Ngô
Tranh dân gian (ST) 
         HOÀNG TUẤN PHỔ

Thuở trời đất mới mở mang, vùng núi Nưa có một ông Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ được Ông Trời giao cho việc cùng thần Núi, thần Sông xếp đặt lại núi và sông sao cho đẹp mắt mà vẫn chia đều để chỗ nào cũng có núi, có sông. Sau khi sắp đặt xong, Ông Trời rất ưng ý, nhưng con người lại không bằng lòng vì đi đứng, làm ăn đều khó khăn. Họ luôn luôn kêu trời khiến Ông Trời bị điếc tai không chịu nổi, buộc phải sai thần Núi, thần Sông sắp đặt lại để con người đi dứng dễ dàng, làm ăn tiện lợi. Thần Núi vốn tính lười nhác, kêu mệt, nằm nhoài, đánh ngủ. Thần Sông quen thói quanh co, viện lý do bận rộn, khất lần. Ông Trời đành lại gọi người Khổng Lồ làm thay thần Núi, thần Sông.

21 thg 8, 2016

LÀNG CỔ XỨ THANH: LÀNG QUÊ BÀ TRIỆU, KỲ 1 "MIỀN NÚI NƯA".

Núi Nưa nhìn từ xã Tân Ninh
                             Ảnh: Quốc Anh (Báo SK&ĐS)
    HOÀNG TUẤN PHỔ
            I-MIỀN NÚI NƯA
Các sách sử ký không chép rõ Bà Triệu người huyện nào. Nhưng khi chính sử thiếu sót thì dã sử giá trị như sự bổ khuyết cho lịch sử. Mọi truyền thuyết, ca dao dân gian đều khẳng định Bà Triệu quê ở huyện Nông Cống, miền núi Nưa. Tuy nhiên, vài ba chục năm gần đây, mấy quyển sử thuộc loại tài liệu chính thống lại công bố huyện Quân Yên (tức huyện Yên Định nay) mới là quê hương Bà Triệu. Với người học sử, được mở rộng tầm nhìn, thêm một quan điểm lý thú. Song, với người đọc sử, vấn đề trở nên rắc rối, vì quan điểm mới chưa đủ sức bác bỏ quan điểm cũ, một cách nhìn nhận truyền thống lâu đời đã in sâu vào nếp cảm nghĩ của họ qua nhiều thế hệ.

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 3)

       
                          HOÀNG TUẤN PHỔ
                    (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)

 Học hết lớp đệ nhị, tôi phải chuyển sang hệ phổ thông 9 năm, chia 3 cấp; Cấp I: lớp 1,2,3,4; cấp II: lớp 5,6,7; cấp II: lớp 8,9, rút ngắn hai năm so với trước. Tôi xin thi vào lớp 7, Trường Sư phạm tiểu học Hoàng Văn Thụ, đặt tại làng Thành Tín, bên cạnh trường Đào Duy Từ ở làng Cốc Thuận. Thi vào lớp 7, nhưng không đủ tuổi, tôi phải xuống lớp 6. Khi nhà trường kiểm tra sắp xếp lớp, lại tụt thêm một bậc nữa: lớp 5! Học được một thời gian, tôi thấy chán, vì thầy giảng kiến thức cũ, cộng thêm đường sá quá xa xôi những năm, sáu chục cây số, mỗi khi về nhà lấy tiền gạo quá vất vả. Tôi về nhà xin học lớp 7 Trường cấp II dân lập Quảng Ninh, đặt tại làng Dụ Côn, đi bộ mất một tiếng trên quãng đường chừng 6km.

20 thg 8, 2016

"NHỮNG LÀNG CỔ TIÊU BIỂU XỨ THANH", KỲ 1: " VÀI NÉT PHÁC HỌA"

Suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thủy
                         Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Thanh Hóa là miền đất tối cổ, một trong những cái nôi của loài người. Thanh Hóa cũng là bộ Cửu Chân thời Hùng Vương, địa bàn trọng yếu của cư dân nước Văn Lang, chủ nhân nền Văn minh sông Mã. Do đó, Thanh Hóa không chỉ có 4.000 năm lịch sử góp phần xứng đáng nhất vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Thanh Hóa còn đi qua những chặng đường tiến hóa nhiều vạn năm trước. Từ thuở khai sinh, tính thống nhất của miền đất Tổ quốc này rất cao, như một xứ sở thiêng liêng không thể chia cắt, luôn luôn được bồi đắp suốt chiều dài lịch sử và không ngừng tôi luyện trong ngọn lửa đấu tranh…

19 thg 8, 2016

"ĐƯỜNG ĐI", HAY "ĐƯỜNG TẮT"; "TỐI", HAY "RỐI"?

Lối tắt
            Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Có một câu tục ngữ Việt hiện tồn tại ít nhất ba dị bản được các nhà sưu tầm, biên soạn từ điển thu thập và giải nghĩa (chúng tôi nhấn mạnh những chỗ khác nhau để bạn đọc dễ theo dõi): "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng"; "Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng"; "Đường TẮT hay RỐI, nói dối hay cùng".

14 thg 8, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ II)

Cây đa đầu làng Đoài

Ảnh: HTC
           HOÀNG TUẤN PHỔ
           (Hồi ký viết lúc hoàng hôn)


Nhà ông Tộc trưởng ở đầu làng, trên khu đất rộng thênh thang do chính cụ Tổ Bèo (Bìu) lựa chọn. Vây bọc chung quanh rất nhiều cồn luỹ. Họ hàng phát triển quây quần ngày càng đông. Ông Tộc bảo cụ Tổ tôi: "Nhà tau ở đất ni đẹp nhất làng, giờ thời thế loạn lạc, thấy ông Tộc có máu mặt, tưởng béo mỡ lắm, đứa gian phi mắt la mày lét dòm ngó, rình mò. Nay cho vợ chồng mi ra ở cồn tre đầu ngõ, nghe thấy có động đạt chi thì đánh mõ báo hiệu, tau ở trong ni sẽ liệu cách"...

13 thg 8, 2016

"Đạo" trong "Tiên phong, đạo cốt" nghĩa là gì?

Lý Bạch
Tranh: ST
Tiên phong, đạo cốt-仙風道骨" là một thành ngữ gốc Hán.
          -Từ điển tiếng Việt (Vietlex-2015) giảng: "tiên phong đạo cốt 仙風道骨 [cũ] cốt cách, phong thái của tiên; vẻ đẹp và phẩm cách cao thượng của người không vướng những điều trần tục: một ông lão có dáng vẻ tiên phong đạo cốt".

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): "Tiên phong, đạo cốt (Nghĩa đen: Phong thái của người tiên, cốt cách người đạo đức)".

6 thg 8, 2016

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Hồi ký viết lúc hoàng hôn) [Kỳ I]

Cụ Hoàng Tuấn Phổ ở quê (2016)
Ảnh: HTC
       HOÀNG TUẤN PHỔ


Lời giới thiệu của TCTP:

          Xuân Ất Mùi (2015), Cụ thân sinh HTC mừng thọ Tám mươi. Bài thơ “Tự trào tuổi Tám mươi” với lời đề “tặng bạn Nguyễn Khôi-Nhà văn Hà Nội” (trước đó đã có thơ mừng)(1):



29 thg 7, 2016

"TRAI KHÔNG VỢ", CÓ "DÙNG VÀO VIỆC GÌ" ĐƯỢC KHÔNG?

Nài voi Tây Nguyên
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu đưa ra nhận xét, so sánh khá thú vị: "Voi không nài như trai không vợ".

"Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TPHCM-2013) giải thích: "Voi mà thiếu mất nài (thường cũng chẳng thể dùng vào việc gì) như là các chàng trai không có vợ vậy".

18 thg 7, 2016

Sai sót nghiêm trọng trong "Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam" do NXB Đồng Nai ấn hành.

                                  HOÀNG TUẤN CÔNG

Sách "Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam (dùng cho học sinh, sinh viên)" của hai tác giả Thanh Long-Tường Ngọc (NXB Đồng Nai-2014). Có thể nói toàn bộ 575 trang, khổ 10x18, không lỗi này thì lỗi khác, rất hiếm những trang không sai sót. Sau đây, chúng tôi xin liệt kê sơ lược một số lỗi:

          1.GIẢI THÍCH SAI (phần gạch đầu dòng trong ngoặc kép là nguyên văn từ điển; phần xuống dòng tiếp theo là ý kiến trao đổi của chúng tôi):

          -"Biết ngứa đâu mà gãi. Không biết việc sẽ tới ra sao để ngừa trước cho khỏi hư việc, lời nói để tránh trách nhiệm của người không biết phòng xa"
          Thực ra, ý tục ngữ là: Không biết ý muốn, nhu cầu cụ thể của người khác thế nào, nên rất khó đáp ứng, khó chiều lòng.

16 thg 7, 2016

"ĐỨNG" trong "LÚA ĐỨNG CÁI" nghĩa là gì?


Lá lúa thắt eo, đây chính là thời kỳ đứng cái

Ảnh: ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG


Để có biện pháp chăm sóc phù hợp, căn cứ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, người ta chia ra nhiều thời kỳ khác nhau. Ví dụ: thời kỳ mạ, bén rễ hồi xanh; đẻ nhánh; đứng cái; làm đòng; trổ bông... Trong đó, "đứng cái" là thời kỳ đặc biệt, đánh dấu bước phát triển quan trọng của cây lúa. Vậy "đứng", trong "lúa đứng cái" là gì? "Đứng" ở đây có phải là "đứng thẳng", trái với nằm ngang, ngả nghiêng không?

1-"Từ điển tiếng Việt" (Văn Tân chủ biên) giải nghĩa: "đứng cái • t. Nói cây lúa bắt đầu đứng thẳng trước khi có đòng đòng".