Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi đáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏi đáp. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 5, 2015

"QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG" là sao?

                                                         HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:  
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
 -“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào):  x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. 

         Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”

2 thg 5, 2015

MỘT NGÔI SAO, HAY KHÔNG CÓ SAO?

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: "Một ngôi sao, một ao nước".

Sách “Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975) ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.

5 thg 4, 2015

"VIỆT VỊ" HAY "LIỆT VỊ"?

  Hoàng Tuấn Công

Có những điều ta tưởng ai cũng hiểu, chẳng cần bàn cãi gì thêm nữa. Tuy nhiên, đôi khi thực tế lại không hẳn như vậy. Tôi nghiệm mỗi khi có trận bóng đá trực tiếp (đặc biệt là có đội tuyển Việt Nam thi đấu), số lượng bạn đọc truy cập bài “Trước giờ bónglăn, “việt vị” hay “liệt vị” trên Tuấn Công Thư phòng (đăng từ hồi chuẩn bị khai mạc World Cup 2014) lại tăng lên. Phần lớn bạn đọc đều gõ các từ khóa “việt vị hay liệt vị”, “lỗi việt vị hay liệt vị”...để tìm hiểu. Nay nhân bạn Nguyễn Trung Thành (FB Nguyễn Trung Thành) nhắn hỏi "Việt vị đúng hay liệt vị đúng?", TCTP xin tóm tắt, đăng lại bài viết cũ, gửi tới bạn Trung Thành và bạn đọc.

3 thg 4, 2015

QUẠT QUAY CHO BÕ LÚC CHĂN ĐÈ!

       Hoàng Tuấn Công


Vào hè năm 1986, bác Chính Phong Lê Nhật Duy, Lương y-Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa, (nay đã mất) gửi cho Cao Đăng (Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Tuy nhiên Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa. 

27 thg 3, 2015

Thơ Đường “Hai Lúa” gửi Tuấn Công Thư phòng

"Hai lúa" Nguyễn Huy Vụ

Ảnh lấy từ nguyenhuyvu62@gmail.com

         Hoàng  Tuấn Công  


Nguyễn Huy Vụ là độc giả của Tuấn Công Thư phòng. Trong một bức thư gửi TCTP ngày 13 tháng 10 năm 2014, ông viết:
“...Tôi là kẻ quê mùa chậm lụt, mãi gần đây mới biết trang của TC. Thú thật tôi rất ngưỡng mộ các bài viết và  đi hết  bất ngờ này đến bất ngờ khác, dù tới nay tôi vẫn chưa có tg để đọc hết các bài. Nếu không phải là người (...)  có tấm lòng yêu  chân thiên mĩ, yêu dân tộc thì không thể viết lên được. 

5 thg 9, 2014

"Uống như hũ chìm" là thế nào ?

  Hoàng Tuấn Công
  
Thư bạn đọc Nguyen Son Phu phu.191973@gmail.com viết: "Tôi mới biết trang “Tuấn Công Thư Phòng” gần đây thôi, khi trang “Quê choa” giới thiệu loạt bài viết của Anh về một số thiếu sót trong một số tác phẩm của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân. 

8 thg 8, 2014

Sự nguỵ tạo ác ý trong “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”


                    Huỳnh Cống Tuân

        Mấy ngày qua, các trang mạng xã hội xôn xao bàn tán, chia sẻ “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa.” Nhiều báo điện tử tên tuổi và các trang mạng khác cũng đã đăng lại như: “Đời sống pháp luật (Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), “ Báo Đất Việt”(Diễn đàn của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), v.v...Sau đây là nguyên văn được đăng trên “Báo Đất Việt” :

13 thg 7, 2014

“Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ nông dưới biển” là thế nào ?


Bồ nông dưới biển
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ nông nông dưới bể”. Các Nhà biên soạn từ điển, nghiên cứu văn hóa dân gian giải thích:
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TPHCM-2012) ghi chú: “Chưa rõ nghĩa”.
-“Tục ngữ Việt Nam (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri - NXBKhoa học xã hội-1975) đưa ra hai dị bản: “Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới biển (hoặc như bồ nông mò biển).” Vì sách chỉ làm nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp nên nhóm tác giả không giải thích. Tuy nhiên, căn cứ việc sách đưa ra dị bản thứ hai: “Bắt chấy cho mẹ chồng như bồ nông mò biển” đủ thấy các tác giả cũng chưa biết nên hiểu thế nào cho đúng.

8 thg 7, 2014

MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?

Gà giai đoạn mọc đuôi tôm.

       HOÀNG TUẤN CÔNG 

Câu tục ngữ "Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm" không xa lạ với người Việt. Trong khi hầu hết mọi người đều hiểu đúng, dùng đúng theo nghĩa bóng, thì nghĩa đen của nó lại làm tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Cái đuôi tôm của con gà liên quan gì đến ông chủ, mà khiến nó phải đợi “vắng chủ nhà” mới “mọc” ra? Sự vô lý ngự trị câu tục ngữ khiến người ta nghi ngờ tính chính xác của văn bản.

19 thg 6, 2014

“GIÁO SƯ TỰ PHONG”

Bao giờ trống đánh mõ rao... ?

Bìa 4 sách Từ điển từ và ngữ Việt Nam
của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công

Ngày 5/6/2014, trên Quê Choa có bài viết độc đáo: “Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo sư Nguyễn Lân” của Lê Mạnh Chiến. Một trong những “sự thật” đáng ngạc nhiên được tác giả bài viết khám phá: GS Nguyễn Lân chưa bao giờ được Nhà nước phong giáo sư.

11 thg 6, 2014

Trước giờ bóng lăn, “VIỆT VỊ” hay “LIỆT VỊ” ?

                                                  
Hoàng Tuấn Công

Có thể nói, World cup 2014 là một kỳ World cup đến một cách lặng lẽ chưa từng thấy. Chưa đến, chưa qua mà đã thấy buồn, thiếu hẳn sự háo hức, mong chờ, chuẩn bị như mọi lần. Có lẽ tất cả cảm xúc của người dân Việt Nam, ngoài đời cũng như trên báo chí đều đang hướng về biển đảo của Tổ quốc. 

23 thg 5, 2014

“VIỄN VÔNG” hay “VIỂN VÔNG” ?


Sự biến đổi của chữ "Vọng"
Hoàng Tuấn Công

-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) viết: “Viển vông: tính từ, không thiết thực, hết sức xa rời thực tế. mơ ước viển vông; toàn nói những chuyện viển vông. đồng nghĩa: hão huyền”.
-Từ điển chính tả (dành cho học sinh)-NXB Từ điển bách khoa-Trung tâm từ điển học: “Viển: viển vông: diễn giả nói những điều viển vông”.
-Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Trọng Báu-NXB Giáo dục-2013: “Viển: viển vông (Xa rời thực tế, chẳng thiết thực gì cả: suy nghĩ viển vông)
-Từ điển từ láy tiếng Việt-Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện ngôn ngữ học-NXB Khoa học xã hội: “Viển vông tính từ. Không thiết thực và rất xa thực tế. Chuyện viển vông. Mơ ước viển vông”.
-Từ điển Việt Hán-GS Đinh Gia Khánh hiệu đính-NXB Giáo dục-2003: “Viển vông: 虚幻的(hư ảo đích).
Như thế, rất nhiều sách từ điển tiếng Việt viết là “viển vông” (viển dấu hỏi) chứ không phải “viễn vông” (viễn dấu ngã).
Thực ra, từ “viển vông” là biến âm của “viễn vọng” nghĩa là trông xa:
-Chữ “vọng” nghĩa gốc là nhìn ra nơi xa. Giáp cốt văn: chữ “vọng” giống như một người đang đứng, mắt mở to nhìn ra xa. Kim văn: thêm hình mặt trăng, thể hiện rõ một người đang “viễn vọng”- nhìn xa.
-Ngoài nghĩa đen là nhìn xa, trong Hán văn, từ “viễn vọng” có nghĩa bóng là “ảo tưởng”, trông chờ vào cái gì đó quá xa vời, không thực tế. Từ điển Việt-Hán (sách đã dẫn) cho ta biết: “Viễn vọng: nghĩa 1. 遠望 viễn vọng - nhìn xa; kính viễn vọng 遠望鏡 (viễn vọng kính) Nghĩa 2. 幻想 -ảo tưởng”.
-Từ “ảo tưởng” được Từ điển tiếng Việt giải thích: “có ý nghĩ viển vông, mơ hồ, thoát li hiện thực: ảo tưởng về một thế giới hoàn mĩ”.
-Việt Nam tự điển (Hội khai trí tiến đức-1932):
+Viển-vông: Vu vơ, không có bằng cứ gì cả. Câu chuyện viển vông.
+“Viễn-vọng: trông xa. Đứng trên lầu viễn-vọng. Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi: Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông”.

Như thế, ta có mối liện hệ: Viễn vọng = Ảo tưởng = viển vông. Đặc biệt, Việt Nam tự điển-cuốn sách xuất bản đầu thế kỷ XX cho ta biết thêm: thời bấy giờ đã có sự biến âm “viễn vọng” thành “viển vông”. Tuy nhiên, người ta chưa quên hẳn từ “viễn vọng” nên còn được Việt Nam tự điển ghi nhận: “Viễn vọng: Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi”. Đáng chú ý, cái ví dụ có vẻ “trái khoáy” “Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông” của Việt Nam tự điển cho ta thấy “viển vông” bắt đầu Việt hóa: viễn biến âm thành viển; vọng biến âm thành vông, dần dần thay thế hoàn toàn cho từ Hán Việt “viễn vọng” (Đây là hiện tượng dùng một từ Hán Việt cũ để giải thích cho một từ Việt hóa hoặc từ thuần Việt mới, theo kiểu như “ngày sinh nhật”). Để rồi thay vì nói: “Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông” người ta sẽ nói: “Chỉ nói toàn những chuyện viển vông”. Và hơn nửa thế kỷ sau, người ta đã quên hẳn từ “viễn vọng” với nghĩa bóng “mong mỏi chuyện xa xôi” của nó và mặc nhiên công nhận duy nhất từ “viển vông”. Đến mức Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) xếp “viển vông” vào diện “từ láy tiếng Việt”. Qua đó cho rằng trong từ ghép “viển vông” có một yếu tố  không có nghĩa, hoặc cả hai đều không có nghĩa.

Vậy, bây giờ ta phải theo cách viết nào? “Viển vông” hay “viễn vông”. Cách giải quyết hợp lý là theo số đông = viển vông. Tuy nhiên, với các nhà biên soạn từ điển, khi giải thích nghĩa từ “viển vông” nên chú thích nguồn gốc của từ và đưa ra lời khuyên dùng thống nhất là “viển vông” thay vì “viễn vông”, tránh băn khoăn, thắc mắc cho mọi người mỗi khi nói và viết.

                                                                                            HTC/5/2014


21 thg 5, 2014

HẢI GIÁM, NGƯ CHÍNH CỦA TA HAY CỦA TÀU ?

                         

                                    Hoàng Tuấn Công

Tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
bằng vòi rồng

Nhiều người sẽ có câu trả lời ngay. Thậm chí bực mình: “Của Tàu chứ còn gì nữa, chẳng lẽ lại của Ta !?” Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng hiểu biết được như vậy. Cách đây một năm, Báo Giáo dục Việt Nam (Giáo dục.net.vn) thứ ba ngày 16/4/2013 có bài: “Sinh viên Việt Nam 'mù tịt' về tàu hải giám, ngư chính Trung Quốc?!” Bài báo cho biết:

23 thg 4, 2014

THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG ! ? Câu hỏi về một phiến đá "hèn nhát" ở Thanh Hóa

                                                                                                                                           
Đá có chữ "Thạch bất cảm đương"
HTC phát hiện tại Hậu Lộc

                                   Ảnh: Tuấn Công 
  Hoàng Tuấn Công

Tiết Kinh Trập năm con Rồng (2012), tôi “Cùng nông dân ra đồng”, phòng trừ sâu bệnh hại lúa tại huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá. Khi đang đứng bên hè Hội trường của một thôn nhỏ xã Liên Lộc, chợt thấy cái gì đó rất hấp dẫn ở phí luỹ tre (có lẽ vì thấp thoáng sau luỹ tre là ngôi nhà lá đơn sơ chăng?). Bèn bước chân tới đó. Nhìn vào sân không thấy bóng người. Lá vàng rụng đầy trên lối ngõ rêu xanh và mặt nước ao tù. Chiếc cổng tre đơn sơ dù chỉ khép hờ cũng đủ khiến tôi không dám tự động vượt qua cái ngưỡng ấy. Vậy là đứng ngó quanh bờ rào. Nhìn trời nhìn đất… Bỗng nhiên tôi giật mình! Ngay dưới chân là một dòng chữ Hán. Bốn chữ mới nhìn tưởng quen, nhưng lại hoá ra rất lạ:
“THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG”!

Đá dài độ 90cm, rộng 40cm. Có vẻ như được chọn từ một phiến đá vốn có hình thù tự nhiên như vậy. Trông hình đá gồm gồm ở giữa, mỏng dần về xung quanh như cái mai mực vậy. Chất đá không phải đá xanh mà là kiểu đá có nhiều thớ, thường thấy ở các núi đá lẫn đất. Chữ trên đá là loại chữ chân nghiêm cẩn, đúng pháp, nét bút lông mảnh. Nét viết dứt khoát như được thể hiện trực tiếp lên đá cho thợ đục. Nét đục cũng khá sâu, đường đục đanh, rõ ràng, rành mạch.

22 thg 4, 2014

QUÂN TỬ Ố KỲ VĂN CHI TRỨ "Văn" là gì, "trứ" là gì ?



      Một độc giả từ địa chỉ hoabay1@ymail.com hỏi: Làm ơn chỉ giùm: trong câu "quân tử ố kì văn chi trứ" có phải "văn" là nghe, "trứ" là trứ tác (trước tác) ?
                                                        Xin cảm ơn trước !
                                                            Ng. Kim Bay

HTC: Phán đoán của bạn đúng mà không đúng ! Vậy, chính xác "văn" là gì, "trứ" là gì ? Xin độc giả cùng chúng tôi dài dòng một chút.

18 thg 4, 2014

XIN HAY KHÔNG XIN? SAO LẠI XIN? XIN CÁI GÌ?



Chiến sĩ Công an nhổ nước bọt vào mặt dân, sau đó đã
đưa ra lời xin lỗi
Ảnh: ST
Bác Lê Hữu Nghĩa hỏi: 
“Thưa Anh Hoàng Tuấn Công. Tôi có ý chút suy nghĩ thế này, mong được anh chỉ giáo thêm. Lâu nay, và cũng nhân đọc báo thấy Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói : "Cán bộ công chức phải biết 4 xin đối với nhân dân là xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép". Tôi thì cho rằng Tiếng Việt mình làm gì có "xin chào" và "xin cảm ơn" phải không thưa Anh? Chào là chào, thường đi kèm với, ví dụ cháu chào ông, em chào anh, chào cháu, chào em... cũng như thế, cám ơn (cảm ơn) là cám ơn chứ sao lại "xin cám ơn"? Phải chăng, lâu thành quen rồi từ đó sai thành đúng? Anh có nhận xét gì về "4 xin" không?
Rất mong được Anh hồi âm. Chân thành cám ơn Anh”.

5 thg 4, 2014

SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?

                   Hoàng Tuấn Công
         
Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má) ! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào..." Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.

3 thg 4, 2014

PHÉP VUA CÓ THUA LỆ LÀNG ?

  Hoàng Tuấn Công                                              

Không ít người cho rằng, câu ngạn ngữ “Phép vua thua lệ làng” (dị bản "Luật vua thua lệ làng; Lệ làng hơn phép nước), khẳng định một thực tế trong xã hội phong kiến, lệ làng đủ mạnh để chống lại phép vua, hoặc có thể làm trái những điều phép vua quy định. Theo đó, ngày nay "xây dựng quy ước Làng văn hóa không nên giống như lệ làng, bởi xưa kia “phép vua còn thua lệ làng”!

Sự thực, phép vua có thua lệ làng không ?

2 thg 4, 2014

NHÂN TÌNH và TÌNH NHÂN

                                                   Hoàng Tuấn Công

Nhân tình và tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; lòng dân, tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu.

Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ nhân tình và tình nhân.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) ghi nhận cách dùng trong thực tế như sau:

tình nhân = “người yêu. “Tình nhân lại gặp tình nhân, Hoa xưa ong cũ, mấy phân chung tình!” (TKiều)”.

- nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy. có nhân tình ~ bỏ nhà theo nhân tình”.

- “tình nhân như nhân tình “…vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…” (Vũ Trọng Phụng).

Cách dùng tùy tiện hai từ nhân tình và tình nhân không chỉ tồn tại trong đời sống ngôn ngữ đại chúng, mà còn in dấu ấn vào chữ nghĩa của cả những người cầm bút chuyên nghiệp. Mở đầu bài thơ Ghen, Nguyễn Bính Viết: 

“Cô nhân tình bé của tôi ơi,

Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười.

Những lúc có tôi, và mắt chỉ,

Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi…”

Nếu hiểu nhân tình = “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, như Từ điển của Hoàng Phê giảng, thì “Cô nhân tình bé của tôi ơi”, trong thơ Nguyễn Bính hẳn là một phụ nữ ngoại tình, một kẻ đáng chê. Trong khi vào nội dung bài thơ, thì “cô nhân tình” này là một cô người yêu có vẻ đẹp và tất cả sự trong trắng, khiến nhà thơ phải ghen” đến mức muốn giữ tất cả cho riêng mình:

 “…Tôi muốn những đêm đông giá lạnh,

 Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô,

Bằng không tôi muốn cô đừng gặp,

Một trẻ trai nào trong giấc mơ...”

Như vậy, nếu đây là văn bản đáng tin cậy, thì Nguyễn Bính đã dùng từ nhân tình với nghĩa không chuẩn xác.

Với Vũ Trọng Phụng thì khi viết “…vợ ông phán mọc sừng đang bù khú với tình nhân ở phòng bên cạnh…”, ông đã dùng đúng hai chữ tình nhân (người tình) theo nghĩa và cú pháp của một từ Việt gốc Hán. Trong khi nhân tình mà từ điển của Hoàng Phê đã giảng “người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy”, thực chất (hoặc có thể) là cách diễn dịch hai chữ nhân tình theo cú pháp tiếng Việt thành người tình.

Trong tiếng Hán, nhân tình được Hán ngữ đại từ điển giảng tới 8 nghĩa, như: 1.tình cảm của con người (hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục); 2. Tình thường của con người; 3. Lòng người, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng; 4. Tình thân giữa người và người; 5. Dân tình; phong tục dân gian; 6. Tình bạn bè với nhau, v.v…Không thấy nhân tình có nghĩa nào chỉ người tình, người yêu. Trong khi tình nhân 情人 được Hán ngữ đại từ điển giảng hai nghĩa là: người yêu, bạn thân.

Đáng chú ý, con đường đưa hai chữ nhân tình trở thành tình nhân-người tình đã được Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức - 1931) ghi nhận: nhân tình 人情 • Tình của người ta <> Nhân-tình phản-phúc. Dùng sang tiếng Nam có nghĩa là người có tình-ái riêng với nhau hay là lòng tư-túi nhận của đút lót <> Đem tiền cho nhân-tình. Người kia bị kiện, nhưng đã có nhân-tình với quan.”.

Vậy, khi dùng đúng, nhân tình  tình nhân có những nghĩa nào? Xin liệt kê một số nghĩa chính sau đây:

1-NHÂN TÌNH:

-Tình người: Thành ngữ Hán Việt có câu Nhân tình thế thái (hoặc Thế thái nhân tình) có nghĩa là tình người, thói đời. Cụ Tú Xương khi nói về tình người bạc bẽo đã viết: Đ.mẹ nhân tình đã biết rồi/Lạt như nước ốc bạc như vôi; Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo/Nhân tình bạc thế lại bôi vôi. Hay Trước đèn xem truyện Tây minh/Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le (Lục Vân Tiên). Ở đây, từ nhân tình đã được dùng chính xác với nghĩa là tình người, lòng người.

-Dân tình: Phong tục tập quán, sinh hoạt của dân chúng; lòng dân, nguyện vọng của dân chúng (nghĩa cổ). Ví dụ “Chuyến đi sang Pháp này, Trương Vĩnh Ký cũng thu thập, học hỏi được nhiều điều: “Vĩnh Ký trong 9 tháng giúp theo Sứ sự, đều đặng hoàn toàn; nhơn đó mà lại được quan sát nhơn tình, phong tục, châu lưu thành quách sơn xuyên…” (Trương Vĩnh Ký hành trạng – Đặng Thúc Liêng).

-Người tình: Người có quan hệ bất chính, khi cả hai (hoặc một trong hai) đang có vợ, có chồng. Ví dụ Ông ấy bắt nhân tình với một cô đang còn trẻ lắm, hoặc Ông ấy có nhân tình nhân ngãi với một bà goá chồng.

Lưu ý, nhân tình với nghĩa người tình, người yêu trong quan hệ luyến ái, yêu đương chân chính (như cách dùng của Nguyễn Bính trong bài thơ Ghen) hầu như không được dùng trong thực tế.

2-TÌNH NHÂN:

-Người tình: người có quan hệ yêu đương không chính đáng với người khác, trong quan hệ với người ấy.

-Người yêu: người có quan hệ tình cảm thắm thiết, có ý muốn chung sống và gắn bó cuộc đời với một người nào đó (thường chỉ trai chưa vợ, gái chưa chồng). Đây cũng chính là nghĩa của hai chữ tình nhân trong câu thành ngữ Hán Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi - 情人眼裏出西施, nghĩa là: Trong mắt người yêu, cô gái hiện ra với vẻ đẹp của nàng Tây Thi.

Như vậy, tình nhân (người yêu) không đồng nghĩa với nhân tình (tình người; bồ bịch). Thế nên, người ta gọi Ngày lễ tình nhân chứ không ai gọi Ngày lễ nhân tình!

Hoàng Tuấn Công