27 thg 10, 2019

“GÀ” TRONG “GÀ GẬT” NGHĨA LÀ GÌ?


         
Gà gật
                                                             Ảnh: ST
            HOÀNG TUẤN CÔNG 

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa: “GÀ GẬT đgt. (kng.). Ngủ lơ mơ, không say, đầu thỉnh thoảng lại gật nhẹ, do ở tư thế ngồi hoặc đứng. “Có người mệt quá, vừa đi vừa gà gật” (Vượt thời gian)”.
          Căn cứ cách giảng của nhà biên soạn từ điển, thì “gật” trong “gà gật” là tiếng gốc, còn “gà” chỉ là yếu tố “láy”. Tuy nhiên, “gà gật” là từ ghép đẳng lập, vốn là một cách nói tắt của “ngủ gà ngủ gật”, hay là sự hợp nghĩa của hai từ ghép chính phụ “ngủ gà” và “ngủ gật” được giản hoá.

21 thg 10, 2019

NGHĨA CỦA “LÕNG” TRONG TỪ “LẠC LÕNG”

Đàn sói đi theo lõng
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
“LẠC LÕNG tt. (hoặc đgt.). Lạc nhau, không còn ở cùng một chỗ. Chạy loạn, gia đình lạc lõng mỗi người một nơi. “Mấy chú nhện lạc lõng nơi nào tới đã chăng mạng kín cả cửa ngõ” (Tô Hoài). Chơ vơ, lẻ loi do bị rơi vào một môi trường tách biệt hoặc hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ. Lạc lõng nơi đất khách quê người. Một làng lạc lõng nằm trong rừng sâu. Không phù hợp với chung quanh, không ăn khớp với những cái khác. Bài văn có nhiều ý lạc lõng xa đề. Lối sống lạc lõng”.

“GÁI GIẾT CHỒNG, ĐÀN ÔNG AI GIẾT VỢ”

"Cửu Thúc giấu xương chờ khách hiệp;
Võ Tòng giết chị tế hồn anh"
Tranh minh hoạ Trung Quốc

      HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ”, dị bản: “Gái giết chồng, đàn ông ai nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ”; “Đàn bà mới hay giết chồng; chứ đàn ông ít ai lại nỡ giết vợ”; “Gái giết chồng chứ, đàn ông không ai giết vợ”.
Tuy có khác nhau chút ít về từ ngữ diễn đạt, nhưng những dị bản trên đều đồng nghĩa. Vấn đề là tại sao dân gian lại có sự nhận định mang tính đúc kết này?
-Sách “Kho tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính-Nguyễn Thuý Loan-Phan Lan Hương) chỉ thu thập các dị bản, chứ không trích dẫn giải thích, hoặc đưa ra lời giảng giải nào.

6 thg 10, 2019

“HẰNG HÀ”, “HÀ SA” VÀ “HẰNG HÀ SA SỐ”

Hằng Hà
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt”  (Viện ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chù biên) cho rằng “hằng hà” là từ láy, nên đã thu thập và giải nghĩa: HẰNG HÀ tt. Nhiều đến mức không thể đếm được. “Phố phường kéo đến hằng hà, Đua mang cá thịt rượu trà tiến dâng” (Phạm Công Cúc Hoa)”. 
Thực ra, “Hằng hà” 恆河, hay “hà sa   một cách nói tắt thành ngữ “Hằng hà sa số恆河沙數 (Nhiều như số cát sông Hằng), ý nói rất nhiều, không thể đếm hết: 
          -Hán ngữ đại từ điển giải thích:
1.“hằng hà: Phạn ngữ. Tên một con sông lớn ở Nam Á, phát nguyên từ Nam sườn núi Hi Mã Lạp Nha (Hymalaya), chảy qua Ấn Độ (India), Mạnh Gia Lạp (Banglades), rồi đổ vào biển cả. Người Ấn Độ xem Hằng Hà là con sông Thánh, sông Phúc. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phần”: “Cát ở sông Hằng Hà đã là nhiều vô số, huống chi số cát của Hằng hà sa số sông Hằng” [恆河: 梵語. 南亞 大河. 發源於 喜馬拉雅山 南坡, 流經 印度, 孟加拉國 入海. 印度 人多視為聖河, 福水. “金剛經無為福勝分”: “但諸 恆河 尚多無數,何況其沙Hằng hà: Phạn ngữ. Nam Á đại hà. Phát nguyên ư Hi Mã Lạp Nha sơn nam ba, lưu kinh Ấn Độ, Mạnh Gia Lạp quốc nhập hải. Ấn Độ đa nhân thị vi Thánh hà, Phúc thuỷ. “Kim Cương kinh Vô vi phúc thắng phận”: “Đản chư Hằng hà thượng đa vô số, hà huống kỳ sa.”].