Tôi không biết đi xe đạp, bố tôi phải giữ cho tôi tập hai đêm trong sân, rồi tập đi trên đường. Tất cả các buổi tập đều vào buổi tối, vì sợ ban ngày nhiều nhiều kẻ xấu bụng đặt điều này tiếng nọ rồi đến tai chính quyền xã. Khi bắt đầu thồ cói, nhà tôi phải nói dối xe mượn bên ngoại, tránh tiếng “khả năng”!
5 thg 11, 2020
1 thg 11, 2020
Kỳ cuối: “HÁN HOÁ TIẾNG VIỆT” TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT - HÁN”
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Hán hoá tiếng Việt” là gì? “Hán hoá tiếng Việt” ở đây được hiểu cụ thể là áp đặt các đơn vị thành ngữ tục ngữ trong tiếng Hán vào tiếng Việt, làm cho tiếng Việt giống với tiếng Hán, người Việt nói theo cách của người Hán.Trước khi đi vào cụ thể, chúng tôi xin nêu lại: “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Hán” của Nguyễn Văn Khang là loại từ điển đối chiếu, không phải từ điển giải thích. Tác giả NVK không dành một lời nào quy ước về cấu tạo của mỗi mục từ. Nhưng trong “Lời nói đầu” của bản in năm 1999, tác giả NVK đã viết: “Nói một cách cụ thể về cách làm là, trước một thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, chúng tôi cố gắng tìm các thành ngữ, tục ngữ tiếng Hoa tương đương”. Và theo quan sát của chúng tôi, trong mỗi mục từ, “thành ngữ tục ngữ tiếng Việt” được nêu ra trước, tiếp đến là phần đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán được viết bằng nguyên văn chữ Hán kèm phiên âm Bắc Kinh. Vì đây là từ điển đối chiếu, nên tất cả các mục không kèm lời giải thích.
31 thg 10, 2020
Kỳ 3: SAI CHÍNH TẢ TRONG "TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT - HÁN"
HOÀNG TUẤN CÔNG
Nguyễn Văn Khang (NVK) là tác giả và đồng tác giả của 19
cuốn từ điển tiếng Việt. Về từ điển chính tả, NVK có “Từ điển chính tả tiếng
Việt phổ thông” (NXB Khoa học Xã hội - 2003) và “Từ điển chính tả tiếng Việt” (GS. TS. Nguyễn Văn Khang – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội – 2018). Chúng tôi đã có loạt bài viết chỉ ra hàng trăm lỗi
chính tả trong hai cuốn từ điển vừa nêu, trong đó cuốn xuất bản năm 2018, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội đã buộc phải thu hồi.
Với “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt-Hán”, một lần nữa tác giả NVK lại cho thấy khả năng chính tả tiếng Việt hạn chế của ông. Cụ thể, những sai sót trong cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” của GS.TS Nguyễn Văn Khang, tiếp tục được lặp lại, như lỗi lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi ( ̓ ) với dấu ngã (~) và rất nhiều lỗi văn bản khác.
18 thg 10, 2020
“SÁP NHẬP” HAY “SÁT NHẬP”?
"Sáp" có một nghĩa là "cắm vào" |
Nhiều người thường băn khoăn, thắc mắc
không biết trong hai từ “sáp nhập” và “sát nhập”, từ nào mới là đúng. Thực tế
hiện nay đang tồn tại song song hai cách viết, và từ điển cũng ghi nhận cả hai:
-Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê – Vielex): “sát nhập • 插入 [sáp nhập nói trại] đg. xem sáp nhập”.
-Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “sát nhập • Biến âm
của “Sáp nhập”.
Tuy nhiên, xét nghĩa từ nguyên, thì viết “sáp nhập” mới chính xác. Bởi “sáp nhập” 插入 là từ ghép đẳng lập Hán Việt, trong đó “sáp” 插 (âm khác là “tháp” trong “tháp tùng” 插從) có nghĩa là nhập, cắm, gắn, chen vào.
Trong tiếng Hán, chúng tôi không thấy từ điển ghi nhận sáp nhập với nghĩa các tổ chức, đơn vị hành chính nhập vào với nhau làm một. Đây có thể là từ Hán Việt Việt dụng (từ Việt gốc Hán được sử dụng với nghĩa không có trong tiếng Hán).
“Sáp nhập” với nghĩa hiện hành đã được từ điển tiếng Việt ghi nhận
trước 1945:
11 thg 10, 2020
SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT HÁN” (Kỳ 2B)
HOÀNG TUẤN CÔNGSai sót bắt đầu từ bản in
của NXB Khoa học XH-1999
Kỳ 2B: Thu thập nhiều dị bản
thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng
Việt lẫn tiếng Hán.
(Phần B)
35-“sợ run cầy sấy”.
Chính xác phải là “run như
cầy sấy”, cho thêm “sợ” vào là thừa,
trong khi lại thiếu “như” - một yếu tố
rất đặc trưng trong kết cấu của thành ngữ biểu thị mức độ cao, sử dụng để so
sánh với cái tiêu biểu được nêu ra sau đó.[K].
10 thg 10, 2020
NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” (Kỳ 2A)
HOÀNG TUẤN CÔNG
Kỳ 2: Thu thập nhiều dị bản
thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng
Việt lẫn tiếng Hán.
(Phần A)
Thành ngữ tục ngữ thường tồn tại
nhiều dị bản. Bởi vậy, để lựa chọn được bản chính xác, người biên soạn từ điển
cần dựa vào nhiều căn cứ. Ví dụ căn cứ vào từ điển, kho ngữ liệu hoặc công
trình sưu tầm tuyển chọn có uy tín của người đi trước; căn cứ kết cấu, ngữ
nghĩa của từng từ; căn cứ kiến văn nghe đọc trên sách báo và trong đời sống để
xác định bản nào là bản chính. Trong đó, từ điển và kho ngữ liệu là hai nguồn
tham khảo quan trọng nhất. Tuy nhiên, dường như nhiều khi tác giả Nguyễn Văn
Khang (NVK) đã lựa chọn các bản
thành ngữ tục ngữ đại diện cho cả hai phía Việt
và Hán theo cảm tính, huy động theo
trí nhớ. Bởi vậy, “Từ điển thành ngữ tục
ngữ Việt – Hán” thu thập nhiều dị bản không tiêu biểu, “dị bản lạ”, thiếu
chính xác, không thấy bất cứ cuốn từ điển nào ghi nhận. Sau đây là một số dẫn
chứng (Chúng tôi đánh số tiếp theo kì trước
để tiện chú dẫn khi cần thiết. Với những mục chỉ sai ở phía thành ngữ tục ngữ Việt, thì chúng tôi lược bỏ phần đối
chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán. Nếu
tất cả các cuốn từ điển chúng tôi có trong tay đều không ghi nhận dị bản như NVK đưa ra, sẽ được đánh kí hiệu [K] cuối mỗi mục trao đổi):
9 thg 10, 2020
NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” CỦA NGUYỄN VĂN KHANG (Kỳ 1)
4 thg 10, 2020
"NGU NHƯ BÒ" và "LỢN LIÊU ĐÔNG"
Minh hoạ thành ngữ "Liêu Đông thỉ"
HOÀNG TUẤN CÔNG
“Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt - Hán” (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hoá Sài Gòn – 2008), là cuốn từ điển đối chiếu những đơn vị thành ngữ và tục ngữ có nghĩa giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sách này cho rằng, thành ngữ “ngu như bò” và “ngu như lợn” trong tiếng Việt đồng nghĩa với 遼東之豕 (Liêu Đông chi thỉ) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, đây là cặp thành ngữ Việt và Hán hoàn toàn không đồng nghĩa.
18 thg 9, 2020
CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Phần 2)
HOÀNG TUẤN PHỔ
Phía Tây - Tây Bắc huyện Thọ Xuân, một dải đất “Thọ Xuân ba miền”: Trung du, đồng bằng và đồng chiêm trũng. Đó là vùng đất “cao nguyên của Thọ Xuân”, hoang vu mà trù phú, người ta mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Đặc biệt vùng “tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc”: Yên Trung, Yên Trường, Yên Lược và Phúc Bồi, Phúc Lập, Phúc Địa, Phúc Cương, Phúc Xá, Phúc Tinh.
12 thg 9, 2020
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 27)
Phong cảnh làng quê xã Quảng Hoà Ảnh: HTC |
5 thg 9, 2020
CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Kỳ 1)
Trên đỉnh núi Các Ảnh: phatgiaothanhhoa |
Cây chè từ xa xưa mọc hoang ở nhiều nước thuộc vùng Đông Á. Người Trung Quốc và người Việt Nam biết dùng chè rất sớm để làm thuốc và thức uống hàng ngàn năm trước. Các tỉnh Bắc và Trung Việt Nam đều trồng chè. Nổi tiếng đất chè là Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Nam, Lâm Đồng...
19 thg 8, 2020
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 26)
CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 25)
Cói Nga Sơn Ảnh: ST |
18 thg 8, 2020
LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?
Đền thờ thần núi Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hoá) Ảnh tư liệu HTC |
8 thg 8, 2020
ĐIỂN TÍCH "ĐÁNH CHUỘT SỢ VỠ BÌNH"
Ông Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư Thành uỷ TPHCM là nhân vật thường được ví với câu tục ngữ "Đánh chuột sợ vỡ bình" Ảnh minh hoạ: ST |
6 thg 8, 2020
ĂN CHÓ CẢ LÔNG
Ảnh minh hoạ: ST |
27 thg 7, 2020
ĐỌC LƯỚT “TINH HOA THƠ CA HỒ CHÍ MINH” CỦA LÊ XUÂN ĐỨC
Sách mới xuất bản của Lê Xuân Đức Ảnh: HTC |
19 thg 7, 2020
SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 3)
Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông (2003) của GS.TS Nguyễn Văn Khang (bản lưu ở Thư viện Quốc gia) Ảnh: HTC |
18 thg 7, 2020
SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 2)
Từ điển chính tả sai chính tả của GS.TS. Nguyễn Văn Khang Ảnh: HTC |
17 thg 7, 2020
SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 1)
Cuốn từ điển sai chính tả của GS.TS. Nguyễn Văn Khang được giới thiệu trên nhiều trang báo điện tử. |