15 thg 2, 2018

BA NGÀY TẾT VÀ MÂM CỖ TẾT

Mâm cỗ Tết của gia đình TS Nguyễn Xuân Diện
Ảnh: NXD
Hoàng Tuấn Công

Tục ngữ có câu“Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Nhiều nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển cho rằng, vì phải thực hiện nghi lễ cúng bái, rồi bận tiếp khách, lại thêm khách đến ăn giỗ nhiều hơn dự kiến…nên mới bị đói vào ngày giỗ cha; trong khi Tết, nhà nào cũng có cỗ, đi đâu cũng được mời ăn…nên no đủ(1). Tuy nhiên, giải thích như vậy là chưa thấy hết được ý nghĩa và tầm quan trọng của cái Tết trong tâm thức người Việt.

13 thg 2, 2018

MÈO ĐẾN THÌ KHÓ, CHÓ ĐẾN THÌ GIÀU

Ảnh minh hoạ: Sưu tầm
Hoàng Tuấn Công
Xưa kia, ngày đầu năm thường có những chú chó vô chủ, vì hoảng loạn “chạy pháo” Tết rồi quên đường về. Đói khát, chúng lần mò vào làng tìm thức ăn. Chỉ cần mon men đến đầu ngõ nhà ai, những chú chó lạc này sẽ được chủ nhà dụ vào, cho ăn uống tử tế, và nếu “ưng bụng” ở lại, nó sẽ được chủ nhà sẵn lòng “cưu mang”. Ngược lại, hễ thấy bóng con mèo lạ đến nhà, thì lập tức sẽ bị chủ nhà hò hét đánh đuổi. Ấy là quan niệm dân gian, bất kể ngày Tết hay ngày thường “Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu”.

11 thg 2, 2018

CHÓ TRÊN TRỐNG ĐỒNG VÀ ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN

                                                                                                               HOÀNG TUẤN CÔNG


Chó săn hươu trên rìu Việt Trì và Quốc Oai
Bài viết của Hoàng Tuấn Công cách đây đúng 24 năm: Giáp Tuất 1994, đăng trên tạp chí Tia Sáng. Nhân năm Mậu Tuất 2018, xin giới thiệu tới bạn đọc.

Chó là loại vật nuôi được con người thuần hoá rất sớm. Trên trống đồng và đồ đồng thuộc nền văn hoá Đông Sơn, còn để lại nhiều tượng và hình khắc chó rất sinh động phong phú, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của con người thời bấy giờ. 

7 thg 12, 2017

"TRÍ THỨC VIỆT" MÀ THẾ NÀY SAO?

Sách của Nhóm "Trí Thức Việt"
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG


Mấy năm gần đây, thị trường xuất hiện một loại sách được giới thiệu là “Tủ sách Việt Nam Đất nước - con người”, phần tác giả có cái tên gây chú ý: “NHÓM TRÍ THỨC VIỆT biên soạn”.

Sao chép vô tôi vạ:
Bộ sách của “Nhóm Trí Thức Việt” gồm hàng chục cuốn về các chủ đề khác nhau”, với những tên sách hấp dẫn, dễ tiếp cận. 

1 thg 12, 2017

ĐÀN ÔNG ĐỐN NHÀ, ĐÀN BÀ ĐỐN ÁO

Ảnh minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào-NXB Văn học, 2008): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo. (đốn: cắt bỏ bớt). Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

-“Từ điển tiếng Việt” (Ban Biên Soạn Chuyên Từ Điển New Era-NXB Từ điển bách khoa, 2013): “Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo: Những việc cần kiêng kị để tránh xảy ra tai hoạ, theo mê tín”.

30 thg 11, 2017

BBC VIỆT NGỮ VÀ NHỮNG BÌNH LUẬN XUNG QUANH CUỐN SÁCH "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU"

Nhân bàn về chuyện cải cách chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, BBC Việt ngữ có những bình luận khá thú vị xung quanh cuốn "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS. NGUYỄN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU" (Xem từ phút thứ 19): 




P/S: Nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên có một chút nhầm lẫn: Người từng viết phê bình từ điển của GS. Nguyễn Lân [đầu những năm 2000] là Lê Mạnh Chiến, chứ không phải Lê Anh Chiến (có lẽ ông đọc loạt bài của Lê Mạnh Chiến trên talawas).

21 thg 11, 2017

NHÂN SÁCH “TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA GS.NGUYÊN LÂN-PHÊ BÌNH VÀ KHẢO CỨU” PHÁT HÀNH TẠI THANH HOÁ.

Nơi phát hành sách "Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân
Phê bình vào Khảo cứu"
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” đã phát hành trên toàn quốc được gần 4 tháng (kể từ 31/7/2017).
Không thể nói hết được những khó khăn, trắc trở trong suốt chặng đường dài tìm kiếm giấy phép xuất bản. Có lúc tưởng chừng bế tắc hoàn toàn. Khi ấy, nhiều người khuyên tôi tìm cách xuất bản ở hải ngoại. Nhưng tôi nói, tôi muốn cuốn sách phải được ra đời ở nơi mà mọi người Việt Nam đều nói tiếng mẹ đẻ-thứ tiếng đang được cuốn sách bàn đến- chứ không phải một nơi nào khác.

18 thg 11, 2017

SỢ NHƯ BÒ THẤY NHÀ TÁNG

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đây là một trong những thành ngữ mà các nhà nghiên cứu, biên soạn từ điển khá thống nhất trong cách giải thích nghĩa đen:

-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân): “SỢ NHƯ BÒ THẤY NHÀ TÁNG (Ngày xưa đám ma có nhà táng là đám ma nhà giàu mà nhà giàu làm đám ma thường mổ bò làm cỗ). Ý nói: Sợ điều gì có thể làm hại đến mình”.

13 thg 11, 2017

TRAO ĐỔI VỚI PHẠM VÕ THANH HÀ, (KỲ I-phần 2): “HIỂU TIẾNG VIỆT SAO CHO ĐÚNG”

Một bức đại tự
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

    (phần II)
[xem phần I]

6.PVTH cho rằng:
“6. Về cách hiểu cụm từ "chí cha chí chát" (tr.160), HTC cũng chỉ đúng… một nửa. Anh có lý khi cho rằng đấy không phải cảnh “đi lại nhộn nhịp” (như cách NL giải thích) nhưng sai khi chỉ giới hạn nó trong “âm thanh của những vật cứng va đập vào nhau” cũng như quả quyết: “không thể là âm thanh của giày dép”. 

11 thg 11, 2017

TRAO ĐỔI VỚI PHẠM VÕ THANH HÀ, (KỲ I): “HIỂU TIẾNG VIỆT SAO CHO ĐÚNG”?

Cau thường được trồng ở không gian rộng
thoáng đãng, để tạo cảnh đẹp và cho quả
Anh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trên báo “Lao Động” (23/9/2017) có bài “Từ Nguyễn Lân đến Hoàng Tuấn Công – hiểu tiếng Việt sao cho đúng!” của Phạm Võ Thanh Hà (PVTH), góp ý về cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân-Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công.

18 thg 10, 2017

"ĐỒNG TA CÒN ĐẤT VỚI TA THÔI"!

Ảnh minh hoạ: ST
 HOÀNGTUẪN CÔNG

Vài lời thưa: Hôm nay đứng nhìn những cánh đồng vụ đông sau khi nước rút chỉ còn lại bùn đất, bỗng nhớ tới bài này đăng trên Tạp chí “Xứ Thanh” cách đây 10 năm (2007). Lần ấy viết nhân nhớ về một trận trận đại hồng thuỷ trước đó 10 năm (1997). Thế rồi, 10 năm sau (2017), một trận đại hồng thuỷ nữa lại tràn qua xứ Thanh.

23 thg 9, 2017

LÀNH LÀM GÁO, VỠ LÀM MUÔI

Minh hoạ: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, GS Nguyễn Lân giải thích: “lành làm gáo, vỡ làm muôi (sọ dừa có thể dùng làm gáo hoặc làm muôi) Nói cách sử dụng người hoặc vật theo đúng khả năng”.

Câu tiếp theo “Lành làm thúng thủng làm mê” được soạn giả chú dẫn “Như câu trên”.

5 thg 9, 2017

VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI” GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (P. II)

             HOÀNG TUẤN CÔNG
                     (xem kỳ I)

6. GS Nguyễn Lân giảng: “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn (Tháng chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm) Có ý nói: Thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại, cho rằng: Rau muống tháng chín cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”.

Chúng tôi đã đưa ra ý kiến “Có thể loại trừ cách lý giải thứ nhất, lựa chọn cách thứ hai”, bởi cách hiểu thứ nhất không có cơ sở thực tế. Vì “rau muống tháng chín” không ngon, mà cũng chẳng lành (đây cũng là đặc điểm của nhiều loại rau quả “trái tiết” khác). Từ xa xưa, dân gian ý thức rất rõ điều đó, nên rau quả trái mùa không bao giờ được ưa chuộng, thậm chí bị coi là độc[2]. 

4 thg 9, 2017

VỀ BÀI “CUỐN SÁCH ‘BẮT LỖI' GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN MẮC NHIỀU SAI SÓT” CỦA THANH HẰNG (P.I)

Hai cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Ngày 1/9/2017, báo điện tử INFONET (Bộ Thông tin vàTruyền thông) đăng bài “Cuốn sách ‘bắt lỗi’ giáo sư Nguyễn Lân mắc nhiều sai sót” của Thanh Hằng. Dựa vào ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học, Thanh Hằng cho rằng, tác giả “Từ điển tiếng Việt của GS.Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu”, đã “mắc nhiều sai sót”.

Ban đầu, chúng tôi chọn cách im lặng thay câu trả lời, bởi bài viết của Thanh Hằng đã không đảm bảo những nguyên tắc tối thiểu trong tranh luận học thuật (chúng tôi sẽ nói rõ ở đoạn cuối của phần II bài viết). Tuy nhiên, vì không muốn phụ lòng độc giả đã gửi link bài viết của Thanh Hằng và đề nghị phản hồi(*), nên chúng tôi xin có đôi lời thưa lại như sau:

2 thg 9, 2017

BÒ GIÀY PHẢI MŨI

Hình minh hoạ: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong lời tựa sách “Tục ngữ phong dao”, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc - người có đóng góp đáng kể trong nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian hồi đầu thế kỷ XX-viết: “Ngày nay, ai là người đã lưu tâm đến quốc văn, quốc tuý mà không lo sợ rằng những câu lý thú tối cổ của ông cha để lại, mà tức là cái kho vàng chung cho cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy, thì tất mỗi ngày một sai suyễn, lưu lạc đi thực là đáng tiếc”.

12 thg 8, 2017

TỪ “HÀN MẶC” ĐẾN “HÀN MẠC”

         
Bút làm bằng lông cánh chim
Đồ hoạ" ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
     
       Năm 2014, Nhà xuất bản Văn học tái bản “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân - một cuốn sách có nhiều sai sót, số lượng tái bản tới 4.000 cuốn. Bất bình với chuyện này, chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) có bài “Vài lời nhân từ điển của GS. Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản” đăng trên Blog Tuấn Công Thư Phòng (2/12/2014). Trong đó, chúng tôi đưa ra một đoạn giả tưởng (về suy nghĩ của soạn giả từ điển) như sau (xin trích):

29 thg 7, 2017

“SỢ HÙM, SỢ CẢ CỨT HÙM”


HOÀNG TUẤN CÔNG

    “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân-1989), giải nghĩa: “sợ hùm, sợ cả cứt hùm (T) Nghĩa là: Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy”. Hơn mười năm sau, trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (2000), GS Nguyễn Lân giữ nguyên cách giảng, và thêm phần ví dụ: “sợ hùm sợ cả cứt hùm • ng. (tục) Đã sợ ai, sợ cả những kẻ hầu hạ người ấy <> Ngày xưa, người dân phải đến cửa quan thì sợ hùm sợ cả cứt hùm”.

Sách “Từ điển thành ngữ-tục ngữ-điển tích Việt Nam” (Nhóm biên soạn Lê Văn Đức, hiệu đính Lê Ngọc Trụ-NXB Thanh Niên, 2004) thu thập bản khác, có liên quan đến nghĩa đen: “Sợ cọp chớ ai sợ cứt cọp tng. Kiêng oai, sợ thế lực của một ông quan hay một ông nhà giàu; chớ cái thứ lính lệ hay tôi tớ của nhà giàu thì ai mà kiêng, mà sợ!”

22 thg 7, 2017

BA VOI KHÔNG ĐƯỢC BÁT NƯỚC XÁO


         HOÀNG TUẤN CÔNG

       Phần lớn từ điển tiếng Việt chỉ giải thích nghĩa bóng, với dị bản “Mười [trăm] voi không được bát nước xáo”:
          -Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Nhóm Vũ Dung): Mười voi không được bát nước xáo [Nấu xáo voi; Tràng ba mươi khoát không được một tấc; Trăm voi không được bát nước xáo] (nước xáo: nước luộc thịt) Ba hoa khoác lác, hứa hẹn suông, nói thì to tát, mà rốt cuộc chẳng có gì cả”.

15 thg 7, 2017

“THƯỢNG ĐIỀN” và “HẠ ĐIỀN”

Thi cấy lúa tại Lễ hội Xuống đồng ở Hà Nam
(Quàng Yên- Quảng Ninh) năm 2007
Ảnh: báo Quảng Ninh
HOÀNG TUẤN CÔNG

“Thượng điền” là nghi lễ nông nghiệp của những cư dân trồng lúa nước. “Hán Việt từ điển” của Đào Duy Anh giải thích rõ ràng như sau: “thượng điền上田 Đám ruộng tốt nhất, khác với trung-điền, hạ-điền; Tục lệ nhà nông khi bắt đầu ra làm ruộng, mỗi năm có lệ tế Thần-nông, tế xong mới rủ nhau ra cày ruộng, gọi là lễ Thượng-điền”.

1 thg 7, 2017

KHÔNG NÊN HỒ ĐỒ VỚI "THẤU CẢM"

HOÀNG TUẤN CÔNG
MInh hoạ: ST

Tuần qua, báo chí và mạng xã hội bình luận sôi nổi về đề thi ngữ văn THPT năm 2017, với đoạn văn đọc hiểu, trích dẫn từ sách “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017). Xin trích: