Hoàng
Tuấn Công
Trong một nhà sách tự
chọn ở Thành phố Thanh Hoá, tôi tìm thấy cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán” của
Nguyễn Văn Bảo-Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-1999. Sách tập hợp 725 câu
thành ngữ cách ngôn thường dùng, với nhiều tên tuổi, học vị đáng nể xuất hiện
trong phần giới thiệu, hiệu đính. Tuy nhiên, khi về nhà, có thời gian xem lại,
tôi ngạc nhiên bởi cuốn sách có quá nhiều sai sót, non kém. Việc giải thích nhiều thành ngữ chứng tỏ tác giả chỉ hiểu lờ mờ, nên dịch sai, dùng sai...Thậm
chí tôi có cảm tưởng chính tác giả cũng không hiểu thành ngữ nói gì nhưng vẫn
giải thích bừa. Xin liệt kê sự sai sót làm mấy loại:
1.Dịch
sai, hiểu sai nguyên văn chữ Hán:
-“Nhất
ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”.
Chữ “tứ mã” Nguyễn Văn Bảo dịch là: “ngựa tứ” là chưa chính xác. Bởi chỉ có “ngựa kỳ”, “ngựa ký” và chữ “tứ” là cỗ xe bốn ngựa chứ không có giống ngựa nào là “ngựa tứ”. “Tứ mã” ở đây là cỗ xe bốn ngựa, chỉ sức mạnh, nhanh của bốn ngựa hợp lại. Lời đã nói ra thì sức mạnh của 4 con ngựa cũng không thể kéo lại, đuổi theo được.
Chữ “tứ mã” Nguyễn Văn Bảo dịch là: “ngựa tứ” là chưa chính xác. Bởi chỉ có “ngựa kỳ”, “ngựa ký” và chữ “tứ” là cỗ xe bốn ngựa chứ không có giống ngựa nào là “ngựa tứ”. “Tứ mã” ở đây là cỗ xe bốn ngựa, chỉ sức mạnh, nhanh của bốn ngựa hợp lại. Lời đã nói ra thì sức mạnh của 4 con ngựa cũng không thể kéo lại, đuổi theo được.
-“Vong dương bổ lao”.
Phần giải tích từng từ, tác giả viết “Dương: con bò”. Điều đó sai hoàn toàn. Chúng ta đều biết, “dương” nghĩa là con dê. “Vong dương bổ lao” nghĩa là “Mất dê mới làm chuồng”. Đây là thành ngữ gốc Hán. Ở Trung Quốc con dê mới là vật nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của họ(1). Người Trung Quốc không có chữ riêng để chỉ con bò mà mượn chữ “hoàng ngưu”= con bò (lông) vàng để chỉ con bò, thuỷ ngưu để chỉ con trâu (loài vật thích đầm mình dưới nước). Không thấy tài liệu hay từ điển nào lấy chữ “dương” = con dê để chỉ con bò. Mặc dù mượn văn tự Hán, nhưng người Việt không gọi con bò là “hoàng ngưu”, mà sáng tạo ra chữ “lao” (牢) để chỉ con bò.(2) Thành ngữ gốc Hán“Vong dương bổ lao” (Mất dê mới làm chuồng) được Việt hoá thành “Mất bò mới lo làm chuồng” cho phù hợp. Bởi vì con bò là vật nuôi phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của làng quê Việt Nam.
Phần giải tích từng từ, tác giả viết “Dương: con bò”. Điều đó sai hoàn toàn. Chúng ta đều biết, “dương” nghĩa là con dê. “Vong dương bổ lao” nghĩa là “Mất dê mới làm chuồng”. Đây là thành ngữ gốc Hán. Ở Trung Quốc con dê mới là vật nuôi đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của họ(1). Người Trung Quốc không có chữ riêng để chỉ con bò mà mượn chữ “hoàng ngưu”= con bò (lông) vàng để chỉ con bò, thuỷ ngưu để chỉ con trâu (loài vật thích đầm mình dưới nước). Không thấy tài liệu hay từ điển nào lấy chữ “dương” = con dê để chỉ con bò. Mặc dù mượn văn tự Hán, nhưng người Việt không gọi con bò là “hoàng ngưu”, mà sáng tạo ra chữ “lao” (牢) để chỉ con bò.(2) Thành ngữ gốc Hán“Vong dương bổ lao” (Mất dê mới làm chuồng) được Việt hoá thành “Mất bò mới lo làm chuồng” cho phù hợp. Bởi vì con bò là vật nuôi phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của làng quê Việt Nam.
-“Công
dung ngôn hạnh” .
Nguyễn Văn Bảo cho rằng “công” ở đây có nghĩa là “công việc làm ăn”(!). Thực ra “công” trong “Công, dung, ngôn hạnh” nghĩa là sự khéo léo của người con gái. Có lẽ ông Bảo hiểu lầm và cho rằng tiêu chuẩn của người con gái, người vợ là phải có “công việc làm ăn” ổn định (!) ?
Nguyễn Văn Bảo cho rằng “công” ở đây có nghĩa là “công việc làm ăn”(!). Thực ra “công” trong “Công, dung, ngôn hạnh” nghĩa là sự khéo léo của người con gái. Có lẽ ông Bảo hiểu lầm và cho rằng tiêu chuẩn của người con gái, người vợ là phải có “công việc làm ăn” ổn định (!) ?
-“Hiếu
tử sự thân”.
Phần giải nghĩa từng từ, ông Bảo cho rằng “sự” ở đây có nghĩa “sự việc” là sai. Bởi, chữ “sự” trong câu “hiếu tử sự thân” nghĩa là thờ phụng (Con có hiếu phải thờ phụng cha mẹ).
Phần giải nghĩa từng từ, ông Bảo cho rằng “sự” ở đây có nghĩa “sự việc” là sai. Bởi, chữ “sự” trong câu “hiếu tử sự thân” nghĩa là thờ phụng (Con có hiếu phải thờ phụng cha mẹ).
-“Bạng
duật tương trì, ngư ông đắc lợi”.
Phần giải nghĩa từng từ, ông Nguyễn Văn Bảo viết “Tương trì: con trai (nhuyễn thể)”. Sai! Hai chữ “tương trì” có nghĩa là níu kéo, nắm giữ lấy nhau, chỉ việc con cò mổ vào ruột con trai, con trai khép vỏ lại, ông lão bắt cá dễ dàng chộp được cả hai.
Phần giải nghĩa từng từ, ông Nguyễn Văn Bảo viết “Tương trì: con trai (nhuyễn thể)”. Sai! Hai chữ “tương trì” có nghĩa là níu kéo, nắm giữ lấy nhau, chỉ việc con cò mổ vào ruột con trai, con trai khép vỏ lại, ông lão bắt cá dễ dàng chộp được cả hai.
-“Bàng
nhược vô nhân”.
Chữ “bàng” có nghĩa là ở bên, bên cạnh. Nhưng phần giải nghĩa từng từ, (thật không thể hiểu nổi) ông N.V.B lại viết “Bàng” là “bàng quang”-một bộ phận trong hệ bài tiết của động vật có vú(!)
Chữ “bàng” có nghĩa là ở bên, bên cạnh. Nhưng phần giải nghĩa từng từ, (thật không thể hiểu nổi) ông N.V.B lại viết “Bàng” là “bàng quang”-một bộ phận trong hệ bài tiết của động vật có vú(!)
2.Giải
thích sai ý nghĩa thành ngữ:
-“Nhất
tiếu thiên kim”
Thành ngữ này xuất phát từ tích U Vương vì muốn có được nụ cười của nàng Bao Tự mà tìm đủ mọi cách như đem hết vải vóc trong kho ra để hàng ngày xé cho Bao Tự nghe, rồi đốt lửa làm hiệu lệnh giả như có giặc đến để các nước chư hầu đến ứng giúp, cuối cùng Bao Tự đã mỉm cười. Đến khi có giặc thật, U Vương đốt lửa gióng trống nhưng không một nước nào tới cứu viện. U Vương phải bỏ mạng vì đơn thương độc mã. Câu thành ngữ ý nói việc phải trả giá quá đắt cho một hành động điên rồ của kẻ hiếu sắc, đồng thời cũng nói lên cái sức mạnh ghê gớm của sắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” có thể làm hỏng cả cơ đồ, sự nghiệp. Nhưng ông N.V.B lại cho rằng “Nhất tiếu thiên kim” là một lời khen đối với người phụ nữ đẹp và ông giải thích: “Khi đã khen người phụ nữ là “Nhất tiếu thiên kim” thì người ta cũng coi cái đẹp của người đó chỉ là mua bán”.(?)(!)
Thành ngữ này xuất phát từ tích U Vương vì muốn có được nụ cười của nàng Bao Tự mà tìm đủ mọi cách như đem hết vải vóc trong kho ra để hàng ngày xé cho Bao Tự nghe, rồi đốt lửa làm hiệu lệnh giả như có giặc đến để các nước chư hầu đến ứng giúp, cuối cùng Bao Tự đã mỉm cười. Đến khi có giặc thật, U Vương đốt lửa gióng trống nhưng không một nước nào tới cứu viện. U Vương phải bỏ mạng vì đơn thương độc mã. Câu thành ngữ ý nói việc phải trả giá quá đắt cho một hành động điên rồ của kẻ hiếu sắc, đồng thời cũng nói lên cái sức mạnh ghê gớm của sắc đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” có thể làm hỏng cả cơ đồ, sự nghiệp. Nhưng ông N.V.B lại cho rằng “Nhất tiếu thiên kim” là một lời khen đối với người phụ nữ đẹp và ông giải thích: “Khi đã khen người phụ nữ là “Nhất tiếu thiên kim” thì người ta cũng coi cái đẹp của người đó chỉ là mua bán”.(?)(!)
- “Nhất
tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất
xuất”.
Thành ngữ này có nghĩa: một chữ đã đưa đến cửa quan thì sức ngàn con trâu kéo cũng không ra. Ý nói, khi đã trót đệ đơn kiện lên quan, thì không có cách gì có thể rút lại được, dù chỉ một chữ. Bởi vì quan lại tham lam, thường vin vào các đơn kiện để bắt bẻ từng chữ nhằm đòi ăn của đút, không của nguyên đơn thì bị đơn (thành ngữ Việt Nam có câu “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”). Câu thành ngữ trên nhắc nhở người ta nên thận trọng khi đệ đơn lên quan, bởi kiện tụng chỉ thêm khốn đốn. (Cho nên người Việt Nam thường nhắc nhau: “Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc”). Thật khó hiểu, ông N.V.B lại đưa ra cách giải thích rất xa lạ và hoàn toàn không có cơ sở: “Đơn từ khiếu kiện của người dân, khi đã gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết thì không có trở lực gì làm cho tác dụng của những đơn từ ấy thành vô dụng”(?!) Và ông lấy ví dụ : “Bác đã gửi đơn khiếu nại lên cấp trên rồi thì rất yên tâm, nhất tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất xuất. Sớm muộn gì cũng được giải quyết” (?!)
Thành ngữ này có nghĩa: một chữ đã đưa đến cửa quan thì sức ngàn con trâu kéo cũng không ra. Ý nói, khi đã trót đệ đơn kiện lên quan, thì không có cách gì có thể rút lại được, dù chỉ một chữ. Bởi vì quan lại tham lam, thường vin vào các đơn kiện để bắt bẻ từng chữ nhằm đòi ăn của đút, không của nguyên đơn thì bị đơn (thành ngữ Việt Nam có câu “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”). Câu thành ngữ trên nhắc nhở người ta nên thận trọng khi đệ đơn lên quan, bởi kiện tụng chỉ thêm khốn đốn. (Cho nên người Việt Nam thường nhắc nhau: “Vô phúc đáo tụng đình, tụng đình rình vô phúc”). Thật khó hiểu, ông N.V.B lại đưa ra cách giải thích rất xa lạ và hoàn toàn không có cơ sở: “Đơn từ khiếu kiện của người dân, khi đã gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết thì không có trở lực gì làm cho tác dụng của những đơn từ ấy thành vô dụng”(?!) Và ông lấy ví dụ : “Bác đã gửi đơn khiếu nại lên cấp trên rồi thì rất yên tâm, nhất tự đáo công môn, thiên ngưu khiên bất xuất. Sớm muộn gì cũng được giải quyết” (?!)
- “Kim
thị tạc phi”
Thành ngữ đối dịch: ngày hôm nay là đúng, ngày hôm qua là sai. Ý nói phải có sự linh hoạt trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng. Ví như có những giá trị đạo đức, hay quan niệm, lối sống, sự việc, luật lệ,v.v... luôn thay đổi theo hoàn cảnh, thời cuộc, ngày hôm nay cho là đúng, nhưng ngày hôm trước lại quan niệm là sai. Rất kỳ lạ, ông NVB lại giải thích: “Hiện nay là đúng, những ngày qua là sai. Hàm ý hối tiếc.” Không hiểu ý tác giả nói “hối tiếc” cái gì?
Thành ngữ đối dịch: ngày hôm nay là đúng, ngày hôm qua là sai. Ý nói phải có sự linh hoạt trong việc nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng. Ví như có những giá trị đạo đức, hay quan niệm, lối sống, sự việc, luật lệ,v.v... luôn thay đổi theo hoàn cảnh, thời cuộc, ngày hôm nay cho là đúng, nhưng ngày hôm trước lại quan niệm là sai. Rất kỳ lạ, ông NVB lại giải thích: “Hiện nay là đúng, những ngày qua là sai. Hàm ý hối tiếc.” Không hiểu ý tác giả nói “hối tiếc” cái gì?
-“Khẩu
tụng tâm duy”.
(Miệng đọc, lòng suy nghĩ). Chữ “tụng” có nghĩa là đọc thuộc. Ý nói người đọc không chỉ thuộc làu làu, đọc một cách vô thức, mà thành tâm, vừa đọc vừa suy nghĩ về ý nghĩa, đạo lý của điều mình đang đọc (như tụng kinh, niệm Phật). Thật bất ngờ và khó hiểu, ông NVB lại giải thích “Khẩu tụng tâm duy” là “Không thực lòng” và lấy ví dụ: “Đã là người khẩu tụng tâm duy thì không nên trở thành bạn hữu”. Không hiểu câu ví dụ này ông lấy ở đâu hay tự mình nghĩ ra rồi nói bừa lấy được?
(Miệng đọc, lòng suy nghĩ). Chữ “tụng” có nghĩa là đọc thuộc. Ý nói người đọc không chỉ thuộc làu làu, đọc một cách vô thức, mà thành tâm, vừa đọc vừa suy nghĩ về ý nghĩa, đạo lý của điều mình đang đọc (như tụng kinh, niệm Phật). Thật bất ngờ và khó hiểu, ông NVB lại giải thích “Khẩu tụng tâm duy” là “Không thực lòng” và lấy ví dụ: “Đã là người khẩu tụng tâm duy thì không nên trở thành bạn hữu”. Không hiểu câu ví dụ này ông lấy ở đâu hay tự mình nghĩ ra rồi nói bừa lấy được?
-“Sở
quốc vong viên, hoạ diên lâm mộc”.
(Nước Sở mất con vượn mà hoạ lây đến cả cây rừng) Do tích: Vua nước Sở mất con vượn quý, tìm mãi không thấy, liền ra lệnh chặt trụi hết rừng cây để vượn không có chỗ trú sẽ trở lại với vua. Ý nói đến những tai hoạ khôn lường, tai bay vạ gió, những kẻ tưởng chừng không liên quan gì cũng phải hứng chịu (hoạ diên lâm mộc=hoạ lây đến cây rừng). Thành ngữ cũng hàm ý về quyền uy quá lớn của một con người sẵn sàng làm tất cả, để đạt được ý muốn cá nhân; sự liên lụy, tai bay vạ gió khôn lường. Không hiểu sao, ông NVB lại giải thích rằng: “Báo cho mọi nơi không ai chứa chấp. Đói không nơi nương tựa rồi sẽ phải về”.(?!) Lấy điển tích làm tục ngữ mà không giải thích, đưa ra nguồn gốc điển tích liệu học sinh nào hiểu được ?
(Nước Sở mất con vượn mà hoạ lây đến cả cây rừng) Do tích: Vua nước Sở mất con vượn quý, tìm mãi không thấy, liền ra lệnh chặt trụi hết rừng cây để vượn không có chỗ trú sẽ trở lại với vua. Ý nói đến những tai hoạ khôn lường, tai bay vạ gió, những kẻ tưởng chừng không liên quan gì cũng phải hứng chịu (hoạ diên lâm mộc=hoạ lây đến cây rừng). Thành ngữ cũng hàm ý về quyền uy quá lớn của một con người sẵn sàng làm tất cả, để đạt được ý muốn cá nhân; sự liên lụy, tai bay vạ gió khôn lường. Không hiểu sao, ông NVB lại giải thích rằng: “Báo cho mọi nơi không ai chứa chấp. Đói không nơi nương tựa rồi sẽ phải về”.(?!) Lấy điển tích làm tục ngữ mà không giải thích, đưa ra nguồn gốc điển tích liệu học sinh nào hiểu được ?
-“Duy
ngã độc tôn”.
Ông Nguyễn Văn Bảo đã đúng khi dịch là “Chỉ có ta là tôn quý”. Tuy nhiên ông đã sai lầm khi giải thích đó “là lời nói của Phật Thích Ca “thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình”. Lẽ nào ông không biết câu chuyện Phật Thích Ca khi mới sinh ra, bước đi 7 bước và nói như sư tử gầm: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là tôn quý) ? Câu nói như lời “tự sấm” báo hiệu trên thế gian sẽ xuất hiện một nhân vật siêu quần. Câu “Duy ngã độc tôn” không phải nguyên văn lời Đức Phật, và được dùng với cách hiểu hoàn toàn khác. Do đó với cách dùng, cách hiểu“thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình” không thể chú giải là lời Phật Thích Ca được. Nếu theo cách giải thích của ông Bảo, hoá ra, chính Phật Thích Ca tự lên án “thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình” của Đức Phật hay sao?
Ông Nguyễn Văn Bảo đã đúng khi dịch là “Chỉ có ta là tôn quý”. Tuy nhiên ông đã sai lầm khi giải thích đó “là lời nói của Phật Thích Ca “thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình”. Lẽ nào ông không biết câu chuyện Phật Thích Ca khi mới sinh ra, bước đi 7 bước và nói như sư tử gầm: “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là tôn quý) ? Câu nói như lời “tự sấm” báo hiệu trên thế gian sẽ xuất hiện một nhân vật siêu quần. Câu “Duy ngã độc tôn” không phải nguyên văn lời Đức Phật, và được dùng với cách hiểu hoàn toàn khác. Do đó với cách dùng, cách hiểu“thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình” không thể chú giải là lời Phật Thích Ca được. Nếu theo cách giải thích của ông Bảo, hoá ra, chính Phật Thích Ca tự lên án “thái độ duy kỷ, chỉ biết tôn trọng mình mình” của Đức Phật hay sao?
3.Giải thích không rõ ý, tiền hậu bất nhất:
-“Lão
sinh thường đàm” .
Sau khi giải nghĩa hai chữ “lão sinh” là “người học trò già”, ông N.V.B lại giải thích cả câu “Lão sinh thường đàm” là: “Chuyện tầm phào của người già”. Và rồi ông lấy một ví dụ sử dụng thành ngữ này cũng rất mâu thuẫn, khó hiểu: “Phải hết sức lắng nghe các cụ vì lão sinh thường đàm”. Như thế, ta cần phải hết sức lắng nghe những “câu chuyện tầm phào” của các cụ hay sao? Theo “Từ điển thành ngữ, điển cố Trung Quốc” thì “Tam quốc chí: Nguỵ thư: Quản Lộ truyện viết: “Thử lão sinh chi thường đàm”. Lão sinh là chỉ thư sinh già. Đời sau dùng “lão sinh thường đàm” biểu thị những lời bình thường cứ nhai đi nhai lại mãi, không có ý gì mới”(3)
Sau khi giải nghĩa hai chữ “lão sinh” là “người học trò già”, ông N.V.B lại giải thích cả câu “Lão sinh thường đàm” là: “Chuyện tầm phào của người già”. Và rồi ông lấy một ví dụ sử dụng thành ngữ này cũng rất mâu thuẫn, khó hiểu: “Phải hết sức lắng nghe các cụ vì lão sinh thường đàm”. Như thế, ta cần phải hết sức lắng nghe những “câu chuyện tầm phào” của các cụ hay sao? Theo “Từ điển thành ngữ, điển cố Trung Quốc” thì “Tam quốc chí: Nguỵ thư: Quản Lộ truyện viết: “Thử lão sinh chi thường đàm”. Lão sinh là chỉ thư sinh già. Đời sau dùng “lão sinh thường đàm” biểu thị những lời bình thường cứ nhai đi nhai lại mãi, không có ý gì mới”(3)
-“Khu
ngư vi uyên khu tước vi tùng”.
Ông Bảo không sai khi dịch: “Đuổi cá xuống vực, xua chim về rừng”. Nhưng, câu này nói về một việc làm phản tác dụng, bởi vì nước sâu và cây rừng đều là môi trường sống lý tưởng của cá và chim. Khi xua đuổi chúng về chốn này khác nào làm cho kẻ bị mình đánh đuổi trở nên mạnh thêm (giống như “Thả hổ về rừng”). Lạ thay, NVB lại giải thích thành ngữ này là “Không biết tập hợp lực lượng quần chúng, thậm chí lại làm cho tan rã ra”(!)
Ông Bảo không sai khi dịch: “Đuổi cá xuống vực, xua chim về rừng”. Nhưng, câu này nói về một việc làm phản tác dụng, bởi vì nước sâu và cây rừng đều là môi trường sống lý tưởng của cá và chim. Khi xua đuổi chúng về chốn này khác nào làm cho kẻ bị mình đánh đuổi trở nên mạnh thêm (giống như “Thả hổ về rừng”). Lạ thay, NVB lại giải thích thành ngữ này là “Không biết tập hợp lực lượng quần chúng, thậm chí lại làm cho tan rã ra”(!)
-“Tích
cốc, phòng cơ” (Có nghĩa là để
dành thóc lúa phòng khi đói) ông N.V.B lại dịch: “Ăn khi no, lo khi đói”. Tại
sao lại đem chuyện “ăn khi no” ví với câu “tích cốc” ? Thật tối nghĩa! Thậm
chí vô nghĩa!
-“Nhân
bất thông cổ kim ngưu mã nhi khâm cư”.
Thành ngữ không có phần nguyên văn chữ Hán như những câu khác. Do đó, rất khó kiểm chứng khi ông Bảo dịch chữ “khâm” là “vải bọc thây”, chữ “cư” là “vạt của áo”; sau đó ông giải thích: “Người không thông hiểu việc xưa nay thì cũng như trâu ngựa được mặc áo quần”. Chẳng biết có phải do kiến văn hẹp hòi, nông cạn hay không, nhưng tôi chưa bao giờ nghe câu thành ngữ được xếp vào loại “thường gặp” này. Liệu ở trên thế gian, những kẻ thông hiểu việc xưa nay được mấy người? Và không thông hiểu việc “cổ kim” phải đâu là tội lỗi hoặc điều xấu xa, sao lại xem những người đó giống như “trâu ngựa được mặc áo quần”? Nếu ông Phạm Văn Bảo cho rằng, câu này thuộc loại "thường dùng", có thể tập hợp để các em học sinh tham khảo thì phải giải thích rõ ràng, ở điển tích nào. Bởi với tục ngữ, nhiều câu, nếu không tìm đến ngọn nguồn xuất xứ của nó sẽ trở nên rất vô lý.
Thành ngữ không có phần nguyên văn chữ Hán như những câu khác. Do đó, rất khó kiểm chứng khi ông Bảo dịch chữ “khâm” là “vải bọc thây”, chữ “cư” là “vạt của áo”; sau đó ông giải thích: “Người không thông hiểu việc xưa nay thì cũng như trâu ngựa được mặc áo quần”. Chẳng biết có phải do kiến văn hẹp hòi, nông cạn hay không, nhưng tôi chưa bao giờ nghe câu thành ngữ được xếp vào loại “thường gặp” này. Liệu ở trên thế gian, những kẻ thông hiểu việc xưa nay được mấy người? Và không thông hiểu việc “cổ kim” phải đâu là tội lỗi hoặc điều xấu xa, sao lại xem những người đó giống như “trâu ngựa được mặc áo quần”? Nếu ông Phạm Văn Bảo cho rằng, câu này thuộc loại "thường dùng", có thể tập hợp để các em học sinh tham khảo thì phải giải thích rõ ràng, ở điển tích nào. Bởi với tục ngữ, nhiều câu, nếu không tìm đến ngọn nguồn xuất xứ của nó sẽ trở nên rất vô lý.
4.
Biên soạn thiếu thống nhất, khoa học:
Cuốn sách tập hợp 725
câu thành ngữ cách ngôn “thường gặp”, lại được dùng trong nhà trường, nhưng
nhiều câu rất “mù mờ”, không hiểu nguồn gốc ở đâu, “thường gặp” trong văn cảnh
nào, cách dùng ra sao, tác giả, sách nào đã từng dùng ? Phần lớn những ví dụ,
dẫn chứng về cách sử dụng các thành ngữ, cách ngôn đều do ông N.V.B tự đặt ra
một cách chung chung, vô căn cứ và rất khó hiểu. Sách nói “được giải nghĩa và phiên âm tiếng Trung văn, chú thích chữ Hán” để
“qua phần phiên âm và chú giải Hán tự,
bạn đọc sẽ tiện lợi hơn trong việc tra cứu, tham khảo và sử dụng” nhưng
soạn giả rất tuỳ tiện. Nhiều câu không có phần nguyên văn chữ Hán. Ví dụ các
câu: “Bỉ sắc tư phong, Khuyển mã chí
tình, Khu ngư vi uyên khu tước vi tùng, Khởi (cải) tử hồi (hoàn) sinh, Nhân bất
thông cổ kim ngưu mã nhi khâm cư”,v.v...khiến cho người cần tìm hiểu nguyên
văn chữ Hán để đối chiếu không biết đâu mà lần !
Như vậy, chỉ mới dừng ở
mức “Cưỡi ngựa xem hoa” thôi nhưng có thể thấy, những sai sót trong cuốn “Thành
ngữ cách ngôn gốc Hán” của Nguyễn Văn Bảo là khá nghiêm trọng. Điều đáng nói,
đây là “sách dùng trong nhà trường”,
nhằm “giới thiệu rộng rãi với bạn đọc, với thầy cô giáo và nhất là với các em
học sinh” một cuốn “Sổ tay sử dụng những từ gốc Hán” (như lời soạn giả). Sách
đã tái bản lần thứ hai, đủ thời gian, cơ hội để chỉnh lý, bổ sung, hiệu đính,
nhưng soạn giả vẫn để nguyên tình trạng “dĩ hư truyền hư”. Sách lại được PTS Đỗ Thị Hảo-Viện nghiên cứu
Hán Nôm-Uỷ viên ban chấp hành hội văn nghệ Dân gian Việt Nam” giới thiệu(4).
Và theo “lời tác giả”, sách cũng được bà Đỗ Thị Hảo, Phó tiến sĩ Hán Nôm, ông
Đinh Văn Minh, Chuyên viên Hán Nôm, đặc biệt là nhà Hán học Lê Bầu “hiệu đính toàn bộ nội dung và phần chú giải
chữ Hán”. Bản thân tác giả (phần tự giới thiệu “cùng tác giả”) cho biết
từng biên soạn những cuốn như “Từ và ngữ Hán Việt trong sách văn phổ thông”
(NXB Văn học-1992) “Mở rộng vốn từ Hán Việt” (Đồng tác giả-NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội-1997). Cuối cùng, sách ra đời từ một địa chỉ có uy tín: Nhà xuất bản đại
học Quốc gia Hà Nội. Lẽ nào ngần ấy những tên tuổi, học vị, thương hiệu, vẫn
không đủ để đảm bảo cuốn sách tránh được những sai sót đáng tiếc nói trên? Liệu đã có bao nhiêu thầy giáo, học sinh dạy
nhầm, học nhầm, hậu quả là tiền mất, tật mang?
Năm 2008, tôi đã có bài viết góp ý những sai
sót của cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán” trên tạp chí Nguồn Sáng (Hội văn
nghệ dân gian Việt Nam”. Tuy nhiên năm 2010, trong chuyên mục “Gõ cửa ngày mới”
của Đài TH Việt Nam, lại thấy ông NVB xuất hiện với tư cách Nhà giáo khách mời
và tiếp tục “quảng cáo” cho cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán”, coi đây là đóng góp quan trọng
trong cuộc đời soạn giả!
H.T.C
Chú
thích:
(1)-Con dê là một trong “lục súc” (6
loài vật nuôi trong nhà ) và là con vật quý dùng để tế thần của người Trung
Quốc.
(2)-Chữ “lao” nghĩa gốc là chuồng nuôi súc
vật, chuồng nhốt con vật trước khi đem giết để tế thần (gồm bộ miên là nhà,
dưới là bộ ngưu). Người Việt Nam đã mượn chữ “lao” này để chỉ con bò. Tôi còn
giữ được một văn tự bán bò niên hiệu Bảo Đại năm thứ 3, chủ bò là Lê Văn
Vi-người thôn Văn Đoài, tổng Văn Trinh, huyện Quảng Xương – Thanh Hoá, trong đó
có câu: “gia hữu tẫn hoàng lao nhất đầu
niên phương nhị tuế” ( nghĩa là: nhà
có một con bò cái lông vàng tròn hai năm tuổi). Núi Đồng Cổ thờ thần Đồng
Cổ (thuộc huyện Yên Định-Thanh Hoá) vốn tên là núi Khả Lao. Chữ “lao” là con
bò. Dân gian trước kia cũng gọi là núi Con Bò.
(3)-
“Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc”-Nhà
xuất bản Khoa học xã hội-2001
(4)-Uỷ
viên ban chấp hành Hội văn nghệ dân gian Việt Nam không phải là chức vụ khoa
học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét