“Lam lũ” là một từ thông dụng trong tiếng Việt, thường được dùng với nghĩa là rách rưới, bẩn thỉu; vất vả cực nhọc. Ai cũng hiểu và dùng chính xác. Tuy nhiên, nếu hỏi nghĩa của từng yếu tố “lam” là gì, “lũ” là gì, thì không phải ai cũng trả lời được. Có lẽ cũng bởi vì thế mà Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) mới xếp lam lũ vào diện từ láy:
7 thg 8, 2022
4 thg 8, 2022
VỀ MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ "CHƯA RÕ NGHĨA" TRONG "TỪ ĐIỂN TỤC NGỮ VIỆT" (Kỳ cuối)
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trang phục phụ nữ Hà Nội khoảng năm 1930 Ảnh: hinhanhvietnam |
23-“Muốn giàu đi nuôi tằm; muốn nằm [?] đi kiện. Chưa rõ nghĩa”.
Dân gian có câu Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô
phúc; Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ;
Nhất tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất xuất... Đã lâm vào chuyện kiện tụng,
thì dù là nguyên đơn hay bị đơn đều khổ. Đâm lao phải theo lao, đêm ngày chầu chực lo hầu kiện. “Nằm” ở đây chính nghĩa là ăn chực nằm chờ. Muốn khổ sở, ăn chực nằm chờ thì hãy đi kiện, còn muốn giàu có thì hãy lo làm
ăn. Lời khuyên của dân gian, không nên sa vào chuyện kiện tụng.
24-“Ông sư có ngãi; bà vãi
có nghì[?] Chưa rõ nghĩa”.
Về một số câu tục ngữ "chưa rõ nghĩa" (Kỳ 4)
Ảnh minh hoạ: ST |
14-“Đừng khinh cây cỏ, đừng bỏ bòng bong Chưa rõ nghĩa”.
Trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà Dược học Đỗ Tất Lợi cho biết: “Trong nhân dân dùng thòng bong sắc uống làm thông tiểu tiện, chữa đi tiểu khó khăn, đái buốt, đau. Còn dùng làm thuốc lợi sữa […] còn dùng ngoài, không kể liều lượng, giã nát đắp các vết thương vết loét ecpet loang vòng (mụn rộp loang vòng)”.
2 thg 8, 2022
Về một số câu tục ngữ "chưa rõ nghĩa" trong "Từ điển tục ngữ Việt" (kỳ 3)
HOÀNG TUẤN CÔNGCấy đêm vụ mùa ở Thanh Hoá
Ảnh: báo Thanh Niên
Trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt).
13 thg 7, 2022
"CHIẾN SĨ VÔ DANH" CHẲNG LẼ LẠI LÀ CHIẾN SĨ… “VÔ DANH TIỂU TỐT”?
Sự vô hồn của mộ chí "Liệt sĩ chưa biết tên" Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Báo Tuổi Trẻ (05/07/2022) có bài Phải đổi tất cả các bia mộ liệt sĩ 'vô danh' thành 'liệt sĩ chưa xác định được tên'. Theo đây, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chỉ đạo “cần thực hiện quyết liệt việc đổi tên bia mộ”, bởi theo ông, “Không liệt sĩ nào là vô danh, những liệt sĩ đều có tên tuổi, quê quán. Vì vậy việc ghi tên bia mộ cần nghiêm túc thực hiện, thống nhất tên trên những tấm bia này là “liệt sĩ chưa xác định được thông tin”, không để “vô danh” nữa”.
3 thg 7, 2022
Về một số câu tục ngữ “chưa rõ nghĩa” trong “Từ điển tục ngữ Việt” ( Kỳ 2)
Bắc Kỳ - Những tù nhân bản xứ bị đóng gông đang bắt chấy rận cho nhau - Bưu ảnh Dieulefils HN số 3148 |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt):
5-“Bắt chấy mẹ chồng thấy bồ nông dưới bể Chưa rõ nghĩa”.
Về một số câu tục ngữ “chưa rõ nghĩa” trong “Từ điển tục ngữ Việt” ( Kỳ 1)
Minh hoạ tục ngữ "Thành môn thất hoả, ương cập trì ngư". Tranh: ST |
Thông thường, khi biên soạn từ điển thì tất cả từ ngữ thu thập sẽ được soạn giả giải thích. Tuy nhiên, trong Từ điển tục ngữ Việt (NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh - 2010) có một số câu Nguyễn Đức Dương thu thập, nhưng xếp vào diện “chưa rõ nghĩa”. Cách làm này thể hiện sự thận trọng, và cũng có cái hay là lưu ý cho độc giả và các nhà nghiên cứu về những vấn đề còn bỏ ngỏ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra cách giải thích về những câu “chưa rõ nghĩa” này (phần gạch đầu dòng sau số mục, đặt trong ngoặc kép là nguyên văn của Từ điển tục ngữ Việt)
1-“Ao
cá lửa thành Chưa rõ nghĩa”.
Thực ra đây chính là dị bản của Cháy thành vạ lây, mà chính Nguyễn Đức Dương đã thu thập và giải thích là: “Thành hễ bị cháy thì (những kẻ sống quanh đó) tất bị vạ lây. Hay dùng để than phiền về tình cảnh hay chịu vạ lây khi phải sống gần các cuộc giao tranh lớn”.
9 thg 6, 2022
“ĐẮC NGUYỆT LÂU” HAY “ĐÃI NGUYỆT LÂU”?
Ba chữ "Đắc nguyệt lâu" trên cổng đền Ngọc Sơn Ảnh: ST |
Đền
Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc, về phía Bắc của hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Qua cầu Thê Húc là đến cổng
đền hai tầng lầu, phía trên có tấm biển đề ba chữ “Đắc nguyệt lâu” 得月樓.
Ba chữ “Đắc nguyệt lâu”, thường được người ta đối dịch là “Lầu được trăng”. Bài “Câu đối hoành phi và đề tự bằng chữ Hán ở đền Ngọc Sơn” (Tuấn Nghi, Tảo Trang – Tạp chí Hán Nôm) chú thích cho rằng “Đắc nguyệt lâu” (Lầu được trăng), chữ vốn trong thơ Lý Bạch: “Khuy nhật úy hàm sơn, thúc tửu hỉ đắc nguyệt = Ngó mặt trời e ngậm núi, giục rượu uống mừng được trăng”.
18 thg 5, 2022
VỀ HAI CHỮ "KHUYẾN QUÂN" CỦA LÊ XUÂN ĐỨC
HOÀNG TUẤN CÔNG"Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh"
trong gói quà tặng
Ảnh: ST
Tinh hoa thơ ca Hồ Chí
Minh
(Lê Xuân Đức - NXB Chính trị Quốc gia Sự thật-2020) là một cuốn sách dày 1088
trang, khổ 19 x 27.
Sách được “Nhà nước đặt hàng”, với sự hợp sức biên tập của bốn
nữ Thạc sĩ.
Năm 2020, trong bài
“Đọc lướt tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” tôi có viết:
“Như vậy, năm 2014, khi tôi viết 9 bài phê bình chỉ ra sai sót và đạo văn trong 2 cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình”, “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh”, một mặt, ông Lê Xuân Đức phản ứng và bắn tin doạ kiện tôi, mặt khác ông lại âm thầm tham khảo và sửa sai để đưa vào cuốn “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh”.
13 thg 5, 2022
TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI “THAM LAM”
Minh hoạ: St |
Độc giả Lê Minh hỏi: “Hôm trước, chương trình Vua tiếng Việt kênh VTV3 có câu hỏi về tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ “tham lam”. Đây là câu hỏi khó, người chơi không trả lời được. Ban giám khảo có gợi ý một số câu đồng nghĩa, gần nghĩa như: tham tàn, tham bạo, vơ vét, hám lợi. Xin ông cho biết những từ ấy có đồng nghĩa với tham lam không? “Tham” thì dễ hiểu rồi, vậy “lam” đây nghĩa là gì, nó có phải là láy của “tham” không? Cảm ơn ông!”
9 thg 5, 2022
TAO KHANG LÀ “HẠT THÓC” HAY LÀ…?
HOÀNG TUẤN CÔNG
Minh hoạ "Tống Hoằng truyện" Tranh: ST |
Tin nhà ngày một vắng tin,
Mặn tình cát luỹ, lạt tình tao khang.”
(Truyện Kiều)
Ai xui rã chút duyên kim cải,
Ai khiến rời chút ngãi tào khang...
(Ca dao)
“Tao khang” hay
“tào khang” là gì?
Sách “Tập tục đời người” (Phan Cẩm
Thượng – NXB Hội Nhà văn, 2017) giải thích:
“Trong tiếng Hán, hạt gạo là đạo (tao), vỏ trấu bọc ngoài gạo gọi là khang. Sự bao bọc này rất khăng khít, nên muốn có gạo ăn phải xay lúa giã gạo. Chữ tạo khang, Đạo khang được chỉ sự chung thuỷ của vợ chồng, nên có câu Vợ chồng là nghĩa tao khang. Ở đây ta thấy có hiện tượng người Việt dùng nguyên tiếng Trung Quốc cổ lẫn tiếng Hán Việt”.
28 thg 4, 2022
“BA HỌ” LÀ… “BA HỌ” HAY LÀ “BA ĐỜI”?
Nhà lá Ảnh: Làng Việt xưa và nay |
Trên trang “Làng Việt xưa và nay”, Trần Ngọc Đông
đăng bài “Không ai giàu ba họ, không ai
khó ba đời”,trích lời giải thích trong sách “Bách khoa thư làng Việt cổ truyền”
(PGS. Bùi Xuân Đính. NXB Chính trị Quốc gia - 2021). Xin trích đoạn có liên
quan “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”,:
“Câu tục ngữ chỉ sự không ổn định về đời sống
của các giai tầng xã hội trong nông thôn Việt trước Cách mạng Tháng Tám 1945.
Khái niệm “Họ” trong câu thành ngữ đồng nghĩa với từ “Đời” (hay thế hệ); không có nghĩa là dòng họ (huyết thống, tông tộc), vì dòng họ không phải là một đơn vị kinh tế…”.
16 thg 4, 2022
“ĐẦM ĐÌA” VÀ “ĐÌA ĐẦM”
Tát đìa ăn Tết Ảnh và chú thích báo Nhân Dân |
Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “ĐẦM ĐÌA tt (nước mắt mồ hôi) nhiều đến mức chảy ròng ròng. Nước mắt đầm đìa. Mồ hôi vã ra đầm đìa như tắm. “Hớ hênh nghiêng chút bên kia, Giọt đau thương sẽ đầm đìa mắt ai” (Nguyễn Duy).
1 thg 4, 2022
GIẤY THÔNG HÀNH CỦA CÁO
Bài tập đọc trong Tiếng Việt 1 |
TCTP: Sách Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) sửa truyện ngụ ngôn Quạ và cáo thành Quạ và chó (trang 99):
“Quạ đỗ ở mỏm đá, mỏ ngậm khổ mỡ to. Chó nghĩ kế cuỗm khổ
mỡ. Nó giả vờ:
- A, ca
sĩ quạ! Quạ mà ca thì mê li lắm.
Quạ há
to mỏ:
- Quà… quà… Thế là… “bộp”, khổ mỡ của quạ đã nằm kề mõm chó. Chó tợp mỡ tha đi. (Theo Truyện ngụ ngôn Ê-dốp – Thành Vân kể)”.
17 thg 2, 2022
CHIM CUỐC KHÔNG CÒN KÊU NỮA...
Đêm trong núi lạnh... HTC và Thái Hạo |
THÁI HẠO
Đêm trong núi lạnh, ngồi nói chuyện với anh Hoàng Tuấn Công. Về những cánh rừng đã mất. Anh Công hỏi mình, ở đây giờ còn (chim) cuốc không. Mình nói còn, thi thoảng vẫn thấy chúng lủi nhanh qua những bờ bụi. Có nghe thấy tiếng chúng kêu không? Không.
- Ừ, cuốc giờ không còn kêu nữa.
Bỗng giật mình, đúng rồi, đã bao lâu mình không nghe tiếng cuốc dù vẫn thấy chúng đây đó nơi chân đồi đồng bãi… Chúng lủi đi và sống trong im lặng. Rừng đã hết, con người có mặt khắp nơi cùng súng và bẫy rập.
13 thg 2, 2022
RẮC RỐI “NHÂN TÌNH” VÀ “TÌNH NHÂN”
HOÀNG TUẤN CÔNG
Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; lòng dân, tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu.
Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ “nhân tình” và “tình nhân”.
9 thg 2, 2022
“GIẢI OAN” CHO BÁNH CHƯNG
Về mặt tạo hình, bánh chưng cũng rất đẹp Ảnh: ST |
“…Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một
thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn
lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song
công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy
cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng,
cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là
chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả
xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên
mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp,
lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là
văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ […] Là hiện thân của một nền ẩm
thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính,
nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ…”
(Trích Các vua Hùng đã có công - Phạm Thị Hoài)
TỪ “PHÙ HỢP” LIÊN QUAN GÌ ĐẾN… HỔ?
Hổ phù. Hai nửa con hổ được xẻ đôi theo chiều dọc, mỗi bên giữ một nửa Ảnh: ST |
Phù hợp 符合 là một từ Việt gốc Hán, có nghĩa là hợp
với nhau, ăn khớp với nhau.
Ví dụ: Cách ăn mặc rất phù hợp; Lời khai không phù hợp với chứng cứ. Người Việt hầu như ai cũng hiểu đúng và dùng
đúng. Tuy nhiên, vì sao lại gọi là phù
hợp?
Điều thú vị là phù hợp vốn bắt nguồn từ một tín vật liên quan đến hổ, đó là hổ phù 虎符.
23 thg 1, 2022
HỔ TRÀNH - MA CỌP
Ngũ hổ Tranh dân gian Việt Nam |
Kính dâng hương hồn Tiên nghiêm!
Vài lời thưa cùng bạn đọc: Xuân Tân Sửu 2021, Cha tôi đón Tết trong bệnh viện. Ngày mùng Hai, tôi vui mừng thấy Cha đã cắt sốt được 3 ngày và bắt đầu hồi phục. Năm này, hai cha con có hai bài viết về trâu, cùng đăng trên một tờ báo Tết. Trong câu chuyện về bài vở, chữ nghĩa, Người đã hỏi tôi: "Sang năm Hổ, con sẽ viết gì cho Tết?". Tôi thưa: "Con sẽ viết về Hổ trành - Ma cọp...". Người gật gù mỉm cười thú vị: "Ờ, vậy là vẫn có cái để viết..... Mười hai con giáp quay vòng... Tránh lặp lại là điều không dễ...".
Vậy mà Xuân này Người đã đi xa...
Sau đây, xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết Tết năm Dần - cái Tết đầu tiên trong đời tôi thiếu vắng Cha.
Trong số 12 con giáp, Dần (hổ) đứng thứ ba, nhưng lại là con vật dũng mãnh nhất, tượng trưng cho quyền uy sức mạnh, hiện thân của sự tàn bạo độc ác, gây cho người xưa bao nỗi hãi hùng, ám ảnh tột độ.
Những ghi chép của Paul Doumer trong sách Xứ Đông Dương cho thấy câu tục ngữ Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận hoàn toàn không phải là nỗi sợ bóng sợ gió của dân gian. Tác giả hồi ký này đã dành nhiều trang ghi lại nỗi sợ hổ và những cái chết của cả người Việt và người Pháp dưới nanh vuốt hổ. Ông cho biết “số người An Nam chết vì hổ ở Khánh Hoà là rất đáng kể”, và “với người Pháp, lũ hổ cũng không tôn trọng hơn hay thấy đó là con mồi kém ngon miệng hơn so với người bản xứ...
18 thg 1, 2022
HOẠ HỔ THÀNH...CẨU!
Hổ năm Dần ở Phú Thọ Ảnh: St |
Mỗi năm Tết đến, thiên hạ lại được một phen cười vỡ bụng khi ngắm nhìn những con
giáp đại diện cho năm, được các địa phương trưng ra ngoài phố xá, quảng trường
để…nghinh Xuân. Điển hình của Tết Nhâm Dần 2022 là “hổ lai cẩu” ở Phú Thọ, rồi
hổ buồn thiu “khóc hờn” ở Bạc Liêu…
Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, hàng ngàn năm trước, dân gian đã cảnh báo chuyện Vẽ hổ không thành hổ mà thành chó - Hoạ hổ bất thành phản loại cẩu 畫虎不成反類狗 !