15 thg 1, 2024

TỪ “LÚ NHÚ” ĐẾN “LÚ LẤP”,…

 

Trăng mới lú lên sau rặng cây
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


    1-Nghĩa của “lú” và “nhú” trong từ “lú nhú”

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập từ “lú nhú” và giảng như sau:

“LÚ NHÚ đgt. Mới nhú lên, mới mọc lên một loạt với độ dài ngắn, cao thấp không đều nhau. Măng lú nhú khắp rặng tre. Ngô tra được mấy ngày đã mọc lú nhú. “Những gốc cam lú nhú một lớp quả non”.

Thực ra, lú nhú là từ ghép đẳng lập gốc Hán (xét nghĩa đồng đại):

         -LÚ là từ Việt gốc Hán vốn là chữ lộ (nghĩa gốc là phơi bày, lộ ra), ở đây nghĩa là hơi thò ra, nhô lên (như Mầm vừa mới ).

-NHÚ gốc Hán là chữ nhu , được Hán ngữ đại từ điển giảng là: “thảo mộc thuỷ sinh, ấu nộn -草木始生;幼嫩”, nghĩa là: cỏ cây mới nảy mầm, hãy còn non mềm. Trong tiếng Việt, nhú có nghĩa rộng, chỉ tất cả những gì bắt đầu nẩy ra, mới nhô lên (như Măng mới nhú lên; Mặt trăng mới nhú lên sau rặng tre,...).

Xin dẫn chứng nghĩa đẳng lập của “lú nhú” từ hai cuốn từ điển:

-Từ điển Hoàng Phê: “ • đg. [ph] nhú lên hoặc ló ra: cây mầm ~ Cần quay lại, thấy một cái đầu láng tròn như trái dừa lên, đó là thằng Vực (...) (Nguyễn Thi).”; “nhú • đg. mới nhô lên, bắt đầu hiện ra một phần: mầm cây nhú lên khỏi mặt đất ~ cây nhú chồi non ~ răng mới nhú”.

-Từ điển Lê Văn Đức: • dt. Ló, từ mặt phẳng nhô lên: Răng mới lú; Mụt măng cao hơn 1 tấc; Trăng kìa trăng lên”; nhú • đt. Lú, mới mọc: Mầm non mới nhú

Mối quan hệ ngữ âm O→U, ta còn thấy trong các trường hợp khác như nộ →nư (nghĩa là giận dữ. Ví dụ Mắng cho đã nư); độ →cữ (cữ = cỡ; Độ bằng bàn tay = Cỡ/chừng bằng bàn tay). Ngoài lộ , những biến thể của lộ còn có ló, lò (như: lò/thò tay ra ngoài).

2-Từ “nhú” trong “lú nhú”, đến “nhu” trong “nhu nhuyễn”

nhu có nghĩa gốc là “cỏ cây mới nảy mầm, hãy còn non mềm”, nên từ này còn có nghĩa là “mềm, yếu” (đối với “cương”, như “nhu nhược”; “cương nhu tuỳ thời”), hoặc chỉ những vật có tính chất mềm, nhưnhu nhuyễn” = mềm dẻo.

Từ nghĩa mềm, “nhu” còn chỉ tính tình ôn hoà, nhu thuận, như “nhu mì”, nghĩa là hiền lành, mềm mỏng (Tính tình nhu mì; Thương em cái tính nhu mì/ Làng trên xã dưới thiếu chi người giòn – Ca dao).

Từ “nhu mì” do “nhu mị” 柔媚 mà ra, trong đó mị có nghĩa là xinh đẹp, dễ thương, kiều diễm, khả ái. “Nhu mì” trong tiếng Việt đồng nghĩa với nhu mị trong tiếng Hán. Hán ngữ đại từ điển giảng nhu mị là: nhu hoà tốt đẹp, hiền dịu đáng yêu (nguyên văn: nhu hoà mĩ hảo, nhu hoà vũ mị - 柔和美好,柔和嫵媚).

3-Lộ → “lú” trong “lú nhú”; lỗ→ “lú” trong “lú lấp”

         Ở trên chúng ta đã thấy, trong lú nhú, gốc Hán là chữ lộ (nghĩa gốc là phơi bày, lộ ra). Vậy, tại sao “lú” còn có một nghĩa gần như ngược lại với “lú” (trong “lú nhú”), đó là chỉ sự u mê, ngu tối (như có gì đó che lấp), hoặc trạng thái hầu như không có hoặc không còn trí nhớ, trí khôn (như lú lấp; lú lẫn; Lú ruột lú gan; Nó lú có chú nó khôn – Tục ngữ)?

Câu trả lời là “lú” trong “lú lấp”, “lú lẫn” lại là một từ Việt gốc Hán, do chữ lỗ , mà ra.

Hán ngữ đại từ điển giảng lỗ là: “ngu đần, vụng về, tối dạ” (nguyên văn: trì độn, bản chuyết - 遲鈍,笨拙). Chữ lỗ- này chính là “lỗ” trong “ngu lỗ”, mà Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức) giảng là “thô-lỗ, dại-dột”, và lấy ví dụ “Không nên giao việc lớn cho bọn ngu-lỗ”. Và câu Nó lú có chú nó khôn, thì ở đây chính là nghĩa của “lỗ” (ngu đần - đối với khôn ngoan). đây, một lần nữa chúng ta gặp lại hiện tượng biến âm O→U (lỗ→lú), cũng giống như đã chứng minh lộ→lú, ở mục 1.

Từ điển từ láy tiếng Việt thu thập và giảng: “lấp lú. đgt. (kng.id). Như lú lấp. Lâu ngày nên cũng lấp lú quên đi mất”.

Tuy nhiên, lú lấp/ lấp lú đều là những từ ghép đẳng lập (lấp thì đã rõ, còn có nghĩa độc lập như chúng tôi đã phân tích).

Như vậy, chỉ cần dẫn chứng sự xuất hiện của nhú trong một số ngữ liệu như: Mụt măng cao hơn một tấc, Mầm cây nhú lên khỏi mặt đất; Nó có chú nó khôn, Đến tuổi này bà đã bắt đầu lẫn,v.v…đã có thể chứng minh một cách hùng hồn rằng, lú nhú, lú lẫn, lú lấp,…đều là những từ ghép đẳng lập, hoàn toàn không phải từ láy như sách Từ điển từ láy tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ đã thu thập và giảng nghĩa.

                                         Hoàng Tuấn Công/12/12/2022

2 nhận xét:

  1. Nhú có nghĩa là nhô lên thì tôi hiểu. Ngày học vỡ lòng hay lớp 1 gì đó tôi không nhớ rõ, có bài thơ tôi cũng không nhớ tên. Nhưng tôi nhớ mấy câu: "Cạnh vại nước/ Ở đầu sân/Tý đất không/Nằm bỏ trống/Em gieo xuống/ Mấy hạt ngô/Ồ đẹp chưa/Cây đã mọc/Lá xanh tốt/Ngọn đâm cờ/ Những bắt ngô/ Đầu đã nhú/Em vui thú /Đến lay cây/Chim sâu bảy/Cười hớn hở...". Nhưng, thưa bác! Quê tôi, từ " nhú" là nhô lên lại...ít dùng, mà nó được dùng với nghĩa ngược lại(!). Tức là "nhấn xuống" (nước). VD: rau bó xong rồi nhú nước đi con cho nó tươi; vịt cắt tiết xong nhú nước lã rồi mới nhú nước sôi,...
    Quê tôi không nói ngọng, và Thành hoàng làng cũng không có tên là Nhúng mà lại phát âm như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi của anh rất thú vị. Tôi sẽ có bài viết riêng về từ "nhú" trong "nhú nước". Riêng đoạn này tôi muốn hỏi lại anh: "Quê tôi không nói ngọng, và Thành hoàng làng cũng không có tên là Nhúng mà lại phát âm như vậy", ý tứ là thế nào, tôi chưa được rõ.

      Xóa