30 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân


         Hoàng Tuấn Công
Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ
(Phần 2)
Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ trắng và đẹp: Cô ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS Nguyễn Lân xin được tiếp tục:

ĐỀN ĐỒNG CỔ KHÔNG THỜ THẦN TRỐNG ĐỒNG


            Hoàng Tuấn Công

Đền Đồng Cổ ở Yên Định-Thanh Hóa

                                                       Ảnh: Cổng TTĐT Yên Định
Trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có một ngôi đền được nhắc đến nhiều với lòng thành kính và ngưỡng mộ. Đó là đền Đồng Cổ-Ngôi đền có từ thời Lý ở làng Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hoá. Tưởng đó là hồng phúc cho vị Sơn thần hiển ứng ở cả Thanh Hoa cổ địa, cùng đất kinh kỳ nghìn năm văn vật. Thế nhưng, nếu anh linh, chắc hẳn ngài không khỏi ngậm ngùi, tủi phận ! (Xem bài "Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long" và  "Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)" ...) Bởi trong không ít tài liệu sách báo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng (địa phương và trung ương, với sự góp lời của cả các nhà nghiên cứu và nhà Hà Nội học) lại tuyên truyền “Đồng Cổ từ” là ngôi đền thờ thần Trống Đồng !  

24 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

   Hoàng Tuấn Công
                                                  Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ

Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã nói nhiều đến những sai sót do trình độ, kiến thức sách vở của GS Nguyễn Lân. Như: cách hiểu thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt; phương pháp luận, kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn,v.v...Phải thừa nhận đó là những vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên kỳ này, mời bạn đọc cùng chúng tôi nói đến một lĩnh vực dễ hơn nhiều. Đó là: tiếng mẹ đẻ - thứ tiếng mà đa số chúng ta có thể làu làu qua cách học truyền khẩu.


18 thg 3, 2014

LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT

  1. HOÀNG TUẤN PHỔ 

HTC: Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ là thân phụ của Hoàng Tuấn Công. Hôm nay lục lại tệp bản thảo mình từng đánh máy, thấy có bài Tham luận “Lê Thánh tông và hình luật”. Nhớ về mấy vụ án oan chấn động gần đây, thấy bài viết có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Xin đăng để chia sẻ cùng độc giả.

Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

17 thg 3, 2014

VĂN HÓA THĂNG LONG

với sự đóng góp của Thanh Hoá

Hoàng Tuấn Phổ

Lý Thái tổ trước khi ban chiếu dời đô, nói với quần thần: “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước, có hình thế hiểm yếu như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quý nhất của đế vương”. Nhà vua nói “Kinh đô cũ của Cao Biền” là cách nói cho dễ hiểu. Sự thật lịch sử, thành Đại La xưa đã qua nhiều đời xây đắp, sửa sang, năm 836, Cao Biền tu bổ thêm, đặt là Đại La thành. 

11 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 5
Hoàng Tuấn Công                             Kỳ 5
Tư duy logic
Nếu "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân giống như một cái “kho” khổng lồ chứa muôn hình vạn trạng sự vật hiện tượng, thì các đơn vị từ, ngữ, khái niệm...chính là những sự vật hiện tượng được sắp xếp có hệ thống khoa học trong cái kho ấy. Bằng tư duy logic, Nhà biên soạn từ điển phải mô tả chính xác từng sự vật hiện tượng tương ứng với từ ngữ đó. Căn cứ mô tả này, người ta có thể “vào kho”, nhận diện và tìm thấy sự vật, hiện tượng (từ, ngữ) cần tìm một cách nhanh chóng, chính xác và sử dụng đúng mục đích.

3 thg 3, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong


 “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân
        Hoàng Tuấn Công
Từ điển là sách công cụ tra cứu, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để người dùng vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm, vấn đề cần tìm. Bởi thế, yêu cầu tối quan trọng của từ điển là phải chính xác. Sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, khi ông còn trường mạnh. Tuy nhiên cũng như hai cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” xuất bản sau đó hơn 10 năm, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân có quá nhiều sai sót.

1 thg 3, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 4

   Hoàng Tuấn Công

"Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn"(Ngô Lai -“Kiến Văn tiểu lục” - Lê Quý Đôn).

Kỳ 4
Kiến văn và tra cứu

Thành ngữ tục ngữ là gì ? Là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nhân dân là ai ? Xưa có tới hơn 90% nhân dân là nông dân. Nông dân là ai ? Là ông bà, cha mẹ, anh em, bè bạn, hàng xóm láng giềng...quanh ta. GS Nguyễn Lân là con em nông dân, sinh ra lớn lên ở làng (*). Dẫu lúc nhỏ không phải làm “tiểu nông dân”, cũng cùng ăn, cùng ở với nông dân. Đối với một người có tư chất hoặt thiên hướng nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa truyền thống, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để những kiến văn về nông thôn, làng quê ngấm sâu vào máu thịt.