17 thg 5, 2015

"QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG" là sao?

                                                         HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:  
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
 -“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào):  x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. 

         Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”

2 thg 5, 2015

MỘT NGÔI SAO, HAY KHÔNG CÓ SAO?

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: "Một ngôi sao, một ao nước".

Sách “Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975) ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.