27 thg 10, 2023

TỪ “DỞ NHƯ HẠCH” ĐẾN “ĐỒ ĐẨY (ĐĨ) HẠCH”

 

Đồ họa trên trang Bestie.vn và bài viết
cho rằng cụ Vương Hồng Sển 
giải thích 
câu "Dở như hạch" như trong bài viết
           HOÀNG TUẤN CÔNG


    Thành ngữ “Dở như hạch” không được bất cứ cuốn từ điển nào chúng tôi có trong tay thu thập thành một mục riêng. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống, thì nó lại được dùng khá nhiều, và cũng là chủ đề bàn luận khá sôi nổi.

1-Giải thích của cụ Vương Hồng Sển?

Nhìn chung, các diễn đàn đều trích dẫn cách giải thích (được cho là) của cụ Vương Hồng Sển trong sách “Ăn cơm mới nói chuyện cũ: Hậu Giang - Ba Thắc” (Vương Hồng Sển - NXB Trẻ - 2012). Ví dụ bài Câu “Dở như hạch” ra đời như thế nào?trên các trang Sài Gòn Xưa (saigonxua.net), Tạp chí Đáng Nhớ (dangnho.com) hay Dở như hạch trên Blog Phạm Ngọc Hiệp1. Xin trích:

25 thg 10, 2023

MÚA ĐÈN KẺ RỦN

 

Múa đèn, dân ca Đông Anh
Ảnh: báo Thanh Hóa
          HOÀNG TUẤN PHỔ

Kẻ Rủn ở huyện Đông Sơn, một vùng quê trước năm 1945 gồm 9 xã của 3 tổng: Tuyên Hóa, Quảng Nạp và Thạch Khê. Các làng của Kẻ Rủn; Viên Khê, Đàm Xá, Xuân Lưu, Cao Thôn, Phúc Hậu, Phù Lưu, Viễn Đương, Mao Xá, Đại Nẫm, sau 1955 đổi thành nhiều thôn, xóm tùy thuộc thời gian của ba xã Đông Thịnh, Đông Xuân, Đông Khê.

16 thg 10, 2023

“CHÉN”, “NHÁ”,… CÓ PHẢI LÀ “TỪ KÉM VĂN HÓA”, “THÔ TỤC”?

 

Mẹ và con
Tranh: Mai Trung Thứ
            HOÀNG TUẤN CÔNG


      Độc giả Hoàng Anh Thi (Hà Nội) hỏi: “Mấy năm nay rộ lên chuyện một số từ như “chén”,  “nhá”, “tợp”, xuất hiện trong sách Tiếng Việt lớp 1. Nhiều ý kiến phản đối quyết liệt, cho rằng đây là những từ “thô tục”, không phù hợp với trẻ em tiểu học. Đơn cử, bài Sách giáo khoa đầy “sạn”: Thu hồi, chỉnh sửa hay để đó cho qua…” trên một tờ báo nọ đăng ý kiến của ông HMH, cho rằng:

Quê tôi ở Nam Định, nhiều khi người ta vẫn dùng từ “nhá” với nghĩa là “ăn”. Nhưng chỉ những đám lôm côm nói với nhau: “Mày cố mà nhá cho hết cái đống ấy đi”. Một việc gì đó khó khăn, nặng nhọc người ta cũng dùng từ này để diễn tả: “Xem chừng vụ này nhá không trôi!”. Vì là từ thông tục, nên đôi khi người lớn sử dụng để quát trẻ con, chứ trẻ con không được dùng với người lớn. Trong học đường không được phép dùng những từ tương tự.

15 thg 10, 2023

TỪ “TẾ” TRONG “TỬ TẾ” ; “TINH TẾ”, ĐẾN “TỂ” TRONG “THÁI TỂ”

 

Phong cảnh đầm hoang ở xã Ngọc Lĩnh 
- huyện Tĩnh Gia (Nghi Sơn)
Ảnh: HCT
                      HOÀNG TUẤN CÔNG
       

     “Tử tế” “tinh tế”  là hai từ Việt gốc Hán, được Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ – Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa. Xét nghĩa gốc Hán [lịch đại], thì đây đều là những từ ghép đẳng lập.

                 -Với từ tử tế”:

                 Từ điển từ láy tiếng Việt giảng hai nghĩa (tính từ) như sau: “1. Có cái cần có để được coi trọng, không bị coi là lôi thôi hoặc thiếu đứng đắn. Ăn mặc tử tế. Được học hành tử tế. Con nhà tử tế. 2. Có những biểu hiện chu đáo, tốt bụng trong quan hệ đối xử. Ăn ở tử tế với nhau. Được tiếp đãi ân cần tử tế”.

6 thg 10, 2023

NGHĨA CỦA “MẠI” TRONG TỪ “MỀM MẠI”

 


Hình ảnh clip 
cô giáo dạy
 về từ láy "mềm mại" theo SGK
Ảnh: HTC  
              HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Mềm mại là từ được các nhà biên soạn từ điển, nghiên cứu về từ láy, cũng như sách giáo khoa xếp vào diện từ láy.

Cụ thể, Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội - 2011) thu thập và giải nghĩa: “MỀM MẠI tt. 1. Mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc, chạm phải. Bàn tay mềm mại. Tấm lụa mềm mại. “…gương mặt như đóng khung trong làn tóc đen mềm mại có đôi mắt to, sáng ngời ngời”. (Ma Văn Kháng). 2. Dịu dàng, uyển chuyển, đầy tính chất uốn lượn, gợi cảm giác đẹp. Dáng điệu mềm mại. Giọng ca mềm mại và ấm”.

26 thg 9, 2023

THÔNG ĐIỆP DÂN GIAN QUA CÂU TỤC NGỮ “TRỜI ĐÁNH CÒN TRÁNH MIẾNG ĂN”

 

Hình tượng Thiên Lôi
Tranh: ST
          HOÀNG TUẤN CÔNG
      

Dân gian cho rằng, Thiên Lôi là vị thần nhà Trời, làm ra sấm sét và vâng lệnh trừng trị kẻ gian ác, bất hiếu. Ông Trời sai Thiên Lôi trừng trị kẻ nào, Thiên Lôi cứ thế y lệnh vung lưỡi tầm sét trừng trị kẻ ấy. Bởi thế, Thiên Lôi còn được ví với kẻ tai sai trung tín, nhất nhất tuân theo lệnh chủ. Và, vì Thiên Lôi thừa hành mệnh lệnh của Trời, nên Thiên Lôi cũng được hiểu là Trời.

Nếu tục ngữ Hán có câu Lôi Công bất đả ngật phạn nhân - 雷公不打吃飯人, nghĩa là: Thiên Lôi không đánh kẻ đang ăn cơm, thì tục ngữ Việt cũng có câu đồng nghĩa: Trời đánh còn tránh miếng ăn. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân – NXB Văn Học, 2018) giải thích đây là “Câu nói đùa khi có người quấy rầy trong lúc đương ăn”. Tuy nhiên, không hề có chuyện đùa cợt gì ở đây.

14 thg 9, 2023

THUỐC ĐẮNG “ĐÃ TẬT”, “RÃ TẬT”, HAY “DÃ TẬT”?

 

Lương dược khổ khẩu lợi vu bệnh,
Trung ngôn nghịch nhĩ lợi vu hành
Thư pháp: ST
         HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Độc giả Cao Xuân Thiện (21/4 Kha Vạn Cân - TP Vũng Tàu) hỏi: Tôi thấy nhiều người viết “Thuốc đắng dã/giã tật”, nhưng có người lại viết là “Thuốc đắng đã tật”. Đề nghị chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết bản nào của thành ngữ này là đúng?”.

Trả lời:

Hầu hết các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay, đều thu thập bản Thuốc đắng dã tật. Điển hình như:

11 thg 9, 2023

“LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN”, VÀ “BỠN QUÁ HOÁ THẬT”

Một cảnh trong phim Tây du kí
Ảnh: ST
    HOÀNG TUẤN CÔNG
   

Trong chương trình Vua tiếng Việt (7/10/2022), MC Xuân Bắc giới thiệu Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga (Cố vấn của Vua tiếng Việt) giải thích câu Lộng giả thành chân cho người chơi và khán giả nghe. Tiến sĩ giải thích cặn kẽ như sau:

Đây là câu thành ngữ Hán Việt. LỘNG có nghĩa là trò đùa; GIẢ có nghĩa là cái điều không có thật; THÀNH là biến thành; CHÂN là sự chân thật”. Tiếp theo, Tiến sĩ giảng nghĩa cả câu là: “Trong cuộc sống đôi khi có những điều người ta nói đùa thái quá thì đến một lúc nào đấy cái điều tưởng như là đùa ấy nó sẽ biến thành thật. Nó cũng mang một cái hàm ý là trong cuộc sống những điều giả dối cứ tiếp diễn thì dần dần nó cũng biến thành bản chất thật sự của con người đó”.

9 thg 9, 2023

“DÙI” TRONG “ĐÁNH TRỐNG BỎ DÙI” CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

 

Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh trống
khai trường (năm 2017)
Ảnh: Trang tin ĐT ĐBTPHCM

HOÀNG TUẤN CÔNG


           Độc giả Bùi Văn Đông (Tủ sách Gia đình Văn Bùi – Yên Mô - Ninh Bình) hỏi: “Mới đây, tôi đọc được một bài viết trong đó tác giả NKM có giải thích câu “Đánh trống bỏ dùi”, đại khái như sau:

Ông bà ta lấy hình ảnh người đánh trống để minh họa cho câu tục ngữĐánh trống bỏ dùi” […]. Cố nhiên đánh trống xong, dù là trống chầu, trống trường, trống lệnh, trống thu không, trống lễ hội v.v..., đánh xong thì không ai lại cứ cầm mãi cái dùi trống làm gì. Nhưng cái hình tượng ấy lại được chuyển vào một ngụ ý rất triết học, để nói về một hiện tượng tâm lý xã hội. Đó là việc làm chớt chat, không đến đầu đến đũa, không đến nơi đến chốn. Đánh trống bỏ dùi trở thành một tục ngữ, một thành ngữ để nói cái hiện tượng và hành vi xã hội của con người.

Tôi chuyên môn Toán, nhưng thấy cách giải thích nghĩa đen trên đây có vẻ không ổn. Vậy đề nghị chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết, dùi trong câu Đánh trống bỏ dùi có phải như tác giả giải thích không?”

4 thg 9, 2023

“HƯỞNG DƯƠNG” VÀ “HƯỞNG THỌ”

Cổng vào đền Nguyễn Nghi (Thanh Hóa)
Ảnh: Vietnamnet

                       HOÀNG TUẤN CÔNG

Độc giả Lương Đình Thăng (Thị xã Nghi Sơn) hỏi: “Gần đây, tôi có đọc được bài viết “Hưởng thọ hưởng dương” của ông BT, thấy nhiều băn khoăn có phần giống tôi. Đại khái ông BT viết:

“Từ sau năm 1975 hay gần đây tôi thấy người ta dùng chữ hưởng dương dành cho người mất dưới 60 tuổi và hưởng thọ là người mất trên 60 tuổi, có nghĩa là ranh giới của thọ được bắt đầu ở tuổi 60? Tôi hỏi tại sao lấy cái mốc đó? Thì được trả lời là từ bản nhạc “60 năm cuộc đời”?? […] Tôi ra nghĩa trang xem lại bia mộ những người thân quen đã quá vãng, thì thấy có ba loại:

24 thg 8, 2023

“LI TI” LÀ TỪ HÁN VIỆT HAY THUẦN VIỆT?

 

Muôn vàn những chấm sao li ti
trên bầu trời đêm
Ảnh: ST
      HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Độc giả Lê Thị Hường (Giáo viên Tiểu học, huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa) hỏi: “Xin chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết, li ti là từ thuần Việt hay từ Hán Việt, và đây có phải là từ láy không?”.

Trả lời:

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Trung tâm Từ điển học Vietlex, bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt), không chú chữ Hán cho mục từ li ti.

13 thg 8, 2023

“XÚC XIỂM” HAY “XÚC SIỂM”?

 

Minh hoạ: ST
               HOÀNG TUẤN CÔNG
     

     Bạn đọc TQH hỏi: “Lâu nay tôi vẫn thấy áy náy với từ “xúc xiểm” trong các từ điển tiếng Việt. Trong từ điển người ta định nghĩa “xúc xiểm” là “đặt điều xúi giục”. Khi tra từ điển Hán Việt thì tôi thấy “xiểm” là tên đất của tỉnh Thiểm Tây hoặc có nghĩa là chật, hẹp. Chữ này chẳng ăn nhập gì với chữ “xúc” nghĩa là thúc giục, thôi thúc. Trong khi đó, chữ “siểm” có nghĩa là nịnh nọt, ton hót bợ đỡ, siểm nịnh, siểm mị. Vì vậy tôi nghĩ XÚC SIỂM có nghĩa là “dùng lời khôn khéo để xúi giục” thì có vẻ có nghĩa hơn.

Rất mong nhận được sự giải đáp của chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa”.

12 thg 8, 2023

“LƯỢC” HAY “LƯỢT”?


Lược trâm còn gọi trâm mũ
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG


     Bạn đọc Lê Anh Dũng (Hà Nội) hỏi: “Trong bài “LƯỢT dắt với hoa cài” “LƯỢT” nghĩa là gì?”, tác giả TP dẫn lời bài hát “... Hình em, tóc ngang vai lượt dắt với hoa cài/Nét mi cong viền khóe mắt u hoài…”, và cho rằng, hát “lược giắt với hoa cài” là sai. Cụ thể tác giả viết:

“Một số bạn trẻ trên mạng đã đăng lời bài hát và sửa chữ “lượt” thành “lược”. Ý là, tóc thì phải dùng “lược” chứ “lượt” là gì (không hiểu nghĩa)? Họ nghĩ rằng hoặc là Lê Dinh bị sai chính tả, hoặc là ca sĩ bị “ngọng”,...

2 thg 8, 2023

“CỔ XUÝ” HAY “CỔ SUÝ”?

 

Cổ xuý nhạc Trung Quốc
Tranh: ST
     HOÀNG TUẤN CÔNG
   

Độc giả LĐS (TP Thanh Hoá) hỏi: “Tôi thấy trên mạng xã hội và sách báo người ta hay viết là “cổ suý”, nhưng cũng có nhiều người viết là “cổ xuý”. Vậy xin chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết, trong hai cách viết “cổ suý” và “cổ xuý”, thì đâu là cách viết đúng chính tả?”.

17 thg 6, 2023

“THỦ PHÁP” NÀY LÀ “THỦ PHÁP” NÀO?

Các luật sư bào chữa cho bà Lê Thị Dung
trong phiên toà phúc thẩm.  
Ảnh: Hải Đăng, báo Lao động

-Độc giả ĐCLH gửi TCTP:

 Nếu được, nhờ anh xem xét mấy chữ “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” trên dòng băng rôn. Có vẻ như ai đó mới bịa ra chứ chưa chắc đã có trong văn bản cổ. Xét về sự đăng đối của các từ ngữ, có vẻ ngờ ngợ. Xét về ý tứ cũng ngờ ngợ. Tất cả đều công hết thì tình người, quyền con người ở đâu? Nếu xưa không có, nay mới nghĩ ra thì sao không dùng luôn tiếng Việt bây giờ cho dễ hiểu?”.

16 thg 6, 2023

HUYÊN THIÊN - HUYÊN THUYÊN - LUYÊN THUYÊN, VÀ LIÊN THIÊN

Sách bằng thẻ tre
Ảnh: ST
       HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Một độc giả thắc mắc: “Tôi thấy hàng ngày mọi người dùng từ “luyên thuyên” rất nhiều. Vậy, xin mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” cho biết chính xác là “huyên thuyên” hay là “luyên thuyên”?

Quả tình, trong thực tế không chỉ có “huyên thuyên”, “luyên thuyên”, mà có cả “huyên thiên” và “liên thiên”.

12 thg 6, 2023

SỰ KHÁC NHAU GIỮA “ĐOẠT” VÀ “ĐẠT”

 

Sách của NXB Đại học Quốc gia HN
đã sai 
khi dùng "đạt giải".

Ảnh: HTC
    HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Đoạtđạt là hai từ Việt gốc Hán, có hai nghĩa khác nhau, không thể hoán đổi vị trí cho nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một lỗi khá phổ biến, đó là người ta không phân biệt được nghĩa của đoạt đạt; thường lấy đạt để thay cho đoạt, dẫn đến chuyện ngược đời, là chữ đoạt thường bị chữ đạt “tiếm ngôi”, “đoạt quyền”. Ví dụ, đáng lẽ phải viết đoạt giải nhất, đoạt giải nhì,… thì người ta lại viết là đạt giải nhất, đạt giải nhì...

Điều đáng nói là cái sai này xuất hiện rất phổ biến trên sách báo, trong các loại giấy tờ, văn bản, quyết định, tổng kết, báo cáo… mang tính chính thống của nhà nước. 

NGHĨA CỦA “KHOẢ” TRONG TỪ “KHUÂY KHOẢ”

           

Mái chèo khoả nước
Ảnh: St
                   HOÀNG TUẤN CÔNG
      

     Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên – NXB Khoa học Xã hội, 2011) thu thập và giải nghĩa: “khuây khoả. đgt. Nguôi dịu đi phần nào những nhớ thương, buồn thảm; khuây nói khái quát. Đi chơi cho khuây khoả vì sau những cuộc thay đổi trong gia đình bà cụ hay cả nghĩ.” (VN, 1-61)”.

3 thg 6, 2023

LỖI CỦA VTV (2): VIẾT “DÚM DÓ” KHÔNG HỀ SAI CHÍNH TẢ

                        HOÀNG TUẤN CÔNG

Ảnh chụp màn hình VTV

      

      Chương trình “Vua tiếng Việt” yêu cầu người chơi lựa chọn một trong hai cách viết được coi là đúng chính tả: “dúm dó” hay “rúm ró”. Câu trả lời của người chơi là “rúm ró”, và đáp án đúng của chương trình cũng là “rúm ró”.

Cứ theo đây, thì cách viết “dúm dó” bị xem là sai chính tả. Tuy nhiên, VTV đã nhầm lẫn giữa “chính tả” với “phương ngữ”.

20 thg 5, 2023

Lỗi của "Vua tiếng Việt" (1): "chậm chễ"

 

Câu hỏi và đáp án của Vua tiếng Việt
Ảnh chụp màn hình
   HOÀNG TUẤN CÔNG

Sau khi đăng bài “Xe chỉ hay se chỉ…”, bác Nguyễn Phước Hải (Canada) có một bình luận kèm theo bức ảnh chụp màn hình chương trình Vua tiếng Việt. Theo đây, với câu hỏi chính tả “Trậm trễ” hay “chậm chễ”, câu trả lời của người chơi là “chậm chễ”. Đây cũng chính là đáp án của Vua tiếng Việt (VTV).