31 thg 10, 2023

“THAM QUAN” VÀ “THĂM QUAN”

 

Đền thờ Nguyễn Nghi - Đông Sơn
TP Thanh Hoá
Ảnh: báo Thanh Hoá
      HOÀNG TUẤN CÔNG 
     

Độc giả Phùng Đình Đạt (Hà Nội) hỏi: 

“Gần đây tôi có đọc hai bài viết về từ “thăm quantham quan”.

Bài thứ nhất viết:

Rất nhiều người, bao gồm không ít vị có chức sắc hoặc bằng cấp cao, vẫn dùng từ “thăm quan” và khăng khăng rằng như vậy mới đúng. Nhiều lần, khi ai đó nói hoặc viết là “thăm quan” khu du tích, “thăm quan” ngôi chùa cổ hay địa điểm du lịch, tôi có góp ý rằng phải là “tham quan” mới đúng. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhất quyết rằng họ không sai.

27 thg 10, 2023

TỪ “DỞ NHƯ HẠCH” ĐẾN “ĐỒ ĐẨY (ĐĨ) HẠCH”

 

Đồ họa trên trang Bestie.vn và bài viết
cho rằng cụ Vương Hồng Sển 
giải thích 
câu "Dở như hạch" như trong bài viết
           HOÀNG TUẤN CÔNG


    Thành ngữ “Dở như hạch” không được bất cứ cuốn từ điển nào chúng tôi có trong tay thu thập thành một mục riêng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, thì nó lại được dùng khá nhiều, và cũng là chủ đề bàn luận khá sôi nổi.

1-Giải thích của cụ Vương Hồng Sển?

Nhìn chung, các diễn đàn đều trích dẫn cách giải thích (được cho là) của cụ Vương Hồng Sển trong sách “Ăn cơm mới nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc” (Vương Hồng Sển - NXB Trẻ - 2012). Ví dụ bài Câu “Dở như hạch” ra đời như thế nào?trên các trang Sài Gòn Xưa (saigonxua.net), Tạp chí Đáng Nhớ (dangnho.com) hay Dở như hạch trên Blog Phạm Ngọc Hiệp1. Xin trích:

25 thg 10, 2023

MÚA ĐÈN KẺ RỦN

 

Múa đèn, dân ca Đông Anh
Ảnh: báo Thanh Hóa
          HOÀNG TUẤN PHỔ

Kẻ Rủn ở huyện Đông Sơn, một vùng quê trước năm 1945 gồm 9 xã của 3 tổng: Tuyên Hóa, Quảng Nạp và Thạch Khê. Các làng của Kẻ Rủn; Viên Khê, Đàm Xá, Xuân Lưu, Cao Thôn, Phúc Hậu, Phù Lưu, Viễn Đương, Mao Xá, Đại Nẫm, sau 1955 đổi thành nhiều thôn, xóm tùy thuộc thời gian của ba xã Đông Thịnh, Đông Xuân, Đông Khê.

16 thg 10, 2023

“CHÉN”, “NHÁ”,… CÓ PHẢI LÀ “TỪ KÉM VĂN HÓA”, “THÔ TỤC”?

 

Mẹ và con
Tranh: Mai Trung Thứ
            HOÀNG TUẤN CÔNG


      Độc giả Hoàng Anh Thi (Hà Nội) hỏi: “Mấy năm nay rộ lên chuyện một số từ như “chén”,  “nhá”, “tợp”, xuất hiện trong sách Tiếng Việt lớp 1. Nhiều ý kiến phản đối quyết liệt, cho rằng đây là những từ “thô tục”, không phù hợp với trẻ em tiểu học. Đơn cử, bài Sách giáo khoa đầy “sạn”: Thu hồi, chỉnh sửa hay để đó cho qua…” trên một tờ báo nọ đăng ý kiến của ông HMH, cho rằng:

Quê tôi ở Nam Định, nhiều khi người ta vẫn dùng từ “nhá” với nghĩa là “ăn”. Nhưng chỉ những đám lôm côm nói với nhau: “Mày cố mà nhá cho hết cái đống ấy đi”. Một việc gì đó khó khăn, nặng nhọc người ta cũng dùng từ này để diễn tả: “Xem chừng vụ này nhá không trôi!”. Vì là từ thông tục, nên đôi khi người lớn sử dụng để quát trẻ con, chứ trẻ con không được dùng với người lớn. Trong học đường không được phép dùng những từ tương tự.

15 thg 10, 2023

TỪ “TẾ” TRONG “TỬ TẾ” ; “TINH TẾ”, ĐẾN “TỂ” TRONG “THÁI TỂ”

 

Phong cảnh đầm hoang ở xã Ngọc Lĩnh 
- huyện Tĩnh Gia (Nghi Sơn)
Ảnh: HCT
                      HOÀNG TUẤN CÔNG
       

     “Tử tế” “tinh tế”  là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ – Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

                 -Với từ tử tế”:

                 Từ điển từ láy tiếng Việt giảng hai nghĩa (tính từ) như sau: “1. Có cái cần có để được coi trọng, không bị coi là lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn. Ăn mặc tử tế. Được học hành tử tế. Con nhà tử tế. 2. Có những biểu hiện chu đáo, tốt bụng trong quan hệ đối xử. Ăn ở tử tế với nhau. Được tiếp đãi ân cần tử tế”.

6 thg 10, 2023

NGHĨA CỦA “MẠI” TRONG TỪ “MỀM MẠI”

 


Hình ảnh clip 
cô giáo dạy
 về từ láy "mềm mại" theo SGK
Ảnh: HTC  
              HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Mềm mại là từ được các nhà biên soạn từ điển, nghiên cứu về từ láy, cũng như sách giáo khoa xếp vào diện từ láy.

Cụ thể, Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa: “MỀM MẠI tt. 1. Mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, chạm phải. Bàn tay mềm mại. Tấm lụa mềm mại. “…gương mặt như đóng khung trong làn tóc đen mềm mại có đôi mắt to, sáng ngời ngời”. (Ma Văn Kháng). 2. Dịu dàng, uyển chuyển, đầy tính chất uốn lượn, gợi cảm giác đẹp. Dáng điệu mềm mại. Giọng ca mềm mại và ấm”.