Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 10, 2013

SAI LẦM MANG TÍNH HỆ THỐNG TRONG

TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân
                                          HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân - In lần đầu 1989, tái bản nhiều lần. 
Bản sử dụng sau đây của Nhà xuất bản Thời Đại 2012 .

Cuốn “Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân gây cho tôi nhiều thú vị và ngạc nhiên lớn. 

27 thg 9, 2013

"TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM"


của GS Nguyễn Lân 
 MỤC CHỮ CÁI NÀO CŨNG CÓ SAI SÓT

(Kỳ I Mục chữ cái A-Ă-Â)

HOÀNG TUẤN CÔNG

Cuốn Từ điển có nhiều sai lầm
của GS Nguyễn Lân
Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân. Xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản lần 1 năm 2006, 2.119 trang; tập hợp 51.700 từ và ngữ - Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Lời Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh (dịp tái bản lần thứ nhất) cho ta biết: “Sau khi cuốn sách ra mắt bạn đọc, Tác giả và Nhà xuất bản đã nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh công trình này, đồng thời tác giả cũng đã kịp thời sửa chữa, bổ sung những chỗ còn sai sót (*) của lần xuất bản đầu tiên trước khi qua đời 7/8/2003”“… công trình này của GS Nguyễn Lân dù có cố gắng đến đâu vẫn không thể tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết …và rất mong nhận được sự ủng hộ và chỉ giáo của quý bạn đọc gần xa”. Trong “Đôi lời tâm

20 thg 9, 2013

ĐỪNG HIỂU SAI LỜI CỔ NHÂN

       HOÀNG TUẤN CÔNG

Trần Tử Ngang
(661-701)
Trên tạp chí Xứ Thanh số 35 (6-1998) có bài "Tiểu thuyết Thanh Hoá" của nhà văn Nguyễn Ngọc Liễn. Cũng trên tạp chí này số 36 (7-1998) lại đăng bài "Trao đổi cùng nhà văn Nguyễn Ngọc Liễn (Nhân đọc bài "Tiểu thuyết Thanh Hoá" - xứ Thanh số 36 (6-1998) của nhà văn Nguyễn Văn Đệ. Ở cả hai bài "trao" và "đổi" nói trên các tác giả đã viện dẫn khá nhiều văn, thơ, nhiều câu nói có tính chất "kinh điển" của người xưa để củng cố thêm ý kiến của mình. 

12 thg 9, 2013

TỪ HÁN VIỆT, TỪ THUẦN VIỆT CÓ THỂ VÀ KHÔNG THỂ

                 HOÀNG TUẤN CÔNG
Ông Đồ và học trò xưa
Trên báo Văn Nghệ (Hội nhà văn Việt Nam) số 22 ngày 31-5-2008, mục “Nói chuyện chữ nghĩa” có bài “Thay từ Hán-Việt bằng từ thuần Việt” của Phan Điển Ánh. Tác giả đưa ra một số  trường hợp cho rằng không thể thay thế và có thể thay thế từ Hán-Việt bằng từ thuần Việt. Xin có đôi lời trao đổi:

10 thg 9, 2013

Ai làm hỏng di sản tục ngữ, Hay là những sai lầm của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương trong Từ điển tục ngữ Việt

Hoàng Tuấn Công

(Xin lỗi độc giả, bài viết tạm gỡ xuống để nâng cấp. Mong độc giả thông cảm)






Trong bài “Giới 8X, 9X với di sản tục ngữ” trên báo Lao động cuối tuần (số 10-8/3/2013) Nhà ngữ học, TS Nguyễn Đức Dương viết: “Không ít ý kiến cho rằng giới trẻ ở độ tuổi 8X, 9X ngày nay đang quá thờ ơ với tục ngữ [TN]. Một cô giáo dạy văn ở THCS tôi quen đã không chia sẻ nhận định ấy, mà thậm chí còn gay gắt bác lại. Theo cô, các em chỉ thờ ơ khi chưa thấu hiểu nội dung thôi, chứ một khi đã nắm được rồi, các em còn tỏ ra thích thú là đằng khác”.

6 thg 9, 2013

VỀ ĐẠO TU TIÊN Ở THANH HOÁ Nhân đọc "Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh"(1)


                                                                                                               Hoàng Tuấn Công

Phía trước động Hồ Công
Viết về đạo tu tiên ở Thanh Hoá, sách "Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh" cho rằng: "Thanh Hoá hiện nay còn một số dấu vết đạo tu tiên khá rõ nét trong các làng quê. Các dấu vết còn lại, chứng tỏ đạo tu tiên đã một thời hoạt động rất tích cực ở xứ Thanh và có những tác động rõ rệt
tới văn hoá làng. Để chứng minh, tác giả cuốn sách căn cứ vào các địa danh "Quán" làm cứ liệu quan trọng: "Trước hết ở khắp các làng Thanh Hoá còn nhiều địa danh mang
tên quán: Quán Chua, Quán Trổ, Quán Giắt, Quán Cháo, Quán Nam... Cũng có người

"THIÊN TÀI NGUYỄN DU" HAY TẬN CÙNG CỦA SỰ DUNG TỤC ?



                             Hoàng Tuấn Công

Minh họa đóa trà mi của PTHT, trong đó có
một cánh hoa biểu tượng cho "âm hộ" nàng Kiều.
Vụ KS Đỗ Minh Xuân sửa Truyện Kiều gây phẫn nộ cho nhiều người. Tuy nhiên theo tôi, dù ông Xuân sửa 1 ngàn hay đến 10 ngàn từ thì “Truyện Kiều” nguyên tác của Nguyễn Du vẫn còn đó. Còn bản “Kiều” mà ông ĐMX “độ lại”, lúc “trà dư tửu hậu” cùng đem pha trò cũng vui đáo để…Thế nhưng, với những người mang danh Nhà nghiên cứu “Truyện Kiều” mà lại công bố trên Tạp chí chuyên ngành những phát hiện kiểu như “Trà mi thường được sử dụng trong văn thơ để tỉ dụ người con gái đẹp, nhưng để chỉ âm hộ của người phụ nữ thì ít ai như Nguyễn Du”thì quả là đáng sợ…

Trên tạp chí “Ngôn ngữ”-Viện ngôn ngữ học số 11-2007 (hiện đăng trên ngonngu.net và se.ctu.edu.vn) có bài “Những liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa trong Truyện Kiều-Nguyễn Du” của Phan Thị Huyền Trang. Bài viết đã táo bạo mở ra hướng tiếp cận, khám phá cái mới trong  vườn hoa ngôn ngữ của Truyện Kiều-mảnh vườn mà nhiều nhà “Kiều học”, nhiều “tín đồ” của ngôi đền thơ “Đoạn trường tân thanh” đã cày xới, chăm sóc rất kỹ ngót mấy trăm năm qua.

Theo Phan Thị Huyền Trang thì “dưới cách tiếp cận ngôn ngữ-văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm”.

5 thg 9, 2013

“THÀNH NGỮ CÁCH NGÔN GỐC HÁN”- CUỐN SÁCH DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG CÓ NHIỀU SAI SÓT

Hoàng Tuấn Công

Trong một nhà sách tự chọn ở Thành phố Thanh Hoá, tôi tìm thấy cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán” của Nguyễn Văn Bảo-Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-1999. Sách tập hợp 725 câu thành ngữ cách ngôn thường dùng, với nhiều tên tuổi, học vị đáng nể xuất hiện trong phần giới thiệu, hiệu đính. Tuy nhiên, khi về nhà, có thời gian xem lại, tôi ngạc nhiên bởi cuốn sách có quá nhiều sai sót, non kém. Việc giải thích nhiều thành ngữ chứng tỏ tác giả chỉ hiểu lờ mờ, nên dịch sai, dùng sai...Thậm chí tôi có cảm tưởng chính tác giả cũng không hiểu thành ngữ nói gì nhưng vẫn giải thích bừa. Xin liệt kê sự sai sót làm mấy loại: