Từ năm đi học xa, Tết Trung thu năm nào tôi cũng cố về nhà,
nhưng không khí Tết kém vui dần, vì ông nội tôi đã mất năm 1946, chú thím tôi
ra ở riêng nhà bên cùng với bà nội tôi. Nhà tôi chỉ còn lại bốn người, vẫn trải
chiếu giữa sân với mâm “cỗ Tết” đơn sơ rau muống luộc, cá đồng om mẻ. Đặc biệt
không bao giờ thiếu món củ chuối bung lươn. Đêm ấy, nằm bên mẹ, tôi lại được
nghe tiếng ru ngâm giọng ấm áp, ngọt ngào như tuổi còn ấu thơ:
25 thg 3, 2017
24 thg 3, 2017
CÒN GÌ LÀ GIANG SƠN ĐỊA MẠCH?
Hình ảnh Sơn Trà bị đào bới để nhồi cọc bê tông làm biệt thự. Ảnh:ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Sơn Trà
không phải của riêng Đà Nẵng. Sơn Trà là của cha ông từ nghìn xưa để lại cho
cháu con nước Việt. Vậy mà bán đảo xinh tươi này đang bị một nhóm người có
quyền lực đào bới, triệt hạ cỏ cây, hòng bóc lột thiên nhiên đến tận xương
tuỷ...
18 thg 3, 2017
LĂNG LOẠN VÀ LĂNG LOÀN
Minh hoạ chỉ mang tính hài hước Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Bạn đọc Trương Thanh Hiếu (Hà Nam) hỏi: “Khi chửi mắng một người phụ nữ hỗn xược, người ta hay dùng từ “lăng loàn”. Xin cho biết tại sao lại gọi là “lăng loàn”, và trong những hợp nào thì bị xem là “lăng loàn”?
Trong “Đất lề quê thói” có một tiểu mục tên là
“LĂNG LOÀN”. Tác giả Nhất Thanh viết: “Cô
gái về nhà chồng, sau mọi thủ-tục lễ-nghi, bước chân vào phòng cô dâu, việc đầu
tiên là vội vàng ngồi vào nơi đầu giường ngủ, và khi thay áo thì tìm cách vắt
chờm lên trên áo của chồng, sớm được chừng nào hay chừng nấy. Những bạn bè đã
đi bước trước và nhiều khi chính mẹ cô dâu đã rỉ tai bảo làm như vậy thì rồi sẽ
không bị chồng bắt nạt, và trái lại sẽ bắt nạt được chồng. (...) Tâm lý của
phần đông các cô, rồi thành các bà, là thích bắt nạt chồng. Vừa mới bước chân
về nhà người ta đã vội vã thực hiện ngay mấy điều tâm-niệm kia, rồi luôn luôn
tìm cách áp đảo, không dùng thế công thì cũng giữ thế thủ”.
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kì 16)
Sau khi bất ngờ được tạm tha, tôi trở về nhà, sống theo
kiểu tù giam lỏng. Nghĩa là tuyệt đối không được bước chân ra khỏi ngõ.
Nhà tôi không có bò, chỉ giữ lại dăm sào để khỏi phải ăn
đong, do mẹ tôi và anh Nậu lo cày cuốc cấy hái, suốt ngày vật lộn với công việc
đồng áng. Tôi ở nhà quét dọn nhà cửa, nấu nướng cơm nước. Mẹ tôi không có tiền
đi chợ, bữa ăn triền miên rau lang luộc chấm nước mắm cáy thối, do bị gió thổi
lật bay mất chiếc nón lá rách đội trên vại, nước mưa chảy vào. Ngoài ra còn có
món cà thâm, cà trắng, muối từ mùa cà tháng ba năm ngoái. Vại cà muối hơi đầy.
Cái nén cà bằng đá Nhồi hơi nhẹ, nước chỉ lên được nửa vại. Khi lấy cà để ăn,
anh Nậu moi chọn quả trắng đẹp ăn trước, sau còn lại đều cà thâm. Cà thâm hết,
đến cà lũn cũng ăn. Cà lũn phải bỏ nồi kho lại. Anh Nậu khéo vét trong hông lọ
mỡ rán hồi Tết Nguyên đán, sót lại, bỏ vào món cà lũn sau khi nấu chín, làm mất
mùi hôi, hơi có mùi thơm, dễ ăn hơn.
14 thg 3, 2017
NGHĨA CỦA CHỮ “BỒN” TRONG “LÂM BỒN”
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Lâm
bồn” là một từ Việt gốc Hán, không mấy thông dụng trong giao tiếp,
nhưng lại được sử dụng khá nhiều trên sách báo hàng ngày. Ví dụ một số báo đặt tít:
“Đến lúc lâm bồn mới biết mang thai.”
(dantri.com.vn); “Cô gái không biết mình
có thai...đến lúc lâm bồn.” (thanhnien.vn); “Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn.” (vietnam.net.vn); “10 dấu hiệu cho biết bạn sắp lâm bồn.”
(nuoiconkieumy.com);“Chuẩn bị đến ngày
lâm bồn.” (songkhoe.vn)...
11 thg 3, 2017
'LƯNG CHỮ CỤ, VÚ CHỮ TÂM" TRÔNG NHƯ THẾ NÀO?
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu)
viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ
tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ
bé...”
6 thg 3, 2017
THUỐC LÀO - TƯƠNG TƯ THẢO
Đàn bà An Nam hút thuốc lào |
Thuốc lào có tên chữ là “tương tư thảo” (cỏ tương tư). Ý đã trót
hút vào rồi thì không bỏ được, đêm thương ngày nhớ tựa kẻ mắc bệnh tương tư
vậy.
Theo Lê Quý Đôn, nước Nam ta vốn không có giống thuốc ấy. Từ năm
Canh Tý, niên hiệu Vĩnh Thọ (1660), đời vua Thần Tông nhà Lê, người nước Ai Lao
mang giống đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà, con gái đua nhau hút,
đến nỗi có người nói rằng: “Nhịn cơm ba ngày còn được, chứ một lúc nhịn hút
thuốc thì không được”.
4 thg 3, 2017
“SƯỢNG MẸ, BỞ CON” NGHĨA LÀ SAO?
Củ khoai lang khổng lồ, nằm trong đất tới 6 tháng ở Hà Nam Ảnh: Dân Trí |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ “Sượng mẹ, bở con” có nhiều cách giảng rất
khác nhau.
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Sượng mẹ bở con: (Củ cái
khoai sọ càng) sượng thì củ con tất càng bở. Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: “Đừng
vội coi khinh những thứ có vẻ ngoài xấu xí vì lắm thứ thực chất vốn khác xa vẻ
ngoài”.
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Sượng mẹ bở con: Sượng là nói khoai chưa thực chín, còn sần sật) Ý nói: Mẹ phải chịu
đựng khó khăn để cho con được sung sướng”.
25 thg 2, 2017
LƯỠI CON NGƯỜI TA DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?
Những cuốn từ điển tiếng Việt nhiều sai sót mang tên NXB Thanh Niên vẫn bày bán công khai tại Nhà sách FAHASA Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho
học sinh, sinh viên” (Ngọc Hằng - Kỳ Duyên, NXB Thanh Niên 2016) viết: “LƯỠI
(danh từ) miếng thịt ở trong miệng dùng để nếm”. Sách này không nói rõ đó là “miếng
thịt” lợn, hay thịt bò. Tuy nhiên, cứ theo đây, thì ngoài chứng câm điếc bẩm
sinh, thì người ta bị câm, hay nói ngọng, hoàn toàn không phải do trong mồm
không ngậm “miếng thịt”, hay “miếng thịt” ấy ngắn, dài thế nào. Nói cách khác, nếu thiếu đi “miếng
thịt” mà từ điển tiếng Việt mang tên NXB Thanh Niên mô tả, thì người ta vẫn nói
được như thường, chỉ mỗi tội không nếm được mà thôi.
23 thg 2, 2017
Người Thanh Hóa lập làng nghề phố nghề trên đất Bắc
HOÀNG TUẤN PHỔ
Ngọc phả đền làng Hòe Thị và Thị Cấm do Đông các đại
học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) đời Lê Anh tông, chép sự
tích tôn thần Phan Tây Nhạc người thời Hùng Vương quê châu Ái, tức bộ Cửu Chân
(Thanh Hóa) nước Văn Lang. Sinh thời Phan Tây Nhạc theo Tản Viên đánh giặc Thục, lập công
lớn được vua Hùng gả cháu gái Hoàng hậu làm vợ và phong ấp vùng Hương Canh
(huyện Từ Liêm, Hà Nội).
11 thg 2, 2017
“THUỐC NAM ĐÁNH GIẶC, THUỐC BẮC LẤY TIỀN”
Xuyên sơn giáp (Tàu) con trút (ta) Ảnh: ST |
Hoàng Tuấn Công
Trong cuộc gặp gỡ lần hai giữa Quang Trung Nguyễn Huệ
và La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, “Huệ hỏi:
“nghe thầy học tinh lý-số, lại hay mưu lược. Nay Tôn-Sĩ-Nghị nó sang, thầy nghĩ
chước nào?” Thầy Nguyễn Thiếp thưa rằng: “Quân quý thần tốc”. Huệ nói rằng: “Phải,
phải, tôi nay ra đánh cho nó chết. Tôi mà dẹp được giặc Tầu xong, thì xin rước
thầy ra dạy học. Tôi muốn khí-dụng gì cũng chẳng mua của nước Tàu”. Thầy Nguyễn
Thiếp lại thưa rằng: “Chỉ có thuốc Bắc phải dùng của Tầu mà thôi”.(1)
5 thg 2, 2017
TIẾC THƯƠNG NHÀ NGHIÊN CỨU THÁI KIM ĐỈNH (1926-2017)
HOÀNG TUẤN CÔNG
Nhà
nghiên cứu Văn hoá Thái Kim Đỉnh vừa vĩnh biệt cõi trần (4/2/2017). Sinh thời,
trong số những bức thư Nhà nghiên cứu Thái Kinh Đỉnh gửi cho cụ thân sinh
tôi - Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ - có một “mẩu thư” khá đặc biệt. Đó
là thư cụ Thái gửi trả lại tiền nhuận bút, với
những dòng run run ghệch ngoạc của người cầm bút sau “tai biến”:
3 thg 2, 2017
LỄ HỘI KIM THỜI PHÚ (Cao Bồi Già)
13 thg 1, 2017
VỌNG BÁI GS VÕ QUÝ (1929-2017)
Hai tập sách của GS Võ Quý Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
TCTP hiện
sở hữu hai tập sách “Chim Việt Nam, hình thái và phân loại” (Võ Quý -NXB Khoa
học và Kỹ thuật). Cảm phục và biết ơn cụ thân sinh, trong hoàn cảnh cơm chẳng
có mà ăn, áo chẳng có đủ mặc, vậy mà vẫn đón mua đủ cả hai tập (tập I ấn hành ở
Hà Nội 1975, giấy khá đẹp; tập II in ở TPHCM năm 1981, giấy nứa đen, xấu). Dĩ
nhiên, tiền mua những cuốn sách như thế này bao giờ cũng có sự đóng góp từ hạt
lúa, củ khoai ở quê nhà.
11 thg 1, 2017
"Từ điển tiếng Việt" (NXB Thanh Niên), thật hay giả?
Từ điển tiếng Việt mang tên NXB Thanh Niên hiện phát hành tại thị trường Thanh Hoá Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Các nhà xuất bản chân chính cần lên tiếng, cơ quan chức năng cần
vào cuộc để điều tra và kết luận nhằm ngăn chặn, trừng trị nạn làm sách bậy.
Trong
bài “Từ điển tiếng Việt lậu tràn ngập thị trường” (Báo Nông nghiệp Việt Nam,
10-1-2017), ông Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc NXB Thanh Niên - cho biết: Các
cuốn từ điển mắc nhiều sai sót như “Từ điển tiếng Việt thông dụng dành cho học
sinh - sinh viên” (Ngọc Hằng - Kỳ Duyên - NXB Thanh Niên, 2016) và “Từ điển
tiếng Việt” (Khang Việt, NXB Thanh Niên, 2016, mà trong bài viết “Sai như... từ
điển”, Báo Người Lao Động ngày 11-1 đã phản ánh) là “những đầu sách in lậu, giả
mạo thương hiệu của NXB Thanh Niên" (?!).
10 thg 1, 2017
“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” (NXB THANH NIÊN): “GIAO CẤU” nghĩa là “...LẤY NHAU”
Từ điển tiếng Việt (NXB Thanh Niên) đơn vị phát hành Khangvietbook Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Đó là cách giảng của Từ
điển tiếng Việt, (Khang Việt, NXB Thanh Niên, 2016).
Ngoài bìa, phía trên cùng, sách
không ghi tên tác giả, mà có hai dòng chữ: “KHOA HỌC - XÃ HỘI - NHÂN VĂN; NGÔN
NGỮ VIỆT NAM, khiến độc giả lầm tưởng từ điển của “VIỆN NGÔN NGŨ HỌC”, hoặc “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN”(!). Phía dưới
tên sách là những thông tin hấp dẫn: “Giải thích rõ ràng”; “Cập nhật nhiều từ
mới”; “Tiện lợi để tra cứu”; “370.000 từ”. Với khuôn khổ 10x18cm, 1006 trang,
mà chứa tới 370.000 (ba trăm bảy mươi nghìn) từ thì thật là kinh khủng. Kể cả
đếm từng chữ trong cuốn sách chưa chắc đã đạt được số lượng như vậy (!!!).
5 thg 1, 2017
“TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT” CỦA NXB THANH NIÊN: “GIAO PHỐI” nghĩa là “KẾT HÔN”!
HOÀNG TUẤN CÔNG
Bìa sách, ngoài dòng chữ nhái “Trung tâm từ điển học”, còn
có những thông tin rất hấp dẫn, như: “Cập nhật nhiều mục từ mới”, “Nhiều
hình ảnh minh hoạ”, sách “Bán nhiều nhất”...
Vậy, sách này “cập nhiều mục từ mới” như thế nào?
Xin thưa rằng hoàn toàn ngược lại. Nghĩa là rất nhiều từ
cũ, từ dùng sai cách đây ngót một thế kỉ, đã được nhóm tác giả này “khai quật”,
sao chép lại để “dành cho học sinh-
sinh viên”. Sau đây là ví dụ về một số cái sai của Nhóm Kim Danh
- Ngọc Hằng (KDNH). Chúng tôi sẽ lấy chính cách giảng nghĩa của “Từ điển
tiếng Việt” (Vietlex) Hoàng Phê chủ biên, do Trung tâm Từ điển học (The Lexicography Center –
Vietlex) chính lý và bổ sung (cuốn từ điển này bị Nhóm KDNH làm nhái, chúng tôi sẽ nói rõ
ở phần sau), để chỉ ra những sai sót của KDNH (phần ví dụ của Vietlex, chúng
tôi xin lược bớt):
24 thg 12, 2016
SAO LẠI "THÀNH KÍNH PHÂN ƯU"?
Dòng chữ "kính viếng" thường thấy, nay đã được thay bằng "Thành kính phân ưu" Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chia
buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính
phân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn được
viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.
“Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán [分 = chia; 憂 =
lo, buồn], đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa
từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa:
4 thg 12, 2016
“MỒ CHA KHÔNG KHÓC, KHÓC ĐỐNG MỐI...”
Dây leo bòng bong hay mọc ở bụi rậm Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục
ngữ “Mồ cha chẳng khóc khóc đống mối;
mồ mẹ chẳng khóc khóc bối bòng bong” khá thông dụng và dường như không
có gì cần phải bàn cãi về nội dung, ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, xét cách giải
thích của các nhà biên soạn từ điển lại thấy vấn đề không phải như vậy.
27 thg 11, 2016
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 15)
HOÀNG TUẤN PHỔ
Tôi
nghĩ không ra ai. Muốn nói bừa một cái tên nào đó cho xong, nhưng đầu óc tôi
sao tối tăm mù mịt, không còn biết ai là đồng bọn với Tuệ Quang, Tuệ Chiếu để
cung xưng với toà. Tôi mà cũng bị bắt đi tù nữa thì mẹ tôi chết mất!
Đầu óc tôi bỗng vụt sáng lên một người
cũng ở chùa, đầu tóc trọc lóc, mặt mũi xấu xí, có lần đến nhà tôi nói chuyện với
bố tôi về sư Tuệ Quang, Tuệ Chiếu. Tuệ Quang tôi mới nghe lần đầu. Còn Tuệ Chiếu
tôi đọc báo Đuốc Tuệ cũ (xuất bản vào khoảng 1942, 1943) sở dĩ tôi nhớ được, vì
ông sang Lào, nhà vua cho ngồi ngai vàng để thuyết pháp...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)