P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lân. Hiển thị tất cả bài đăng
30 thg 11, 2017
BBC VIỆT NGỮ VÀ NHỮNG BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỐN SÁCH "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU"
Nhân bàn về chuyện cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, BBC Việt ngữ có những bình luận khá thú vị xung quanh cuốn "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU" (Xem từ phút thứ 19):
P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).
P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).
11 thg 4, 2016
Từ "nguyên chủng" của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
"Nguyên
chủng" là thuật ngữ ban đầu được
sử dụng trong nghiên cứu, chọn tạo sản xuất giống lúa lai, sau trở thành một từ thông
dụng mà gần như mọi nông dân trồng lúa Việt Nam đều biết. Tuy nhiên có lẽ đây là từ mới,
nên sau khi tra cứu hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng tôi chỉ thấy duy
nhất có "Từ điển từ và ngữ Việt
Nam" (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh-2006) của GS Nguyễn Lân thu
thập từ "nguyên chủng" và
giải thích như sau: "nguyên chủng • danh từ [Hán • nguyên: như cũ; chủng: giống] Giống
cũ: Vẫn cấy nguyên chủng giống lúa, nên
năng suất không cao."
12 thg 9, 2015
Về hai chữ “đái” trong Từ điển của GS Nguyễn Lân
Đái mạch huyệt đồ (Hình vẽ minh họa vi trí của "đái mạch". Vòng trên cùng là đái mạch. |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (NXB Từ điển bách khoa-2002)
của GS Nguyễn Lân có giảng
nghĩa hai từ: “ái đái” và “bạch đái”. Tuy nhiên, cả hai từ
này đều bị GS Nguyễn Lân giảng sai về từ tố:
1-“Ái đái (đái: đội
trên đầu) Thân thiết và tôn trọng (cũ)
Tỏ lòng ái đái đối với ông thầy.”
Đúng là chữ “đái” 戴 (đọc chệch là “đới”) có một
nghĩa là “đội”, (như: 不 共 戴 天-Bất cộng đái (đới) thiên-Không đội trời chung)... Tuy nhiên “đái” 戴 trong từ “ái đái” 愛戴, (tự
hình giống nhau) lại có nghĩa là “tôn
kính”, chứ không có nghĩa “đội trên
đầu” như GS Nguyễn Lân giảng. Để chứng minh điều này không khó:
2 thg 12, 2014
Vài lời nhân Từ điển của GS Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản
Hoàng Tuấn Công
Hai bản inTừ điển (bìa trắng+vàng) của GS Nguyễn Lân mới tái bản (2014) |
Điều này có thể bất ngờ đối với nhiều bạn đọc
từng biết đến sai sót của cuốn sách, nhưng với chúng tôi thì không!
1 thg 7, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn
Lân
Kỳ 7
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
(Phần I)
Hoàng Tuấn Công
Đất anh hùng có huyền thoại anh hùng. Người thông minh có giai
thoại thông minh. Kẻ ngốc ngếch có giai thoại ngốc ngếch... Giáo sư Nguyễn Lân
nổi tiếng là người yêu đến “say mê tiếng mẹ đẻ” (Thứ tiếng
chúng tôi đã nói đến trong Kỳ 6-Tiếng mẹ đẻ). GS còn là một
“huyền thoại” về chính tả và ý thức chính tả.Giai thoại “Chớ vào hầm chú ẩn” kể
về GS Nguyễn Lân, được nhiều người cầm bút khai thác dưới nhiều dị bản:
29 thg 6, 2014
Wikipedia đã sửa đổi gì
MỤC
TỪ NGUYỄN LÂN ?
Hoàng Tuấn Công
GS.TS Phạm Vũ Luận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo |
Cuối ngày 24/06/2014, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mục từ Nguyễn Lân đã được sửa chữa với dòng ghi chú: “Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:14, ngày 24 tháng 6 năm 2014”.Vậy, Wikipedia đã “sửa đổi” những gì về Nguyễn Lân ?
19 thg 6, 2014
“GIÁO SƯ TỰ PHONG”
Bao
giờ trống đánh mõ rao... ?
Bìa 4 sách Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân |
Hoàng Tuấn Công
Ngày 5/6/2014, trên Quê Choa có bài viết độc
đáo: “Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo
sư Nguyễn Lân” của Lê Mạnh Chiến. Một trong những “sự thật” đáng ngạc nhiên
được tác giả bài viết khám phá: GS Nguyễn Lân chưa bao giờ được Nhà nước phong
giáo sư.
1 thg 5, 2014
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG TÁC HẠI SÂU XA VÀ LÂU DÀI ?
Phản hồi của bạn đọc Khải Nguyên
(phucdau05 @yahoo.com.vn)
HaiPhong
TCTP: Hiện nay, Tuấn Công Thư Phòng chỉ
đăng bài của chủ BLOG Hoàng Tuấn Công và Cụ thân sinh Hoàng Tuấn Phổ. Một số
ý kiến của bạn đọc, dài hay ngắn đều được đăng ở dạng phản hồi. Riêng ý kiến
của bạn đọc Khải Nguyên chúng tôi nhận được qua địa chỉ Email (không thể đăng
dưới dạng phản hồi) nên xin được đăng riêng, nhưng cũng được xem như một kiểu
phản hồi công khai của bạn đọc. Chúng tôi cho rằng, đây là những trăn trở rất
có trách nhiệm và đáng suy nghĩ của bạn đọc Khải Nguyên. Cũng nhân đây, chúng tôi mở thêm tiểu mục "Tin nhạn" để đăng những phản hồi công phu và có nhiều ý nghĩa của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Trân trọng cảm ơn Khải Nguyên và bạn đọc!
Tuấn Công Thư Phòng
20 thg 4, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Sách của GS Nguyễn Lân giới thiệu tại Hội thảo |
Hoàng Tuấn Công
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
( Kỳ 7-phần II)
TCTP: Nhiều bạn đọc gửi thư hỏi, HTC là “Học giả, Nhà nghiên cứu, hay Nhà ngôn ngữ...” ? Xin thưa rằng KHÔNG ! HTC không phải và không hề dám nghĩ mình là một “nhà” nào trong số đó. HTC chỉ là người đọc sách nhưng không hoàn toàn tin vào sách. Nay cóp nhặt mấy điều không tin ấy chia sẻ cùng bạn đọc mà thôi.
30 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
(Phần 2)
Ở Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ
trắng và đẹp: Cô
ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi
nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn
ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ
không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên
về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau
đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS
Nguyễn Lân xin được tiếp tục:
24 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ
điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ
Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã nói nhiều đến những sai sót do trình độ, kiến thức sách vở của GS Nguyễn Lân. Như: cách hiểu thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt; phương pháp luận, kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn,v.v...Phải thừa nhận đó là những vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên kỳ này, mời bạn đọc cùng chúng tôi nói đến một lĩnh vực dễ hơn nhiều. Đó là: tiếng mẹ đẻ - thứ tiếng mà đa số chúng ta có thể làu làu qua cách học truyền khẩu.
11 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 5
Hoàng Tuấn Công Kỳ 5
Tư duy logic
Nếu "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân giống như một cái “kho” khổng lồ chứa muôn hình vạn trạng sự vật hiện tượng, thì các đơn vị từ, ngữ, khái niệm...chính là những sự vật hiện tượng được sắp xếp có hệ thống khoa học trong cái kho ấy. Bằng tư duy logic, Nhà biên soạn từ điển phải mô tả chính xác từng sự vật hiện tượng tương ứng với từ ngữ đó. Căn cứ mô tả này, người ta có thể “vào kho”, nhận diện và tìm thấy sự vật, hiện tượng (từ, ngữ) cần tìm một cách nhanh chóng, chính xác và sử dụng đúng mục đích.
3 thg 3, 2014
Những sai lầm mang tính hệ thống trong
“TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Từ điển là sách công cụ tra cứu, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để người dùng vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm, vấn đề cần tìm. Bởi thế, yêu cầu tối quan trọng của từ điển là phải chính xác. Sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, khi ông còn trường mạnh. Tuy nhiên cũng như hai cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” xuất bản sau đó hơn 10 năm, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân có quá nhiều sai sót.1 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 4
Hoàng Tuấn Công
"Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn"(Ngô Lai -“Kiến Văn tiểu lục” - Lê Quý Đôn).
Kỳ 4
Kiến văn và tra cứu
Thành ngữ tục ngữ là gì ? Là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nhân dân là ai ? Xưa có tới hơn 90% nhân dân là nông dân. Nông dân là ai ? Là ông bà, cha mẹ, anh em, bè bạn, hàng xóm láng giềng...quanh ta. GS Nguyễn Lân là con em nông dân, sinh ra lớn lên ở làng (*). Dẫu lúc nhỏ không phải làm “tiểu nông dân”, cũng cùng ăn, cùng ở với nông dân. Đối với một người có tư chất hoặt thiên hướng nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa truyền thống, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để những kiến văn về nông thôn, làng quê ngấm sâu vào máu thịt.
21 thg 2, 2014
THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 3 Lỗ hổng kiến thức Hán Nôm
Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" của "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân viết: "Gần đây, tôi nhận thấy trong các sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt (...)Để tránh sai lầm khá phổ biến trong việc dùng các từ Hán -Việt, tôi đã chú ý giải thích các từ nguyên". Thế nhưng, "vì sự trong sáng của tiếng Việt" mà chỉ có lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Lỗ hổng lớn về kiến thức Hán Nôm đã khiến GS Nguyễn Lân không thể thực hiện ý tưởng tốt đẹp và hết sức ý nghĩa đó(1).
12 thg 2, 2014
THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI
của Nhà biên soạn từ điển GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 2
Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học
Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học
GS Nguyễn Lân - Nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng Việt Nam, tác giả và đồng tác giả của 10 cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển song ngữ. Sao có thể nói “thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học” ? Nhận xét này quả là hồ đồ !
Kiến thức cơ sở ngôn ngữ học được hiểu là nền tảng kiến thức, những hiểu biết cơ bản nhất về bộ môn khoa học này. Nền tảng có vững thì những công trình xây dựng trên đó mới vững. Vậy, chúng ta hãy xem GS Nguyễn Lân đã nắm vững hoặc hiểu biết thấu đáo những thuật ngữ, khái niệm, thuộc tính của ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ hay GS lẫn lộn giữa cái nọ với cái kia, sai lầm này đẻ sai lầm khác ?
7 thg 2, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)
Kỳ 1
Phương pháp luận
Phương pháp luận là gì ? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
30 thg 1, 2014
Những sai lầm mang tính hệ thống trong "TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ cuối
“Láo nháo như cháo với cơm”
Những chuyện khó tin nhưng có thật
Sách có tên “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, phần "Lời nói đầu" cũng được GS Nguyễn Lân xác định tương đối chính xác tiêu chí thế nào là thành ngữ, tục ngữ. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác. Nhiều câu là ca dao, câu đối, các thuật ngữ ngoại giao, thể thao, quân sự, các cụm từ, ngữ, láy từ đã được GS sư đưa vào làm “thành ngữ, tục ngữ” Việt Nam:
25 thg 1, 2014
Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 4
Giảng sai về từ vựng, cách hiểu, cách dùng từ Hán-Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt
Các sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”, “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” và “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân mang đậm dấu ấn cùng tác giả. Đó là: dịch sai, hiểu sai nhiều từ Hán - Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt.
20 thg 1, 2014
Sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
DĨ HƯ TRUYỀN HƯ KỲ 3
Bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn, làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ.
Đặc trưng của thành ngữ, tục ngữ là nghĩa đen hạn hẹp, cụ thể, nhưng nghĩa bóng lại rất rộng. Nhiệm vụ của người làm từ điển sau khi giải thích nghĩa đen, phải đưa ra được cách hiểu nghĩa bóng khái quát. Từ đó, người sử dụng từ điển có thể vận dụng đúng, linh hoạt vào nhiều trường hợp khác. Nhưng do cách hiểu nông cạn, phiến diện, bỏ gốc lấy ngọn, GS Nguyễn Lân đã biến nhiều câu thành ngữ, tục ngữ có tính khái quát cao thành lời nói nôm na, hời hợt:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)