Hoàng Tuấn Công
Mấy ngày qua (từ 15/11/2014), các báo: Dân trí, VTC.vn,Thanh niên,Tuổi trẻ, Pháp Luật...đồng loạt đưa tin về việc NXB Đồng Nai thu hồi 8 cuốn Từ điển tiếng Việt.
Theo Dân trí: “Thực hiện ý kiến
chỉ đạo của Cục Xuất bản, In và Phát hành về việc yêu cầu các nhà xuất bản chủ động tiến hành xem xét lại các cuốn từ điển đã phát hành và rà
soát toàn bộ bản thảo đang trong quá trình xuất bản, ngày 14/10/2014, Nhà xuất bản Đồng Nai đã
rà soát và có quyết định thu hồi đối với 8 cuốn từ điển”.
1.Có đúng NXB Đồng Nai đã “chủ động”, “rà soát” và Quyết định thu hồi từ “ngày
14/10/2014”?
KHÔNG ĐÚNG ! Vì:
-Bài viết “Phát hiện Từ điển do “môn đồ cụ Vũ Chất” biên soạn của Hoàng Tuấn Công chỉ ra những cái sai của 3 cuốn
từ điển tác giả Khắc Trí-Trọng Tấn-NXB Đồng Nai cấp phép, đăng trên Blog Tuấn Công thư phòng
ngày 25/10/2014, hôm sau 26/10 Quê Choa đăng lại. Ngày 27/10, báo Giáo dục Việt Nam
“luộc lại” với tiêu đề “Từ điển tiếng Việt-đền
là chỗ vua ở có ai tin được không?”. Vậy
nhưng, NXB Đồng Nai lại cho biết đã chủ
động rà soát và thu hồi trước trước khi công luận lên tiếng tới 10 ngày!
Theo
bài báo: “Từ điển giải thích ngây ngô, NXB Đồng Nai kiểm tra thông
tin
...” (trên VTC.vn): “Ngày 27/10, trao đổi với VTC News, bà Bùi Thị Lâm Ngọc, trưởng ban biên tập NXB Đồng
Nai cho biết đã nhận được thông tin phản ánh về những sai sót của cuốn từ điển.
Trong ngày 27/10, NXB Đồng Nai sẽ
cho kiểm tra về những nội dung báo chí và độc giả phản ánh. Sau đó, NXB Đồng
Nai sẽ có trả lời chính thức đến độc giả và các cơ quan báo chí”.
Như vậy, quyết định thu hồi 3 cuốn từ điển do Khắc Trí-Trọng Tấn không
thể trước ngày 27/10/2014, nói chi là ngày 14/10/2014 như báo chí đã đưa tin
(lưu ý, các báo Dân trí,
Pháp luật, Vtc.vn... đều
thấy thống nhất ngày
14/10/2014) Có thể các báo
đã nhầm ngày 14/11/2014 thành “ngày
14/10/2014”. Tuy nhiên, bản chất sự việc sẽ không thay đổi. Cục Xuất bản,
In và Phát hành thuộc Bộ TT&TT, NXB Đồng Nai đã thông tin không trung thực.
Vì việc thu hồi xuất phát từ phát hiện,
phản ánh của bạn đọc; sự lên tiếng của công luận, báo chí, chứ không phải
do “chủ động”, “rà soát” của NXB Đồng
Nai. Lẽ nào Cục Xuất bản, In và Phát hành không biết điều này?
2. Bị thu hồi vì “in sai
nội dung được duyệt”, là thế nào?
Lược trích từ Báo Dân trí:
Sáu cuốn Từ điển tiếng
Việt - Mở rộng từ và câu dành cho học sinh lớp 1, 2, 3; lớp 4 và lớp 5-
đồng tác giả Khắc Trí-Trọng Tấn bị thu hồi vì “in sai nội dung được duyệt”, trong đó 3 cuốn tái bản bị thu hồi vì “in sai nội dung được duyệt, sách chưa nộp lưu chiểu, chưa có
quyết định phát hành của nhà xuất bản”.
Ở đây, Cục Xuất bản, In và Phát hành, NXB Đồng Nai dường như đã đánh
tráo khái niệm. Vì sách buộc phải thu hồi do sai về phương pháp biên soạn, giải thích sai hàng trăm từ ngữ (lỗi nặng),
hàng ngàn lỗi chưa chính xác, đầy đủ, không phù hợp với học sinh Tiểu học; rất
nhiều lỗi văn bản đánh máy cẩu thả mà chúng tôi đã chỉ ra. Nếu nói “bị thu hồi vì in sai nội dung được duyệt”? nghĩa là từ điển không
có gì sai, chỉ sai ở chỗ không khớp với “nội dung được duyệt” của NXB (!) Có vẻ như: bản thảo mà NXB Đồng Nai
đọc duyệt rất đúng, rất tốt. Nhưng “trên đường” từ NXB Đồng Nai đến nhà in, các
ông Khắc Trí-Trọng Tấn đã chữa nội dung từ đúng thành sai (!?) Có ai điên khùng
hoặc dở hơi làm một việc như thế không? Vậy Cục
Xuất bản, In và Phát hành giải thích thế nào về khái niệm “in sai nội dung được duyệt”? này?
3. Ba cuốn từ điển bị thu hồi vì “in sai nội dung được duyệt, sách chưa nộp lưu chiểu, chưa có
quyết định phát hành của nhà xuất bản” nghĩa là
sao?
Sách Từ điển tiếng Việt dành cho lớp 1,2,3, xuất bản 2012 |
Như vậy, bản chất của
việc NXB Đồng Nai phải thu hồi 6/8 cuốn từ điển là: do bạn đọc, báo chí phát hiện, lên tiếng, không phải do NXB chủ động rà
soát; từ điển giải thích sai, chất
lượng quá kém, có hại khi dùng cho học sinh tra cứu nên phải thu hồi, không
phải “in sai nội
dung được duyệt”.
Và tái bản 2014 |
Thu hồi
một cuốn sách đã phát hành các đây 2-3 năm là việc làm rất khó, chưa nói có tới
6 cuốn (cũ và mới tái bản, số lượng hàng ngàn cuốn). Nếu thực sự có trách
nhiệm, Cục Xuất bản, In và Phát hành, NXB Đồng Nai phải thông tin chính xác, cụ
thể tới bạn đọc về tình trạng nội dung cuốn sách, để độc giả lỡ mua sẽ không
dùng nữa. Thế nhưng với khái niệm “in sai nội dung được duyệt” mà Cục Xuất bản, In và Phát hành, NXB Đồng
Nai thông tin với báo chí khiến bạn đọc không thể biết rốt cuộc,
sách sai những gì, có nên dùng hay không. [*]
Bởi vậy, câu hỏi bạn đọc
đặt ra: thu hồi
từ điển vì kém chất lượng, giải thích sai quá nhiều từ ngữ thành “in sai nội dung được duyệt” có phải đánh tráo khái niệm, “Dối trên, lừa dưới”
hay “Trên dối, dưới lừa”? Nếu Cục xuất bản và các Nhà xuất bản vẫn tiếp tục “phối hợp” thế này, thị trường sách, đặc biệt sách từ
điển sẽ "loạn" tới mức nào?
HTC/21/11/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét