Cánh chim lạc đàn. Ảnh: mapio.net |
HOÀNG TUẤN CÔNG
(Trích tiểu mục 7 mới bổ sung trong bản 2018 [tổng 27 trang], thuộc mục “Tiếng mẹ đẻ”.)
o “như ăn phải ớt •
tt. Đắng cay mà không dám nói ra <> Quá
tin người nên bị lừa, như ăn phải ớt”.
Nếu
không ăn được ớt, mà lại lỡ ăn phải ớt thì cay lắm, cứ gọi là xuýt xoa, sặc
sụa, giàn giụa nước mắt. Không ai cấm, cũng không ai nén chịu, giấu giếm làm
gì. Bởi vậy, chẳng có lí do gì lại đặt ra thành ngữ “như ăn phải ớt” rồi giảng giải là “đắng cay mà không dám nói ra”.
o “như bị cắt
tiết • ng. Đau xót quá <> Chúng tôi bị lừa, như bị cắt tiết”.
“Bị cắt
tiết” thì coi như “chết chắc”, đâu chỉ là chuyện “đau xót quá”, rồi ví chuyện “chúng
tôi bị lừa”, “đau xót quá” giống như “bị cắt tiết”.
o “như cá gặp
nước • ng. Gặp dịp có những điều kiện thuận lợi <> Nó đưọc anh giúp như thế thì như cá gặp
nước, còn gì”.
o “như rồng gặp
mây •
ng. Gặp thời cơ may mắn <> Đương
định xây nhà thì được thưởng một số tiền lớn, khác nào như rồng gặp mây”.
Cả hai ví dụ “như cá gặp nước”, “như rồng
gặp mây” đều không đúng, nếu không nói là hai lỗi nặng của soạn giả trong
cách sử dụng thành ngữ.
Sau
đây là cách giảng đúng và ví dụ đúng của Từ
điển Vũ Dung: “Như cá gặp nước.
[Như cờ gặp gió; Như mây gặp rồng; Như
rồng gặp mây]. Gặp người gặp cảnh thoả mãn lòng mong muốn, khát khao. Đôi ta kiếp vợ duyên chồng/Như cờ gặp gió,
như rồng gặp mây (cd); Gặp đây như vợ
gặp chồng/Như chim gặp tổ như rồng gặp mây (cd); Tình cờ anh gặp mình đây/Như cá gặp nước, như mây gặp rồng (cd)”.
o “như chẻ tre •
ng. Nói diệt quân địch dễ và nhanh <> Cuộc
tiến quân ngày ấy đã thắng như chẻ tre”.
“Như
chẻ tre”, hay “thế mạnh như chẻ tre”, ý nói ở thế tiến công rất mạnh, không gì
ngăn cản được (ví như khi chẻ tre, người ta chỉ cần bổ đôi một đoạn ở đầu
gốc, sau đó tách ra, chân dẫm nửa này, tay nâng nửa kia lên, là cây tre cứ thế
bị chẻ/tách đôi dần, mắt tre nổ đôm đốp). Theo đó, để câu văn trong sáng hơn,
phải sửa ví dụ thành: Cuộc tiến quân ngày
ấy, chúng ta đã giành thắng lợi với
thế mạnh như chẻ tre.
o “như chim lạc đàn •
ng. Bơ vơ, lủi thủi <> Bọn tàn quân
chạy tán loạn như chim lạc đàn”.
Đã
là “chim lạc đàn” thì chỉ có một vài
con bơ vơ, lạc lõng. Trong khi “bọn tàn quân chạy tán loạn” (số đông chạy túa
đi nhiều phía), thì phải “như ong vỡ tổ”, chứ sao lại ví “như chim lạc đàn”? Còn sau khi “chạy
tán loạn”, sẽ có tên bị lạc rừng, lạc đường, “bơ vơ, lủi thủi” một mình, không biết đi về hướng nào, lúc ấy mới
gọi là “như chim lạc đàn”.
o “như nêm cối • trgt. Đông đúc quá;
Chen chúc quá <> Hôm ấy người đi
xem hội đông như nêm cối; Vòng trong,
vòng ngoài chật như nêm cối (NgHTưởng)”.
Đã ví “như
nêm cối”, có nghĩa ám chỉ bị lèn
chặt, ép sát lại tựa như “nêm cối”.
Còn “đông đúc quá”, “chen chúc quá” chỉ là hình dung về số
lượng rất nhiều, rất đông (“đông như kiến cỏ”), chứ chưa phải là “chật”. Bởi
vậy không nên ví “đông như nêm cối”,
mà phải là “chật như nêm cối” (như
chính câu văn của Nguyễn Huy Tưởng mà GS. Nguyễn Lân lấy làm ví dụ). Đây chính
là sự thiếu tinh tế, chính xác trong sử dụng từ ngữ của soạn giả.
o “như người mất vía • ng. Thẫn thờ,
ngớ ngẩn <> Từ hôm mất trộm số tiền
vốn, chị ấy như người mất vía”.
“Mất
vía” là gì? Từ điển Vietlex: “sợ hãi
đến mức mất hết tinh thần, không còn hồn vía nữa: sợ mất vía ~ “Thằng
Dần vẫn sợ ông Lý, như đứa trẻ khác sợ ông ngoáo ộp, nghe nói đến tên ông ấy nó
đã mất vía đi rồi.” (Ngô Tất Tố). Đn: bạt vía, hết hồn, hết vía, khiếp
vía”; Từ điển Đào Văn Tập: “mất
vía • Sợ hãi quá như không còn hồn vía”; Từ điển Lê Văn Đức: “mất vía • trt. Hoảng-hồn, đánh thót lên
vì quá sợ: Sợ mất vía”. Và
chính Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn Lân đã giảng: “mất
vía • tt, trgt. Sợ hãi quá <> Giặc đến đầu làng bắn đì đòm, bà con thật mất vía; Lưu Cung sợ mất vía (BNĐC)”.
Khi
sợ hãi thì người ta giống như bị mất vía. Còn bị mất tiền, mất trộm, thì
người ta tiếc ngẩn ngơ như mất hồn,
chứ không phải sợ như người mất vía.
Bởi vậy, ví dụ đúng phải là: Từ hôm mất
trộm số tiền vốn, chị ấy như người mất
hồn.
o “như rót vào tai •
ng. Nói người giảng dạy rành mạch, dễ nghe và làm cho thấm thía <> Giáo sư giảng như rót vào tai thế mà nó vẫn
cứ nghĩ vẩn vơ”.
Mục
này, cách giảng nghĩa sai, ví dụ soạn giả đưa ra không điển hình. Vì bất cứ ai
nói hay, hấp dẫn, có sức thuyết phục, đều có thể ví là nói như rót vào tai, chứ không riêng gì “người giảng dạy”.
o “nói chưa sạch, vạch chưa thông •
ng. Chê người đần độn, chưa biết ăn nói <> Cháu nó nói chưa sạch, vạch chưa thông, xin bà miễn thứ”.
Nếu
không có ví dụ nhắc lại “Cháu nó nói chưa sạch, vạch chưa thông…”, tưởng như có tới hai lỗi chế bản trong một
mục từ này.
Văn
bản đúng phải là “ăn chưa sạch, bạch chưa thông” (“Ăn chưa sạch”, ý chỉ
còn vụng về ngay cả trong việc ăn uống; “bạch chưa thông” là nói năng, thưa gửi
chưa lưu loát, khéo léo (Từ
điển Vietlex: “bạch • 白 đg. 1 [cũ] bày tỏ, nói [với người
trên] Cháu nó đang ở tuổi ăn chưa sạch, bạch chưa thông, mong các cụ bỏ qua
cho”). Bởi vậy, ý tục ngữ
không phải “chê người đần độn”, mà
nói kẻ còn non dại, chưa chín chắn khôn khéo; chỉ hạng người đáng khinh (ăn
không nên đọi nói không nên lời).
o “nói đơm nói
đặt •
ng. Hay bịa những điều không thực để nói xấu người khác <> Mụ ta hay ngồi lê đôi mách mà nói đơm nói
đặt”.
Cách đặt câu lủng củng, thiếu trong sáng.
Theo đó, thành ngữ “ngồi lê đôi mách”
không góp phần làm rõ thêm nghĩa cho “nói
đơm nói đặt”, ngược lại, nó làm câu văn thêm rối rắm. Nên sửa lại là: Mụ ta vẫn giữ thói nói đơm nói đặt cho người khác.
o “nói khoác gặp
dịp •
ng. Nói kẻ khoe khoang nhưng lại gặp những người dễ tin <> Ông tin lời nói ấy, tức là anh ta đã nói
khoác gặp dịp đấy”.
“Nói
khoác gặp dịp”, hoặc “nói khoác gặp thời” có nghĩa là ba hoa khoác lác,
nhưng lại gặp may do tình cờ sự việc diễn ra đúng như lời nói khoác ấy, chứ
không phải ý chỉ ai đó tin vào lời nói khoác; hoặc nói khoác nhưng có người tin.
Bởi vậy, ví dụ soạn giả đưa ra không đúng.
o “nói như tép
nhảy • ng. Nói mà không giữ lời <> Nó hứa thế, nhưng nó thường nói như tép nhảy ấy mà”.
“Nói
như tép nhảy”, hay “mồm mép như tép
nhảy” ám chỉ nói nhiều, nói dẻo mồm, chẳng khác nào những con tép đựng
trong rá, liên tục bật mình lên, nhảy
lao xao không dứt. Bởi vậy đem “nói như
tép nhảy” để ví với việc không giữ lời hứa, là không đúng.
o “phải ai tai
nấy •
ng. Người nào không may thì đành phải chịu thiệt <> Đã rút thăm rồi thì phải ai tai nấy, chứ biết làm thế nào”.
“Phải
ai tai nấy” có nghĩa: tai hoạ, rủi ro
không may xảy ra với người nào, thì người ấy đành phải chịu, không tránh được.
Còn bắt thăm, rút thăm chỉ là chuyện gặp may; được, hoặc không được; được như
ý, hay không như ý, chứ không phải là chuyện tai hoạ. Bởi thế, đem chuyện “rút thăm” ví với “phải ai tai nấy” là không đúng.
o “quốc nội • tt. (H. nội: trong) Trong
nước <> Tình hình an ninh quốc nội”.
Ví dụ gượng ép về cách dùng từ. Nếu nói về “tình
hình an ninh” thì phải là “tình hình an ninh quốc gia”, hoặc “tình hình an ninh
trong nước”, chứ không ai nói “tình hình an ninh quốc nội”.
Theo đó, “quốc nội” thường được gắn với những khái niệm, thuật ngữ như “thu nhập quốc nội”;
“tổng sản phẩm quốc nội”...
o “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay •
ng. ý nói: Có một nghề thì cuộc sống được bảo đảm <> Cháu không vào được trường đại học thì học nghề, vì ruộng bề bề không
bằng nghề trong tay”.
Câu
tục ngữ có nghĩa: ruộng đất, tiền của nhiều cũng không đảm bảo bằng có một nghề
nghiệp trong tay (đề cao nghề nghiệp). Thế nhưng ví dụ của GS. Nguyễn Lân, lại
được hiểu đi học đại học cũng không bằng
đi học nghề. Theo đó, ngữ cảnh của “ruộng
bề bề không bằng nghề trong tay” trong ví dụ của soạn giả phải là ngữ cảnh
của “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”: Cháu
không vào được trường đại học thì học nghề cũng tốt, nhất nghệ tinh nhất thân vinh mà (nghề nào cũng được, miễn là
giỏi).
o “sàng
cát lấy vàng • ng. Chọn lấy phần tinh túy nhất hoặc chọn lấy người tốt nhất
<> Phải làm gắt gao như thế để sàng
cát lấy vàng”.
Chỉ
có thành ngữ “đãi cát tìm vàng”, chứ không ai nói “sàng cát lấy vàng”. Sàng cát mà lấy được vàng thì dễ quá. Mặt khác,
đem chuyện “làm gắt gao” để ví với “sàng cát lấy vàng”, hay “đãi cát lấy
vàng” đều không hợp.
o “treo đầu dê, bán thịt chó • ng. Chê những kẻ nói một đàng, làm một nẻo
<> Hắn khoe khoang là làm việc ích
quốc lợi dân, nhưng thực ra chỉ là treo đầu dê bán thịt chó mà thôi”.
Đây là hành vi lừa đảo, chứ không phải “nói và
làm không ăn khớp với nhau”. Vì “nói và làm không ăn khớp với
nhau” có thể hiểu: chỉ nói, không làm; nói nhiều, làm ít; nói không
đi đôi với làm... chứ chưa phải lừa đảo, gian dối.
(còn tiếp)
HTC/10/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét