Thẻ "Xuất cung, Nhập kính" Ảnh: 中華網 |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Bài thơ "Hạn chế" 限制 (Ngục trung nhật ký"-Hồ Chí Minh) có hai câu đầu như sau:
"Một hữu tự do chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài"
(没 有 自 由 真 痛 苦
出 恭 也 被 人 制 栽)
Bài thơ "Hạn chế" 限制 (Ngục trung nhật ký"-Hồ Chí Minh) có hai câu đầu như sau:
"Một hữu tự do chân thống khổ,
Xuất cung dã bị nhân chế tài"
(没 有 自 由 真 痛 苦
出 恭 也 被 人 制 栽)
Nam
Trân dịch:
"Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho"
"Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho"
("Nhật
ký trong tù"-NXB Văn hóa, Viện văn học-1960)
Sách "Nhật ký trong tù-chú thích và thư
pháp" (NXB Chính trị Quốc
gia-2005), tác giả, GS Hoàng Tranh (Viện
khoa học xã hội Quảng Tây-Trung Quốc) chú thích: “Hai chữ xuất
cung (出恭),
tiếng Quảng Đông có nghĩa là đi ngoài”.
"Chuyên gia số 1
về thơ Bác"-Ông Lê Xuân Đức trong sách "Nhật ký trong tù và lời bình" (NXB Văn học-2013) căn
cứ chú thích của GS Hoàng Tranh đã
“bình” như sau:
“Những từ Hán-Việt nôm na mách qué, theo quan niệm truyền thống, đặc biệt thơ cổ là tối kỵ, uế tạp, nhưng với Bác, giản dị đã trở thành bản lĩnh...”
“Những từ Hán-Việt nôm na mách qué, theo quan niệm truyền thống, đặc biệt thơ cổ là tối kỵ, uế tạp, nhưng với Bác, giản dị đã trở thành bản lĩnh...”
Vậy, có đúng "xuất cung 出恭" là "tiếng Quảng Đông" theo kiểu "nôm
na mách qué", là "tối kỵ, uế tạp" không? Tại sao “xuất cung” 出恭 (chữ cung 恭 trong cung kính) lại được đem dùng để
nói một việc chẳng ăn nhập gì là "đi ị"?
Theo "Hán điển"(漢典), từ “xuất cung” 出恭 vốn sinh ra từ
chốn trường thi (đời nhà Nguyên bên Tàu). Vào trường thi, sĩ tử làm bài kéo dài
tới cả ngày trời, nên phải đem theo thức ăn, nước uống, tự phục vụ tại chỗ.
Riêng việc đại tiện, tiểu tiện, để tránh thí sinh tự ý đi lại, rời vị trí ngồi,
gian lận tài liệu, trường thi quy định phải “xuất cung, nhập
kính” (出恭, 入敬). Tức ra, vào đều phải có
phép tắc. Muốn đi nhà xí, trước tiên sĩ tử phải xin phép và lĩnh tấm thẻ có chữ “xuất cung” (“出恭”牌) mới được đi. Do vậy, người ta gọi đi nhà xí là “xuất cung” (出恭). Lại gọi đại
tiện là “xuất đại cung” (出大恭), tiểu tiện là “xuất tiểu
cung” (出小恭). Về sau, "xuất
cung" không chỉ được dùng trong trường thi, mà trở thành một từ phổ thông trong tiếng Hán, cách
nói tránh tế nhị, chỉ việc đi đại tiện, nhà xí (nói chung).
Trong “Tây du ký” (Ngô Thừa Ân)
đoạn Trư Bát Giới khoe khoang, mắng nhiếc Huỳnh Bào rồi cùng Sa Tăng nhảy vào
giao chiến. Đánh tới 90 hiệp, Bát Giới đã mệt lử, Sa Tăng cũng hết hơi mà không
thắng nổi. Có nguy cơ bại trận, Bát Giới mới nói lừa Sa Tăng: “Sa Tăng! Hiền
đệ cố sức cầm cự, để Lão Trư "đi ngoài"cái đã”. (Sa Tăng!
Nhĩ thả thượng tiền lai, dữ tha đấu trước, nhượng
Lão Trư xuất cung lai - 沙僧,你且上前来与他斗着, 讓老猪 出恭来). Sa Tăng tin lời Bát
Giới, đem hết sức ra đánh. Chẳng ngờ Bát Giới chạy xa, tìm chỗ mát nằm ngáy khò
khò. Còn Sa Tăng đợi Bát Giới hết hơi, một mình đánh không lại, bị Huỳnh Bào
bắt sống trói gô lại.
Đại Nam Quấc âm tự vị có ghi nhận từ "xuất cung" và giải thích là "đi ngoài, chẳng kể tiểu đại, tiếng nói lịch sự". Ngoài ra, cuốn từ điển này còn liệt kê hàng loạt từ chỉ việc đi "đại tiện" như "đi đồng, đi sông, đi cầu, đi bến, đi tiêu" và giải thích: "cả năm tiếng đều có nghĩa là đi xuất sở".
Tiếng Việt cũng có từ “đi ngoài” để chỉ “đại tiện”. Chưa biết "đi
ngoài" có mối quan hệ gì với "xuất cung" hay không, nhưng "Từ
điển Hán-Việt" (Vương Trúc Nhân-Lữ Thế Hoàng-NXB Văn hóa thông
tin-2007) và "Từ điển Việt
-Hán" (GS Đinh Gia Khánh hiệu đính-NXB Giáo dục-2003); "Từ điển Hán-Việt" (Phan Văn Các chủ biên-NXB Từ điển bách khoa-2014) đều ghi nhận
"xuất cung" (出恭) trong tiếng Hán
(phổ thông) đồng nghĩa với "đi ngoài" hoặc "đại tiện" trong
tiếng Việt (Hoàng Phê trong "Từ điển
tiếng Việt" gọi là "lối nói kiêng tránh").
Như vậy, “xuất cung” 出恭 không phải là “tiếng Quảng Đông” như GS Hoàng Tranh chú thích. Và dĩ nhiên, tác giả "Ngục trung nhật ký" cũng không hề “nôm na, mách
qué”, không hề "tối kỵ, uế tạp" khi đưa "xuất
cung" vào thơ, như ông Lê Xuân
Đức bình. Ngược lại, Hồ Chí Minh nói chữ đó!
Hoàng Tuấn Công/30/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét