Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phê bình. Hiển thị tất cả bài đăng
13 thg 11, 2014
10 thg 11, 2014
Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách "Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa..." (kỳ II)
Hoàng Tuấn Công
PGS.TS Nguyễn Công Lý cho biết:“Khi giải nghĩa từ, chủ yếu chúng tôi
dựa vào Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh, Từ
điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do GS. Hoàng Phê chủ biên
và Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hoá
Việt Nam-Bộ Giáo dục và Đạo tạo do GS. Nguyễn Như Ý chủ biên”.
Theo đó, chúng tôi tưởng (và lẽ
thường) thầy Lý sẽ làm như sau:
30 thg 10, 2014
Tuấn Công thư phòng lại bị Phóng viên Báo Gia đình.net “đột nhập”
Thư phòng của Tuấn Công |
Hoàng Tuấn Công
Sáng 30/10/2014, ngồi viết mấy dòng thông báo với
bạn đọc về vụ “Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng”. (P/v Hồng Nhung đã gửi thư thừa nhận sai sót, thành khẩn xin lỗi. Báo GDVN cũng đã chỉnh sửa, bổ sung thông tin
trong bài đăng, dẫn nguồn sử dụng tư liệu từ trang cá nhân của HTC).
11 thg 10, 2014
Món “sách lừa” của NXB Đồng Nai
Hoàng Tuấn Công
Sách của Nhà sách Mai Văn Đượm |
Ngày
3/10/2014, tôi nhận được cuộc gọi đích danh, nói từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa gia đình và dòng họ Việt Nam (?). Cô
gái giới thiệu cuốn sách hay vừa xuất bản. Sau khi hỏi tên sách, tác giả, nội dung, nhà xuất bản, số trang, giá cả..., tôi
đồng ý mua một cuốn (văn hóa dòng họ là vấn đề tôi đang quan tâm). Hình thức thanh toán cũng rất hợp lý: nhân viên Bưu điện
đem sách đến, tôi nhận sách rồi mới trả tiền.[1]
6 thg 9, 2014
Những sai lầm của PGS.TS Nguyễn Công Lý trong sách “Giải thích từ ngữ Hán Việt...”
Hoàng Tuấn Công
Sách
“Giải thích từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở” của PGS TS Nguyễn Công Lý (NXB Giáo Dục-2011)
(sau đây gọi Giải thích từ ngữ Hán Việt) có hai tập: Tập I dành cho lớp 6, 7; Tập II cho lớp 8, 9. “Lời nói đầu”, PGS. TS Nguyễn Công Lý cho
biết: “Tài liệu này nhằm cung cấp cho giáo viên Ngữ văn Trung
học cơ sở và các em học sinh (...) những kiến thức cơ bản về từ Hán Việt (...) giúp
người dạy, người học nắm vững hơn vốn từ ngữ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ
văn lớp 6,7 và lớp 8,9..."
1 thg 7, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn
Lân
Kỳ 7
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
(Phần I)
Hoàng Tuấn Công
Đất anh hùng có huyền thoại anh hùng. Người thông minh có giai
thoại thông minh. Kẻ ngốc ngếch có giai thoại ngốc ngếch... Giáo sư Nguyễn Lân
nổi tiếng là người yêu đến “say mê tiếng mẹ đẻ” (Thứ tiếng
chúng tôi đã nói đến trong Kỳ 6-Tiếng mẹ đẻ). GS còn là một
“huyền thoại” về chính tả và ý thức chính tả.Giai thoại “Chớ vào hầm chú ẩn” kể
về GS Nguyễn Lân, được nhiều người cầm bút khai thác dưới nhiều dị bản:
29 thg 6, 2014
Wikipedia đã sửa đổi gì
MỤC
TỪ NGUYỄN LÂN ?
Hoàng Tuấn Công
GS.TS Phạm Vũ Luận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo |
Cuối ngày 24/06/2014, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mục từ Nguyễn Lân đã được sửa chữa với dòng ghi chú: “Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:14, ngày 24 tháng 6 năm 2014”.Vậy, Wikipedia đã “sửa đổi” những gì về Nguyễn Lân ?
19 thg 6, 2014
“GIÁO SƯ TỰ PHONG”
Bao
giờ trống đánh mõ rao... ?
Bìa 4 sách Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân |
Hoàng Tuấn Công
Ngày 5/6/2014, trên Quê Choa có bài viết độc
đáo: “Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo
sư Nguyễn Lân” của Lê Mạnh Chiến. Một trong những “sự thật” đáng ngạc nhiên
được tác giả bài viết khám phá: GS Nguyễn Lân chưa bao giờ được Nhà nước phong
giáo sư.
3 thg 6, 2014
THƠ LÊ LỢI, KHÔNG PHẢI THƠ NGUYỄN TRÃI
(Trao đổi với ông Trần
Đắc Thọ)
Bia cổ Hào Tráng Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
Hoàng Tuấn Phổ
Chúng
ta đều biết bài thơ khắc trên bia đá Hào-Tráng (sông Đà) là của vua Lê Lợi,
nhưng mới đây, theo phát hiện của Trần Đắc Thọ, lại là của thi hào Nguyễn Trãi.
Ông Thọ căn cứ vào câu “Hào khí tảo không
thiên chướng vụ” đã có trong bài thơ Quá
Hải của Nguyễn Trãi, lại còn thấy
trong bài thơ Hào Tráng của Lê Lợi.
12 thg 5, 2014
ĐỌC LẠI “LỜI CON HỔ Ở VƯỜN BÁCH THÚ”(*)
Hoàng Tuấn Công
Cứ mỗi lần đọc lại "Nhớ rừng" tôi lại nghĩ vẩn vơ: Dường như bằng khả năng đặc biệt nào đó, ông Thế Lữ đã hiểu được ngôn ngữ của vị Chúa sơn lâm “sa cơ lỡ vận”. Và qua chấn song sắt, Ngài đã nhờ ông chép lại toàn bộ bài thơ có một không hai này để gửi đến loài Người. Thế Lữ chỉ chú thêm với độc giả một dòng ngắn gọn: “Lời con hổ ở vườn bách thú” dưới tiêu đề bài thơ “Nhớ rừng” mà thôi. Bằng không, tôi cũng ngờ rằng, Thi sĩ tài hoa này từng có “phút giây hoá hổ” trong kiếp bị giam cầm, tù ngục. Và khi trở lại làm Người, ông đã “kiếm được” những lời thơ bất hủ đó. Nếu không, tại sao tôi lại được đọc những “lời tự sự” của một Ông Hổ bị “sa cơ nhục nhằn tù hãm” hay đến vậy ? “Hổ” đến vậy ? !
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
20 thg 4, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Sách của GS Nguyễn Lân giới thiệu tại Hội thảo |
Hoàng Tuấn Công
Một đời chính tả
Học sai nên hành sai
( Kỳ 7-phần II)
TCTP: Nhiều bạn đọc gửi thư hỏi, HTC là “Học giả, Nhà nghiên cứu, hay Nhà ngôn ngữ...” ? Xin thưa rằng KHÔNG ! HTC không phải và không hề dám nghĩ mình là một “nhà” nào trong số đó. HTC chỉ là người đọc sách nhưng không hoàn toàn tin vào sách. Nay cóp nhặt mấy điều không tin ấy chia sẻ cùng bạn đọc mà thôi.
30 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
(Phần 2)
Ở Phần I Tiếng mẹ đẻ, bạn đọc còn nhớ GS Nguyễn Lân giải thích từ Ngồn ngộn: “Nói người phụ nữ
trắng và đẹp: Cô
ta mới lớn lên trông ngồn ngộn”. Chúng tôi không đồng ý với cách giải thích này và cho rằng: Khi
nhìn phụ nữ mà thốt lên hai từ “ngồn
ngộn” chỉ có thể là cái nhìn chằm chằm vào bộ ngực lồ lộ, căng đầy lên chứ
không phải cách cảm nhận sắc đẹp nói chung. Nói cách khác, đó là cái nhìn thiên
về nhục dục hơn là sự rung động trước vẻ đẹp của một phụ nữ hay cô gái “mới lớn” “trắng và đẹp”.
Sau
đây, câu chuyện Tiếng mẹ đẻ của GS
Nguyễn Lân xin được tiếp tục:
24 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ
điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 6 Tiếng mẹ đẻ
Trong loạt bài vừa qua, chúng tôi đã nói nhiều đến những sai sót do trình độ, kiến thức sách vở của GS Nguyễn Lân. Như: cách hiểu thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt; phương pháp luận, kiến thức ngôn ngữ học, kiến văn,v.v...Phải thừa nhận đó là những vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên kỳ này, mời bạn đọc cùng chúng tôi nói đến một lĩnh vực dễ hơn nhiều. Đó là: tiếng mẹ đẻ - thứ tiếng mà đa số chúng ta có thể làu làu qua cách học truyền khẩu.
11 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 5
Hoàng Tuấn Công Kỳ 5
Tư duy logic
Nếu "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của GS Nguyễn Lân giống như một cái “kho” khổng lồ chứa muôn hình vạn trạng sự vật hiện tượng, thì các đơn vị từ, ngữ, khái niệm...chính là những sự vật hiện tượng được sắp xếp có hệ thống khoa học trong cái kho ấy. Bằng tư duy logic, Nhà biên soạn từ điển phải mô tả chính xác từng sự vật hiện tượng tương ứng với từ ngữ đó. Căn cứ mô tả này, người ta có thể “vào kho”, nhận diện và tìm thấy sự vật, hiện tượng (từ, ngữ) cần tìm một cách nhanh chóng, chính xác và sử dụng đúng mục đích.
3 thg 3, 2014
Những sai lầm mang tính hệ thống trong
“TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Từ điển là sách công cụ tra cứu, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để người dùng vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm, vấn đề cần tìm. Bởi thế, yêu cầu tối quan trọng của từ điển là phải chính xác. Sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, khi ông còn trường mạnh. Tuy nhiên cũng như hai cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” xuất bản sau đó hơn 10 năm, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân có quá nhiều sai sót.1 thg 3, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân Kỳ 4
Hoàng Tuấn Công
"Trong bụng không có được ba vạn quyển sách, trong mắt không có được núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì chưa chắc đã làm được văn"(Ngô Lai -“Kiến Văn tiểu lục” - Lê Quý Đôn).
Kỳ 4
Kiến văn và tra cứu
Thành ngữ tục ngữ là gì ? Là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nhân dân là ai ? Xưa có tới hơn 90% nhân dân là nông dân. Nông dân là ai ? Là ông bà, cha mẹ, anh em, bè bạn, hàng xóm láng giềng...quanh ta. GS Nguyễn Lân là con em nông dân, sinh ra lớn lên ở làng (*). Dẫu lúc nhỏ không phải làm “tiểu nông dân”, cũng cùng ăn, cùng ở với nông dân. Đối với một người có tư chất hoặt thiên hướng nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa truyền thống, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để những kiến văn về nông thôn, làng quê ngấm sâu vào máu thịt.
21 thg 2, 2014
THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 3 Lỗ hổng kiến thức Hán Nôm
Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" của "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân viết: "Gần đây, tôi nhận thấy trong các sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt (...)Để tránh sai lầm khá phổ biến trong việc dùng các từ Hán -Việt, tôi đã chú ý giải thích các từ nguyên". Thế nhưng, "vì sự trong sáng của tiếng Việt" mà chỉ có lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Lỗ hổng lớn về kiến thức Hán Nôm đã khiến GS Nguyễn Lân không thể thực hiện ý tưởng tốt đẹp và hết sức ý nghĩa đó(1).
12 thg 2, 2014
THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI
của Nhà biên soạn từ điển GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ 2
Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học
Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học
GS Nguyễn Lân - Nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng Việt Nam, tác giả và đồng tác giả của 10 cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển song ngữ. Sao có thể nói “thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học” ? Nhận xét này quả là hồ đồ !
Kiến thức cơ sở ngôn ngữ học được hiểu là nền tảng kiến thức, những hiểu biết cơ bản nhất về bộ môn khoa học này. Nền tảng có vững thì những công trình xây dựng trên đó mới vững. Vậy, chúng ta hãy xem GS Nguyễn Lân đã nắm vững hoặc hiểu biết thấu đáo những thuật ngữ, khái niệm, thuộc tính của ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ hay GS lẫn lộn giữa cái nọ với cái kia, sai lầm này đẻ sai lầm khác ?
7 thg 2, 2014
Thử lý giải những sai sót để đời
của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)
Kỳ 1
Phương pháp luận
Phương pháp luận là gì ? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
30 thg 1, 2014
Những sai lầm mang tính hệ thống trong "TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân
Hoàng Tuấn Công
Kỳ cuối
“Láo nháo như cháo với cơm”
Những chuyện khó tin nhưng có thật
Sách có tên “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, phần "Lời nói đầu" cũng được GS Nguyễn Lân xác định tương đối chính xác tiêu chí thế nào là thành ngữ, tục ngữ. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác. Nhiều câu là ca dao, câu đối, các thuật ngữ ngoại giao, thể thao, quân sự, các cụm từ, ngữ, láy từ đã được GS sư đưa vào làm “thành ngữ, tục ngữ” Việt Nam:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)