1 thg 9, 2018

TÁI BẢN SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU”

Bản in 2018
HOÀNG TUẤN CÔNG

Năm 2018, sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công) tiếp tục được Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty sách Phương Nam tái bản lần thứ 1 có bổ sung, sửa chữa (sau khi in 3 lần năm 2017). Bản 2018 bổ sung thêm gần 100 trang so với bản in năm 2017 (bản in 2017 có 561 trang, bản 2018 có 656 trang). Sách in 1.500 cuốn, khổ 26x24, giấy trắng và tốt hơn bản 2017, bìa được trình bày lại, và cán láng.
Nội dung bổ sung đáng chú ý trong bản in 2018 gồm có:
1-So sánh, trích dẫn cụ thể những sai sót mà GS. Nguyễn Lân đã chép lại từ cuốn từ điển này (in trước) sang cuốn từ điển khác (in sau), thay vì chỉ ghi chú “sai giống từ điển Từ và ngữ Việt Nam”, hoặc “sai giống Từ điển từ và ngữ Hán Việt” như bản in 2017 trước đây.

BỤNG ĐÓI CẬT RÉT

Bụng đói cật rét
Ảnh: ST

Hoàng Tuấn Công

“Bụng đói” thì có lẽ khỏi phải bàn, nhưng “cật” trong “cật rét” là gì? Vấn đề tưởng đơn giản, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, kể cả nghĩa của “cật” trong các bản trái nghĩa “no cơm, ấm cật”, “ấm cật, no lòng”. Sau đây, xin tạm chia thành ba cách hiểu về “cật”:

11 thg 8, 2018

TÂNG HẨNG NHƯ CHÓ MẤT DÁI

Ảnh minh hoạ sưu tầm

Hoàng Tuấn Công

Thành ngữ Việt Nam có câu “Chạy như chó dái”, lại có câu Tâng hẩng như chó mất dái”. “Chó dái”, hay “gà dái”, “bò dái”, “trâu dái”…, là chỉ những con súc vật đực trưởng thành, nhưng chưa/không bị thiến. “Chó mất dái” chính là con chó đã bị thiến.

27 thg 7, 2018

“XẤU NHƯ MA CŨNG THỂ TRÀ CON GÁI”

Ảnh; FB Quốc Trung Lê

Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ “Xấu như ma cũng thể trà con gái”, được các nhà biên soạn từ điển giải thích khá thống nhất:
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung) giải thích: xấu như ma cũng có thể trà con gái Dù xấu xí nhưng đang ở độ trẻ trung mạnh khoẻ (vẫn được ưa chuộng)”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “xấu như ma cũng thể trà con gái (Trà là trạc tuổi) Ý nói: Dù là người xấu nhưng mà trẻ trung mạnh khoẻ”.

14 thg 7, 2018

CÃI NHAU NHƯ MỔ BÒ

Hình minh họa sưu tầm

Hoàng Tuấn Công

Bài “Cãi nhau như mổ bò” (saigonocean.com) tác giả Lại Thị Mơ viết: “Hồi nào tới giờ tôi cứ nghe người ta nói cãi nhau như mổ bò. Thật tình sống ở thành phố, chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh mổ bò như thế nào, nên cũng không hiểu tại sao khi mổ bò phải cãi nhau. Chắc là cãi nhau dữ lắm nên người ta mới ví như vậy”.

23 thg 6, 2018

“MẠ NĂN NO LĂN NO LÓC, LÚA NĂN CÒN ĂN BẰNG GÌ”

Muỗi hành (Sâu năn)
                                                            Ảnh: ST

Hoàng Tuấn Công

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Mạ năn no lăn no lóc, lúa năn con (sic) ăn bằng gì. (năn: lá mạ, lúa cuộn tròn như dọc hành). Một kinh nghiêm làm ruộng: thấy mạ có năn lẫn vào thì biết là lúa vụ ấy hạt mẩy có năng suất cao, nếu lúa có năn thì thu hoạch kém”.

16 thg 6, 2018

CHIÊM KHÔN HƠN MÙA DẠI

Lúa vụ xuân ở Thanh Hoá 2018
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): Chiêm khôn hơn mùa dại Người tốt mà dại thì thua thiệt kẻ xấu mà khôn”.
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): Chiêm khôn hơn mùa dại. (chiêm khôn: thứ gạo chiêm già nắng, hạt nhỏ và đanh; mùa dại: thứ gạo mùa hạt to và đục). Một kinh nghiệm chọn gạo: thường gạo mùa hơn gạo chiêm, nhưng gạo chiêm vẫn ngon hơn thứ gạo mùa xấu”.

1 thg 6, 2018

“AI NUÔI CHÓ MỘT NHÀ, AI NUÔI GÀ MỘT SÂN”

Ở nông thôn xưa, bờ dậu chỉ đơn sơ thế này
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP Hồ Chính Minh, 2010) đưa ra 3 dị bản đồng nghĩa:
-Mục “Ai nuôi chó một nhà; ai nuôi gà một sân” chú dẫn “Nh. Chẳng ai nuôi chó một nhà, chẳng ai nuôi gà một sân”.

25 thg 5, 2018

“ĂN TRỘM CÓ TANG, CHƠI NGANG CÓ TÍCH”


Tham tụng Hà Tông Huân phá án gian dâm giết người
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân) giải thích: “ăn trộm có tang, chơi ngang có tích Nói những kẻ gây rối trong xã hội”.

Dĩ nhiên, đây là lời giảng hoàn toàn sai. Soạn giả nhầm lẫn với “đầu trộm đuôi cướp” hoặc “du thủ du thực” chăng?  

10 thg 5, 2018

XẤU DÂY TỐT CỦ

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Cánh nam giới gầy có đúng là xấu dây tốt củ”? (Gia đình.NET.VN) viết: “Cánh nam giới chẳng may sở hữu thân hình gầy gò thường bị chê là “còm nhom” gầy thế “làm ăn” được gì hay gầy thế thì “teo” hết cả…Thường những người này phản kháng lại bằng cách "chém gió" rằng mình thuộc diện “xấu dây tốt củ”.Thực tế có đúng như lời các quý ông gầy nói không?”.

6 thg 4, 2018

ĐÍT BỒ TRÔN VẠI ĂN HẠI CHỒNG CON


Tranh: Nguyễn Thanh Bình
HOÀNG TUẤN CÔNG
      
Trong khá nhiều sách từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam mà chúng tôi có trong tay, duy chỉ “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh-2010) thu thập và giải thích: Đít bồ trôn vại, ăn hại chồng con. Đít mà to như cái bồ, (lỗ) trôn mà lớn như cái vại (là hai nét hay gặp ở những ả đàn bà) chuyên ăn hại chồng con”.

Tiếc rằng, tác giả “Từ điển tục ngữ Việt”, mới chỉ dừng ở mức diễn giải nội dung câu tục ngữ, chứ chưa giải thích tại sao dân gian lại nói như vậy. Mặt khác, cách diễn giải còn có chỗ chưa đúng, thậm chí là sai nặng. Cụ thể:


31 thg 3, 2018

NGHE HƠI NỒI CHÕ

Nồi chõ ngoài xôi nếp, còn xôi bánh, xôi thịt cá
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Bài “Nghe hơi nồi chõ” (báo Tuổi trẻ Online, 2/2005) viết: “theo từ điển tiếng Việt nghĩa đen “nghe hơi nồi chõ” là nghe tiếng hơi nước trong chõ đồ xôi, do phải nghe qua thành nồi bịt kín nên khó đoán định đúng độ sôi của nước bên trong”.

Sách “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Nghe hơi nồi chõ Thăm chừng xem hơi có bay lên trong nồi chõ không (để đoán xem cái đang đồ đã chín chưa). Hay dùng để ví với việc quen đoán già đoán non qua những tin đồn thất thiệt tình cờ nghe được”.

25 thg 3, 2018

SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” ĐƯỢC TRAO GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ 3 (2018)


Ba thành viên Ban giám khảo
(Nhà NC Hoàng Dũng, Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Hoàng Hưng)
và 3 trong số 5 tác giả (hàng trước) được nhận Giải Văn Việt lần thứ 3 (2018)
Hai chiếc ghế trống là của hai tác giả không thể đến nhận Giải.
Ảnh: BTC Giải

Hoàng Tuấn Công

Sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” (Hoàng Tuấn Công-NXB Hội Nhà văn 2017) đã được trao Giải Văn Việt lần thứ 3 (2018). Tác giả Hoàng Tuấn Công không thể vào Sài Gòn nhận giải được, nhưng đã gửi Diễn từ tới Ban  tổ chức buổi trao giải.

17 thg 3, 2018

ĐỌC "CHUYỆN LÍNH TÂY NAM"



HOÀNG TUẤN CÔNG

Tôi là người lính bộ binh, tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam,…Bốn năm đầy hy sinh gian khổ, với rất nhiều bạn bè đồng đội tôi đã không trở về…Chính họ đã nhắc tôi kể lại câu chuyện Tây Nam này, dù tôi không phải là nhà văn, nhà báo (…) Cũng bởi ngại ngần chưa dám nhờ ai, nên tôi tự mình viết luôn lời tựa cho cuốn sách này, như một người lính được lệnh bước lên dưới quân kỳ, tự giới thiệu mình trước mặt hàng quân…

Tôi đã lập tức bị cuốn hút và phấn khích ngay từ trang đầu tiên, cũng là lời tựa ngắn gọn, giản dị mà đầy kiêu hãnh của chính tác giả. Và dù đã được biết đến “Chuyện lính Tây Nam” qua lời giới thiệu ấn tượng của Nhà báo Trương Huy San, từng nghe chuyện những người lính từ chiến trường Campuchia trở về, nhưng những dòng hồi ức của Trung Sỹ vẫn đem đến cho tôi bao nhiêu bất ngờ và cảm xúc.

15 thg 2, 2018

BA NGÀY TẾT VÀ MÂM CỖ TẾT

Mâm cỗ Tết của gia đình TS Nguyễn Xuân Diện
Ảnh: NXD
Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ có câu“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, vì phải thực hiện nghi lễ cúng bái, rồi bận tiếp khách, lại thêm khách đến ăn giỗ nhiều hơn dự kiến…nên mới bị đói vào ngày giỗ cha; trong khi Tết, nhà nào cũng có cỗ, đi đâu cũng được mời ăn…nên no đủ(1). Tuy nhiên, giải thích như vậy là chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cái Tết trong tâm thức người Việt.

13 thg 2, 2018

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Ảnh minh hoạ: Sưu tầm
Hoàng Tuấn Công
Xưa kia, ngày đầu năm thường có những chú chó vô chủ, vì hoảng loạn “chạy pháo” Tết rồi quên đường về. Đói khát, chúng lần mò vào làng tìm thức ăn. Chỉ cần mon men đến đầu ngõ nhà ai, những chú chó lạc này sẽ được chủ nhà dụ vào, cho ăn uống tử tế, và nếu “ưng bụng” ở lại, nó sẽ được chủ nhà sẵn lòng “cưu mang”. Ngược lại, hễ thấy bóng con mèo lạ đến nhà, thì lập tức sẽ bị chủ nhà hò hét đánh đuổi. Ấy là quan niệm dân gian, bất kể ngày Tết hay ngày thường “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”.

11 thg 2, 2018

CHÓ TRÊN TRỐNG ĐỒNG VÀ ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN

                                                                                                               HOÀNG TUẤN CÔNG


Chó săn hươu trên rìu Việt Trì và Quốc Oai
Bài viết của Hoàng Tuấn Công cách đây đúng 24 năm: Giáp Tuất 1994, đăng trên tạp chí Tia Sáng. Nhân năm Mậu Tuất 2018, xin giới thiệu tới bạn đọc.

Chó là loại vật nuôi được con người thuần hoá rất sớm. Trên trống đồng và đồ đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn, còn để lại nhiều tượng và hình khắc chó rất sinh động phong phú, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người thời bấy giờ. 

7 thg 12, 2017

"TRÍ THỨC VIỆT" MÀ THẾ NÀY SAO?

Sách của Nhóm "Trí Thức Việt"
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG


Mấy năm gần đây, thị trường xuất hiện một loại sách được giới thiệu là “Tủ sách Việt Nam Đất nước - con người”, phần tác giả có cái tên gây chú ý: “NHÓM TRÍ THỨC VIỆT biên soạn”.

Sao chép vô tôi vạ:
Bộ sách của “Nhóm Trí Thức Việt” gồm hàng chục cuốn về các chủ đề khác nhau”, với những tên sách hấp dẫn, dễ tiếp cận. 

1 thg 12, 2017

ĐÀN ÔNG ĐỐN NHÀ, ĐÀN BÀ ĐỐN ÁO

Ảnh minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn học, 2008): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo. (đốn: cắt bỏ bớt). Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

-“Từ điển tiếng Việt” (Ban Biên Soạn Chuyên Từ Điển New Era-NXB Từ điển bách khoa, 2013): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo: Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

30 thg 11, 2017

BBC VIỆT NGỮ VÀ NHỮNG BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỐN SÁCH "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU"

Nhân bàn về chuyện cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, BBC Việt ngữ có những bình luận khá thú vị xung quanh cuốn "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU" (Xem từ phút thứ 19): 




P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).