Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 7, 2014

Bài học lịch sử “TIN BỢM MẤT BÒ”

    Hoàng Tuấn Phổ
Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh
                                                Ảnh: Internet
Truyền thống Việt – Miên- Lào- Xiêm tình nghĩa láng giềng giáp mái kề hồi, sớm khuya tắt lửa tối đèn có nhau. Vua Gia Long, trước khi mất, căn dặn Hoàng Thái tử (Tức Minh Mạng): “Không được gây hấn ngoài biên”. (Đại Nam Thực lục). Năm 1823, Diến Điện sau mấy lần xâm lược Xiêm, bị nhà Nguyễn giúp Xiêm đánh thua, xin lập đồng minh Việt- Diến chống Xiêm, Minh Mạng từ chối. 

4 thg 7, 2014

CHÀNG hay TRÀNG, VẠT ÁO hay CỔ ÁO?


                               Hoàng Tuấn Công
Áo dài ngày xưa
                                                                Ảnh: Internet
 Tục ngữ Việt Nam có câu “Áo cứ tràng, làng cứ xã” hoặc “Áo cứ tràng, làng cứ lý trưởng”. Tuy nhiên trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lân lại đưa ra một dị bản rất lạ: “Áo cứ CHÀNG, làng cứ xã” và giải thích: “(Xã là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình”. Cách giải thích này bị không ít nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển phản đối:

[BÀI TẠM GỠ]
Những sách đã dẫn và tham khảo:

1,Đại Nam quấc âm tự vị (Dictionnaire ANNAMMITE) Huình Tịnh Paulus Của-Sài Gòn 1895.
2,Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa -Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm chú giải (NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1985).
3,Ngũ thiên tự Đoàn Trung Còn (Nhà xuất bản Thanh Niên-1999)
4, Từ điển AN NAM - LUSITAN - LA TINH (thường gọi Từ điển Việt-Bồ-La) A.de Rhodes  - NXB Khoa học xã hội-1991.
5,Việt Ngữ Tinh nghĩa từ điển-Long Điền Nguyễn Văn Minh (-NXB Quảng Vạn Thành- Hà Nội 6/1950).
6.Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam -GS Nguyễn Lân (NXB Văn hóa - 1989)
7.Việt Nam tự điển - Hội Khai Trí Tiến Đức - Nhà in Trung Bắc Tân Văn - 1931. 
8. Từ điển từ Việt Cổ-Nguyễn Ngọc San- Đinh Văn Thiện-NXB Văn hóa thông tin-2001(Cần nói thêm từ tràng vốn gọi đầy đủ là tràng vạt (trường vạt-vạt dài), sau này mới biến đổi và gọi tắt là tràng (trường) với nghĩa mặc định là vạt trước của áo dài. (Đúng như Đào Duy Anh giải thích trong Từ điển Truyện Kiều). Theo đó, từ tràng vạt có sớm hơn, cổ hơn từ gọi tắt tràng).
9. Một số bài viết của Huệ Thiên (An Chi) được đăng lại trên e.cadao.comngonngu.edu.vn



30 thg 6, 2014

“NGOÀI TRỜI CÒN CÓ TRỜI”


      Hoàng Tuấn Phổ

Triệu Khuông Dẫn diệt nhà Hậu Chu lập ra triều Bắc Tống năm 960, phải mất gần 20 năm mới ngồi yên ngôi bá chủ Trung Quốc. Triệu Quang Nghĩa kế nghiệp anh, đang mưu tính mở rộng bờ cõi về phương Nam, nghe tin Lê Hoàn xưng Hoàng đế. Mười đạo quân của Lê Hoàn, các binh sĩ đều xăm trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Quang Nghĩa đùng đùng nổi giận xuống chiếu phát 30 vạn binh mã (quân số hư trương) chia ba đường đánh lấy Đại Việt, trừng phạt tội dám xưng “đế”, lại tự tôn là “thiên tử” ngang hàng vua Tống. 

26 thg 6, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀNG TUẤN PHỔ

Ông bà Phổ ở quê-2013
Ảnh: HTC

               Đặng Ái

Hoàng Tuấn Phổ là một tấm gương tự học đáng khâm phục. Hoàn cảnh không cho phép ông được đến trường để học lên cấp này cấp nọ theo cái lẽ tự nhiên: “Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được học hành, được mưu cầu hạnh phúc...”

23 thg 6, 2014

Cuộc chiến ngàn năm THUỐC NAM-THUỐC BẮC


Một hiệu thuốc của người Việt
    Hoàng Tuấn Phổ
Mỗi dân tộc, để sinh tồn, phải có nền y học dân tộc riêng của mình. Truyền thuyết Trung Hoa nói vua Thần Nông mỗi ngày nếm 100 thứ cây cỏ, trong đó có 70 thứ độc, nhiều lần ông bị ngộ độc suýt chết, nhưng cũng nhờ có loại cây cỏ giải độc nên thoát chết. 

12 thg 6, 2014

Trung Quốc - Khổng tử hay Đạo Chích ?

 (Tập Cận Bình: “Người Trung Quốc không có gien xâm lược”)                  
Hoàng Tuấn Phổ

Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa. 

29 thg 5, 2014

VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ ?

      Hoàng Tuấn Phổ
Quỷ môn quan (Chi Lăng) với giặc Tàu xâm lược
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 24-5-2014 đưa tin: Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 19-5-2014 đăng bài của ông Dmitry Kosirev, một nhà bình luận về chính trị của Nga viết: “Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm”, và nhiều điều bịa đặt, xuyên tạc chung quanh vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ!

23 thg 4, 2014

THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG ! ? Câu hỏi về một phiến đá "hèn nhát" ở Thanh Hóa

                                                                                                                                           
Đá có chữ "Thạch bất cảm đương"
HTC phát hiện tại Hậu Lộc

                                   Ảnh: Tuấn Công 
  Hoàng Tuấn Công

Tiết Kinh Trập năm con Rồng (2012), tôi “Cùng nông dân ra đồng”, phòng trừ sâu bệnh hại lúa tại huyện Hậu Lộc - Thanh Hoá. Khi đang đứng bên hè Hội trường của một thôn nhỏ xã Liên Lộc, chợt thấy cái gì đó rất hấp dẫn ở phí luỹ tre (có lẽ vì thấp thoáng sau luỹ tre là ngôi nhà lá đơn sơ chăng?). Bèn bước chân tới đó. Nhìn vào sân không thấy bóng người. Lá vàng rụng đầy trên lối ngõ rêu xanh và mặt nước ao tù. Chiếc cổng tre đơn sơ dù chỉ khép hờ cũng đủ khiến tôi không dám tự động vượt qua cái ngưỡng ấy. Vậy là đứng ngó quanh bờ rào. Nhìn trời nhìn đất… Bỗng nhiên tôi giật mình! Ngay dưới chân là một dòng chữ Hán. Bốn chữ mới nhìn tưởng quen, nhưng lại hoá ra rất lạ:
“THẠCH BẤT CẢM ĐƯƠNG”!

Đá dài độ 90cm, rộng 40cm. Có vẻ như được chọn từ một phiến đá vốn có hình thù tự nhiên như vậy. Trông hình đá gồm gồm ở giữa, mỏng dần về xung quanh như cái mai mực vậy. Chất đá không phải đá xanh mà là kiểu đá có nhiều thớ, thường thấy ở các núi đá lẫn đất. Chữ trên đá là loại chữ chân nghiêm cẩn, đúng pháp, nét bút lông mảnh. Nét viết dứt khoát như được thể hiện trực tiếp lên đá cho thợ đục. Nét đục cũng khá sâu, đường đục đanh, rõ ràng, rành mạch.

18 thg 4, 2014

BIẾN ĐIỆN KÍNH THIÊN

THÀNH NƠI NGỦ NGHỈ VÀ THỜ CÚNG
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !

Hội thảo thành Hội nghị,
Hội nghị lại thành Tọa đàm

Ảnh: Báo VHĐS Thanh Hóa
TCTP: Những ai quan tâm Khu di tích lịch sử Lam kinh gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng dân tộc Lê Lợi đều biết “Chính điện Lam kinh” là di tích lịch sử chính yếu hết sức trọng đại, đã được được Bộ văn hóa và tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng từ 1994 với nhiều trăm tỉ đồng. Dù nêu tiêu đề “phục dựng” rồi biện minh là “phỏng dựng” cũng phải căn cứ hoặc dựa vào di tích gốc, kết hợp tài liệu sử sách (quy định của luật di sản). Không được tùy tiện sáng tạo theo chủ quan người vẽ thiết kế rồi tìm cách che mắt người phê duyệt.

14 thg 4, 2014

ÔNG TRẠNG LỢN ƠI !


                                                                      Hoàng Tuấn Phổ


 Chế độ phong kiến nhà Hậu Lê thời kỳ suy tàn đã xuất hiện một loạt các ông Trạng: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Trạng Vật, Trạng ăn, Trạng Cờ… Nói chung, đã là Trạng, dù Trạng dở hay Trạng nguyên, Trạng thật hoặc Trạng rởm đều phải ít nhiều có chữ, như Trạng Quỳnh, Trạng Vật, Trạng Ăn, Trạng Cờ… Duy có ông Trạng Lợn, đáng lẽ cái bụng phải to kềnh to càng, sao lại lép kẹp, sờ nắn mãi không thấy chữ nào?

Thì ra chú bé Chung Nhi (quý danh của Trạng Lợn) được cha mẹ cho học rất sớm, ước mong thằng con hiếm lớn lên thi đỗ làm quan, đặng thoát khỏi nghề “Lớn lại” gia truyền. Bản thân Chung Nhi cũng hạ quyết tâm: Không học thì thôi, đã học phải đỗ trạng nguyên mới bõ công đèn sách. Nhưng thực tế, Chung Nhi nhác học thành thần, tay cầm sách cuộn lại như lưỡi dao bầu, mắt nhìn hòn son Tàu thấy giống miếng tiết lợn, và bên tai lúc nào cũng vẳng tiếng lợn kêu eng éc!... 

8 thg 4, 2014

LĨNH NAM CÔNG NGUYỄN QUỲNH-Ông nội thi hào Nguyễn Du


                         Hoàng Tuấn Phổ
Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, khởi tổ là Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm, dòng dõi trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495- 1557), nguyên quán làng Canh thuộc thành phố Hà Nội. Đọc thi hào Nguyễn Du, chúng ta thường chỉ biết ông là con trai Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, em quận công Nguyễn Khản, ít ai chú ý đến người ông nội của Tố Như cũng là một nhân vật cự phách: Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh.
Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) và sách Nghi Xuân huyện thông chí: Nguyễn Quỳnh tự Phụ - Dực; hiệu Lĩnh Nam tiên sinh, sinh năm Ất Mão (1675) đời vua Lê Hy Tông, là con trai Phù quận công Nguyễn Thể, thân phụ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, ông nội Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Du… 

5 thg 4, 2014

SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?

                   Hoàng Tuấn Công
         
Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má) ! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào..." Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.

NGUỒN GỐC GIA MIÊU NGOẠI TRANG VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC


                   HOÀNG TUẤN PHỔ

Khu lăng miếu Triệu Tường
Ảnh tư liệu trước 1945
Huyện Tống Sơn xưa chỉ là một dải đất nhỏ hẹp, càng thêm chật hẹp bởi núi liên chi, đồi bát úp. Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của Thanh Hoá, cả ba miền rừng núi, trung du, và đồng chiêm trũng cùng hoà hợp trên một vùng đất cổ. Có lẽ họ Lê (tổ tiên của tuyên uý Lê Huấn) đến trước chọn nơi cát địa nhất, lập lên trang Bái Nại rồi hương Đại Lại, lưng tựa vào dãy núi Ông Lâu hình long ngai, hướng nhìn ra sông Lèn vòng tay ôm phía trước. 

4 thg 4, 2014

TRẠNG QUỲNH, ÔNG LÀ AI ?

         Hoàng Tuấn Phổ

HTC: Sau khi đăng bài "Người Thanh Hóa dưới "nửa" con mắt của GS Ngô Đức Thịnh", bạn Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán của Trường Đại học sư phạm Hà Nội có chia sẻ: "Bài viết rất thú vị, và có nhiều thông tin về Thanh Hóa, vùng đất mà người khác tỉnh như cháu còn ít biết. Bài báo nói tới truyện Trạng Quỳnh.Cháu không rõ nhân vật này là thực hư thế nào, và tác giả của truyện là ai? 
Chúng tôi có hứa với bạn Đức Anh  là Thư Phòng sẽ có bài viết của Hoàng Tuấn Phổ nói rõ hơn về nhân vật Trạng Quỳnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

2 thg 4, 2014

NGƯỜI THANH HÓA DƯỚI “NỬA” CON MẮT CỦA GS Văn Hóa NGÔ ĐỨC THỊNH


         Hoàng Tuấn Phổ
Trên tạp chí Văn hóa dân gian số 1-2004, GS-TS Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tên tuổi, đặt vấn đề nghiên cứu “Tiểu vùng văn hóa Xứ Thanh”. Ông viết:
Không rõ có phải Xứ Thanh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất của những “quân vương”, nên con người Xứ Thanh luôn có tâm lý “hướng thượng”, muốn thành “đầu lĩnh”, cứ có đến hai người Thanh Hóa là họ ít khi “chịu” nhau, do vậy, ở người Xứ Thanh tính cố kết địa phương có phần giảm thiểu hơn người Xứ Nghệ?”

30 thg 3, 2014

ĐỀN ĐỒNG CỔ KHÔNG THỜ THẦN TRỐNG ĐỒNG


            Hoàng Tuấn Công

Đền Đồng Cổ ở Yên Định-Thanh Hóa

                                                       Ảnh: Cổng TTĐT Yên Định
Trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có một ngôi đền được nhắc đến nhiều với lòng thành kính và ngưỡng mộ. Đó là đền Đồng Cổ-Ngôi đền có từ thời Lý ở làng Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hoá. Tưởng đó là hồng phúc cho vị Sơn thần hiển ứng ở cả Thanh Hoa cổ địa, cùng đất kinh kỳ nghìn năm văn vật. Thế nhưng, nếu anh linh, chắc hẳn ngài không khỏi ngậm ngùi, tủi phận ! (Xem bài "Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long" và  "Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)" ...) Bởi trong không ít tài liệu sách báo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng (địa phương và trung ương, với sự góp lời của cả các nhà nghiên cứu và nhà Hà Nội học) lại tuyên truyền “Đồng Cổ từ” là ngôi đền thờ thần Trống Đồng !  

18 thg 3, 2014

LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT

  1. HOÀNG TUẤN PHỔ 

HTC: Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ là thân phụ của Hoàng Tuấn Công. Hôm nay lục lại tệp bản thảo mình từng đánh máy, thấy có bài Tham luận “Lê Thánh tông và hình luật”. Nhớ về mấy vụ án oan chấn động gần đây, thấy bài viết có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Xin đăng để chia sẻ cùng độc giả.

Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

17 thg 3, 2014

VĂN HÓA THĂNG LONG

với sự đóng góp của Thanh Hoá

Hoàng Tuấn Phổ

Lý Thái tổ trước khi ban chiếu dời đô, nói với quần thần: “Trẫm nay mở xem địa đồ, Đại La thành, kinh đô cũ của Cao Biền, ở trung tâm đất nước, có hình thế hiểm yếu như rồng bò hổ phục, bốn phương sum họp, người và vật đông nhiều, thực là chỗ kinh đô quý nhất của đế vương”. Nhà vua nói “Kinh đô cũ của Cao Biền” là cách nói cho dễ hiểu. Sự thật lịch sử, thành Đại La xưa đã qua nhiều đời xây đắp, sửa sang, năm 836, Cao Biền tu bổ thêm, đặt là Đại La thành. 

11 thg 12, 2013

NĂM ĐẶT TÊN ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THANH HÓA mốc 1029 hay 1082 ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đền Đồng Cổ ở Đan Nê-An Định-Thanh Hóa
Nước Việt Nam ta, tỉnh Thanh Hoá là một trong số rất ít tỉnh nhà nước phong kiến đặt cho nhiều tên nhất: Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hoá, Thanh Hoa,  Thanh Hoá…

3 thg 12, 2013

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ-MỘT NGHI ÁNTRONG LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ


HOÀNG TUẤN PHỔ
Lê Thái t thu sinh thi, theo s sách có  ba bà v: Trnh Th Ngc L được phong làm Thn phi; Phm Th Nghiêu được phong làm Hu phi; Phm Th Ngc Trn chc phong Hin phi. Theo quy đnh thi by gi, v vua ngoài chính cung hoàng hu có 3 bc phi, 9 bc tn.