21 thg 2, 2014

THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

       Hoàng Tuấn Công                                              
Kỳ 3 Lỗ hổng kiến thức Hán Nôm         
Trong "Đôi lời tâm sự thay lời tựa" của "Từ điển từ và ngữ Việt Nam", GS Nguyễn Lân viết: "Gần đây, tôi nhận thấy trong các sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán-Việt (...)Để tránh sai lầm khá phổ biến trong việc dùng các từ Hán  -Việt, tôi đã chú ý giải thích các từ nguyên". Thế nhưng, "vì sự trong sáng của tiếng Việt" mà chỉ có lòng nhiệt tình thì chưa đủ. Lỗ hổng lớn về kiến thức Hán Nôm đã khiến GS Nguyễn Lân không thể thực hiện ý tưởng tốt đẹp và hết sức ý nghĩa đó(1).

12 thg 2, 2014

THỬ LÝ GIẢI NHỮNG SAI SÓT ĐỂ ĐỜI


của Nhà biên soạn từ điển GS Nguyễn Lân


 Hoàng Tuấn Công
                                                   Kỳ 2
                               Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học
GS Nguyễn Lân - Nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng Việt Nam, tác giả và đồng tác giả của 10 cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển song ngữ. Sao có thể nói “thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học” ? Nhận xét này quả là hồ đồ !
Kiến thức cơ sở ngôn ngữ học được hiểu là nền tảng kiến thức, những hiểu biết cơ bản nhất về bộ môn khoa học này. Nền tảng có vững thì những công trình xây dựng trên đó mới vững. Vậy, chúng ta hãy xem GS Nguyễn Lân đã nắm vững hoặc hiểu biết thấu đáo những thuật ngữ, khái niệm, thuộc tính của ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ hay GS lẫn lộn giữa cái nọ với cái kia, sai lầm này đẻ sai lầm khác ?

7 thg 2, 2014

Thử lý giải những sai sót để đời


của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân

Hoàng Tuấn Công

"Học giả hoặc nhà văn, dù đã quá cố, vẫn phải vĩnh viễn 
chịu trách nhiệm về những gì họ đã viết" (AN CHI)

Kỳ 1
 Phương pháp luận
          Phương pháp luận là gì ? "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" đồ sộ, dày hơn hai ngàn trang của GS Nguyễn Lân không ghi nhận khái niệm này. Chúng ta không thể biết chính xác GS Nguyễn Lân "đãng trí", hay đối với Nhà biên soạn từ điển nổi tiếng Việt Nam, thực tế không có cái gọi là phương pháp luận. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những sai sót để đời của GS Nguyễn Lân trong các cuốn từ điển lại chính là phương pháp luận. GS Nguyễn Lân thiếu phương pháp luận đúng đắn để tiếp cận và giải quyết vấn đề.

4 thg 2, 2014

HOA ĐÀO VÀ THƯ PHÁP NGÀY XUÂN


  Hoàng Tuấn Công
Nếu đào được mệnh danh là “báo xuân hoa” thì mực tàu giấy đỏ dường như cũng có mối giao cảm kỳ lạ với đất trời. 

30 thg 1, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong "TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân

Hoàng Tuấn Công
Kỳ cuối
“Láo nháo như cháo với cơm”
Những chuyện khó tin nhưng có thật

Sách có tên “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”, phần "Lời nói đầu" cũng được GS Nguyễn Lân xác định tương đối chính xác tiêu chí thế nào là thành ngữ, tục ngữ. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác. Nhiều câu là ca dao, câu đối, các thuật ngữ ngoại giao, thể thao, quân sự, các cụm từ, ngữ, láy từ đã được GS sư đưa vào làm “thành ngữ, tục ngữ” Việt Nam:

26 thg 1, 2014

NHỚ BẾP TRANH NGÀY TẾT

                        Hoàng Tuấn Công
Bếp lửa sum vầy
Ảnh: Internet
So với Tết xưa, Tết nay đã khác đi nhiều. Bao nhiêu phong vị Tết (dẫu toàn thứ không ăn được, thậm chí cũng chẳng nhìn thấy) đã một đi không trở lại. Những cái không ăn được, chỉ cảm thấy được ấy ta vẫn quen gọi là không khí tết. Ví  như “không khí” từ cái bếp tranh xưa nồng nàn khói lam và ấm áp sắc màu, mùi vị Tết…

25 thg 1, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

     Hoàng Tuấn Công
                        Kỳ 4

Giảng sai về từ vựng, cách hiểu, cách dùng từ Hán-Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt
Các sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”, “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” và “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân mang đậm dấu ấn cùng tác giả.  Đó là: dịch sai, hiểu sai nhiều từ Hán - Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt.  

24 thg 1, 2014

THÚ CHƠI ĐÀO NGÀY TẾT

 Hoàng Tuấn Công

Cành đào xuân Canh Dần. Từ bấy tới giờ mình
vẫn chưa mua được cành nào đẹp như vậy 

                                                                                           Ảnh:Tuấn Công

Xuân không phải mùa riêng của hoa đào khoe sắc. Nhưng không biết tự bao giờ, nàng Xuân đã chọn loài hoa e ấp nụ cười, ửng hồng cánh mỏng và mảnh mai dáng hình này để mỗi năm một lần hoá thân về với nhân gian.

23 thg 1, 2014

MỰC TÀU GIẤY ĐỎ

HƯƠNG SẮC MÙA XUÂN
   Hoàng Tuấn Công

Khai bút xuân 2008 tại Thư phòng
 Ai từng được hưởng những cái Tết ngày xưa mới thấy hết vẻ đẹp của mực tàu giấy đỏ, của tranh dân gian Đông Hồ tươi thắm sắc xuân, ấm áp lòng người.

20 thg 1, 2014

Sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân

Hoàng Tuấn Công

DĨ HƯ TRUYỀN HƯ KỲ 3 

Bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn, làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ.
Đặc trưng của thành ngữ, tục ngữ là nghĩa đen hạn hẹp, cụ thể, nhưng nghĩa bóng lại rất rộng. Nhiệm vụ của người làm từ điển sau khi giải thích nghĩa đen, phải đưa ra được cách hiểu nghĩa bóng khái quát. Từ đó, người sử dụng từ điển có thể vận dụng đúng, linh hoạt vào nhiều trường hợp khác. Nhưng do cách hiểu nông cạn, phiến diện, bỏ gốc lấy ngọn, GS Nguyễn Lân đã biến nhiều câu thành ngữ, tục ngữ có tính khái quát cao thành lời nói nôm na, hời hợt:

15 thg 1, 2014

Sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

     
Hoàng Tuấn Công
Dĩ hư truyền hư kỳ 2

"Bò lành đánh bò què", giải thích sai về các sự vật, hiện tượng, kinh nghiệm dân gian, “Tiền hậu bất nhất”.
Thành ngữ, tục ngữ thường có nhiều dị bản, gần nghĩa hoặc đồng nghĩa. Người làm từ điển có thể thu nhận tất cả để độc giả tham khảo và chọn ra dị bản hay nhất, được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích. Thế nhưng, không ít trường hợp GS Nguyễn Lân tự chữa từ trong câu thành ngữ, tục ngữ hoặc phỏng đoán theo ý chủ quan của mình, bác đi dị bản hay nhất, khiến thành ngữ bỗng dưng mất đi cái hay, cái đẹp, sự tinh tế trong ngôn từ của dân gian:

10 thg 1, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

          Hoàng Tuấn Công    


          Từ điển là sách công cụ tra cứu, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để người dùng vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm, vấn đề cần tìm. Bởi thế, yêu cầu tối quan trọng của từ điển là phải chính xác. Sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”của GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, khi ông còn trường mạnh. Tuy nhiên cũng như hai cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” xuất bản sau đó hơn 10 năm, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân có quá nhiều sai sót.

15 thg 12, 2013

NHỮNG ĐIỀU CẦN PHÊ PHÁN Ở HAI QUYỂN SÁCH VỀ PHONG THỦY VIỆT NAM

     HOÀNG TUẤN PHỔ

Thị trường sách nước ta những năm gần đây bày bán ê hề những ấn phẩm một thời bị xếp vào loại duy tâm, thần bí, mê tín, dị đoan: tử vi, tướng số, bói toán, xem ngày tốt xấu, phong thủy...Cũng có một ít “hàng thật”, đa số “hàng rởm”. Ví dụ sách Tìm hiểu phong thổ học qua quan niệm triết Đông của Mộng Bình Sơn (2) hay sách Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa học của Ngô Nguyên Phi (1)...

11 thg 12, 2013

NĂM ĐẶT TÊN ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH THANH HÓA mốc 1029 hay 1082 ?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đền Đồng Cổ ở Đan Nê-An Định-Thanh Hóa
Nước Việt Nam ta, tỉnh Thanh Hoá là một trong số rất ít tỉnh nhà nước phong kiến đặt cho nhiều tên nhất: Cửu Chân, Ái Châu, Thanh Hoá, Thanh Hoa,  Thanh Hoá…

3 thg 12, 2013

QUỐC MẪU TRỊNH THỊ NGỌC LỮ VÀ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ-MỘT NGHI ÁNTRONG LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ


HOÀNG TUẤN PHỔ
Lê Thái t thu sinh thi, theo s sách có  ba bà v: Trnh Th Ngc L được phong làm Thn phi; Phm Th Nghiêu được phong làm Hu phi; Phm Th Ngc Trn chc phong Hin phi. Theo quy đnh thi by gi, v vua ngoài chính cung hoàng hu có 3 bc phi, 9 bc tn.

Nên hiểu “TAM THẬP LỤC KẾ” thế nào cho đúng?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Ai yêu thích Truyện Kiều hẳn đều nhớ câu: “Ba mươi sáu chước chước gì là hơn” và không ít người muốn biết đầy đủ ba muơi sáu chước ấy là những chước gì? 

5 thg 11, 2013

"TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM" CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN

MỤC CHỮ CÁI NÀO CŨNG CÓ SAI SÓT
                      Hoàng Tuấn Công
C
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ:Ý nói đôi trai gái đã yêu nhau thì khó mà ngăn cản.
Thực ra câu này ý nói sự việc nào đó đã rồi, đã xong xuôi, không có cách nào thay đổi được nữa.

4 thg 11, 2013

LÀNG CỔ QUẢNG THI


                                                   Hoàng Tuấn Phổ
                                   Một khúc Lương Giang
                                                                                Ảnh: Internet

 Sông Chu tên xưa là Lương Giang do bốn ngọn nguồn đổ vào. Một dòng sông đẹp, nước trong xanh, uốn mình lượn giữa đôi bờ bạt ngàn dâu, mía, ngô, khoai.

24 thg 10, 2013

HOÀNG TUẤN PHỔ
Thanh Hóa nhiều núi đá vôi, là môi trường thích hợp đời sống loài khỉ. Những quần sơn thâm nghiêm, cao vút như Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc), An Hoạch (huyện Đông Sơn), Hoàng Nghiêu (huyện Nông Cống),... trước kia đều là thiên đường của giống khỉ lông vàng đuôi cộc.

21 thg 10, 2013

ĐÁNH CHUỘT

HOÀNG TUẤN PHỔ
Hồi tôi còn nhỏ, tạng người yếu, ăn cơm hay bị nghẹn, nấc. Mỗi lần bị nghẹn, nấc, người lớn lại chỉ tay lên nóc nhà, bảo: “Tề tề (kìa kìa) có con chuột đang chạy!”, tôi tưởng thật ngửa cổ nhìn lên nóc nhà, buột miệng hỏi: “Mô mô (đâu đâu)?” thế là khỏi nghẹn, hết nấc. Đúng là trên nóc nhà (không riêng nhà tôi) có giống chuột nhỏ tên thường gọi chuột nhà, chuyên cư trú trong mái lá. Chúng sống ở đó rất an toàn, mèo thấy cũng chẳng làm gì, tha hồ xây tổ ấm, sinh con đẻ cháu. Lợi dụng đêm tối hoặc nhân lúc ban ngày vắng