3 thg 2, 2024

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG

Trúc hoá long
Sưu tầm và trưng bày tại TCTP

    HOÀNG TUẤN CÔNG

Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long . Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

2 thg 2, 2024

CON RỒNG TRONG NGÔN NGỮ DÂN GIAN

          

Mai hoá long
Khắc gỗ dân gian (tại TCTP)
                   HOÀNG TUẤN CÔNG
     

    Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế, nhưng nó vẫn mang hình dạng, tập tính của một con vật bằng xương bằng thịt và xuất hiện khá nhiều trong lời ăn tiếng nói dân gian, điển cố, điển tích.

Tương truyền, khi trời sắp mưa, rồng gầm lên thành sấm. Thế nên ví thanh âm gì hùng tráng thì gọi là Long minh sư hống 龍鳴獅吼 (Rồng gầm, sư tử rống). Mây là môi trường sống của rồng. Mây với rồng như nước với cá, nên có thành ngữ Như cá gặp nước như rồng gặp mây; Rồng mây gặp hội; Gặp hội mây rồng; Long vân gặp hội; Long vân khánh hội,...ý chỉ cơ hội may mắn, vua tôi, trai gái gặp nhau, hoặc người đi thi đỗ đạt, vinh hiển.