Bao
giờ trống đánh mõ rao... ?
Bìa 4 sách Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân |
Hoàng Tuấn Công
Ngày 5/6/2014, trên Quê Choa có bài viết độc
đáo: “Góp phần tìm hiểu sự thật về Giáo
sư Nguyễn Lân” của Lê Mạnh Chiến. Một trong những “sự thật” đáng ngạc nhiên
được tác giả bài viết khám phá: GS Nguyễn Lân chưa bao giờ được Nhà nước phong
giáo sư.
Nhiều bạn đọc đã trích đoạn (bạn Bau Trinh Xuan) hoặc gửi đường link bài viết (bạn Dũng Nguyễn) đến Tuấn Công thư phòng, đề nghị chúng
tôi “có bài viết tương ứng” (?) Đặc
biệt, bạn đọc Yên Duyên Hương
hỏi: “Tại sao lại có chuyện tự phong hàm
Giáo sư cho mình như vậy ? Chẳng nhẽ ông Nguyễn Lân dám “qua mặt” cả Hội đồng chức
danh Giáo sư Nhà nước hay sao ?... Mong được giải thích.”
Trước tiên, xin được nói về cách hiểu danh từ
“giáo sư” trong tiếng Việt:
1.Đại Nam Quấc âm tự vị (Huình
Tịnh Paulus Của-xuất bản 1895): “Giáo sư: Thầy
dạy học, dạy đạo lý.”
2.Việt Nam tự điển (Hội
khai trí tiến đức-xuất bản 1931): “Giáo sư: thầy
dạy học.”
3.Hán Việt từ điển
(Đào Duy Anh-xuất bản 1932): “Giáo sư: Thầy
dạy học (professeur, meitre)
Như
vậy, các sách từ điển (1), (2), (3) xuất bản trước 1945 đều thống nhất: “Giáo
sư” có nghĩa chung là thầy dạy học.
Tuy nhiên, cũng là “thầy dạy học” nhưng trong thực tế có sự phân biệt: thầy dạy
từ Trung học (đệ nhất niên đến đệ tứ niên) Tú tài (bán phần 2 năm và toàn phần
3 năm) trở lên mới được gọi là “giáo sư”. Riêng thầy dạy cấp Tiểu học chỉ gọi
là “hương sư” (thầy giáo dạy trường làng). Sau khi Nhà nước phong hàm giáo sư
đợt đầu tiên (1956), danh từ “giáo sư” không còn và không thể được hiểu, được
dùng theo nghĩa duy nhất trước đây là “thầy dạy học” nữa.
Từ điển tiếng Việt
(Hoàng Phê chủ biên-xuất bản 1988) đã đưa ra nghĩa mới của “giáo sư” để phân
biệt với cách hiểu cũ như sau:
-“Giáo sư:
1.Học hàm cao nhất phong cho cán bộ có trình độ cao trong giảng dạy, nghiên cứu
và phát triển khoa học: giáo sư sử học; được
phong hàm giáo sư. 2.Người được nhận hàm giáo sư: vị giáo sư; mời giáo sư lên phát biểu. 3 [cũ] người dạy ở trường
trung học hay trường đại học thời trước.”
Vậy,
Từ điển của GS Nguyễn Lân giải nghĩa “giáo sư” như thế nào ?
-Từ điển từ và ngữ Hán Việt (GS Nguyễn
Lân-xb 1988): “Giáo sư (giáo:dạy bảo; sư: thầy giáo) 1. Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình. 2. Người dạy bảo: Thi đua ái quốc là trường đào tạo cán bộ rất rộng lớn mà giáo sư chính
là quần chúng (Trường Chinh)
-Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn
Lân-xb 2003, tái bản 2006): “Giáo sư: danh
từ (Hán: sư: thầy) Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư
nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình”.
Như
vậy, với Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân, “giáo sư” được hiểu một cách chung
chung là “cán bộ giảng dạy cao cấp ở
trường đại học”. Nhưng như thế nào thì được gọi là “cao cấp” ? Rõ ràng cách
giải thích này đã xóa nhòa đi ranh giới giữa “cán bộ giảng dạy” đại học nói chung và cán bộ giảng dạy được Nhà nước phong hàm giáo sư (nay gọi là bổ nhiệm chức danh giáo sư). Hay nói
đúng hơn, Nhà biên soạn từ điển không làm rõ khái niệm “giáo sư” với tiêu chuẩn cụ thể là người được Nhà nước phong hàm với “giáo sư” hiểu đơn giản theo nghĩa từ vựng đầu thế kỷ trước là thầy dạy học. Nhà biên soạn từ điển đã
“quên” mất một nghĩa phổ thông khác của “giáo sư”-một khái niệm đã đi vào cuộc
sống trước thời điểm ra đời của Từ điển
từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân ngót nửa thế kỷ !
Ở
bìa 4 sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam”, phần thông tin về tác giả, GS
Nguyễn Lân tự “khai”: “Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân...Trước Cách mạng:
Là giáo sư ba trường học ở
Huế: Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công...”. Câu này được hiểu: trước cách mạng, Nguyễn Lân từng giảng dạy
(hoặc là thầy dạy) ba trường: Quốc Học, Đồng Khánh, Bách Công ở Huế. Như
vậy, Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã mặc nhiên “đánh đồng” cách hiểu, cách
dùng danh từ “giáo sư” với nghĩa là “thầy dạy học” trước năm 1945 với “giáo sư”
là học hàm, là chức danh được Nhà
nước phong tặng, bổ nhiệm. Sách Muốn đúng chính tả xuất bản năm 1949
(trước thời điểm Nhà nước Việt Nam phong giáo sư đợt đầu tiên 8 năm) đã thấy đề
tên tác giả là GS Nguyễn Lân. Và hai chữ “giáo sư” (viết tắt GS) đã mặc nhiên
gắn với tên tuổi của Nguyễn Lân trong suốt cuộc đời đào tạo, giảng dạy và biên
soạn từ điển.
Có
người sẽ cho rằng, trước 1945 ông Nguyễn Lân đã từng dạy học. Mà thời bấy giờ
(như từ điển đã ghi nhận) thầy dạy học
được gọi là giáo sư; Nguyễn Lân đã
từng được gọi là giáo sư Nguyễn Lân.
Vậy, tác giả đề tên mình là GS Nguyễn Lân
ngoài bìa sách đâu có sai ? Cái sai là do người khác hiểu lầm chứ đâu phải do
Nguyễn Lân ? Lập luận này thoạt nghe có vẻ cũng chí lý. Tuy nhiên, được gọi là “giáo sư” và tự gọi là “giáo sư” với nghĩa “thầy dạy học” hoàn toàn khác nhau. Ta có
ví dụ thế này: ngày nay, học trò gọi ông Nguyễn X-người dạy mình là “Thầy
Nguyễn X”. Nhưng ông Nguyễn X khi viết sách, viết báo không thể đề tên, tự xưng
là “Thầy Nguyễn X” với bạn đọc được. Bởi “Thầy Nguyễn X” chỉ là “thầy” trên bục
giảng, “thầy” của một nhóm học trò cụ thể nào đó mà thôi. Trong trường hợp, ông
Nguyễn X viết sách, viết báo, muốn độc giả biết rõ mình là người làm công tác
giảng dạy thì ngoài bút danh Nguyễn X có thể mở ngoặc là giáo viên, giảng viên trường hoặc thầy giáo trường, lớp nào đó, chứ không thể đề là Giáo viên, hay Giảng viên, Thầy giáo
Nguyễn X được. Cũng giống như vậy, Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân có thể
được học trò cũ của mình gọi là Giáo sư, Thầy
Nguyễn Lân chứ không thể tự xưng là
GS (giáo sư), Thầy Nguyễn Lân ở phần tác giả các bài báo hoặc ngoài bìa các
cuốn từ điển. Đặc biệt hai chữ cái viết tắt GS (giáo sư) được Nguyễn Lân dùng
mỗi khi ký tên là: GS.NGND Nguyễn Lân càng trở nên vô lý. Bởi vì, NGND (Nhà
giáo nhân dân) là “danh hiệu cao quý của
Nhà nước tặng cho nhà giáo có tài năng và đức độ cao, có nhiều công lao lớn
trong sự nghiệp giáo dục” (Từ điển tiếng Việt-Hoàng Phê) không
thể bình đẳng với GS (giáo sư) là “thầy dạy học” - danh từ theo nghĩa từ vựng
đơn thuần chỉ nghề nghiệp. Phải thừa nhận, GS.NGND là "cụm từ đẹp", là mơ ước của bao người. Nếu “giáo sư”
được hiểu theo nghĩa “thầy dạy học”
chúng ta có diễn giải: GS, NGND Nguyễn Lân = Thầy dạy học, Nhà giáo Nhân dân
Nguyễn Lân. Như thế, “thầy dạy học” đã thừa ra một cách rất
vô lý !
GS.TS Phạm Vũ Luận - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội thảo |
Về
nguyên tắc, người ta không thể dùng danh từ “giáo sư” với nghĩa từ vựng đầu thế
kỷ trước (nay không còn được dùng) để áp dụng cho cách hiểu hiện tại. Như vậy, dù
có giải thích thế nào, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân vẫn sai khi thêm hai chữ GS
(giáo sư) vào vị trí của học hàm và danh hiệu đặt trước tên mình.
Đáng
chú ý, chuyện nhập nhèm “Giáo sư tự phong” không chỉ có mình GS Nguyễn Lân. Thậm
chí có người còn “trắng trợn” hơn. Sinh thời, Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc
Khánh chỉ được phong hàm Phó Giáo sư. Thế nhưng từ các bài nghiên cứu, phỏng
vấn cho đến các công trình nghiên cứu, biên soạn, PGS Vũ Ngọc Khánh cứ “thản
nhiên” ghi tên tác giả, “tự phong” cho mình là “GS Vũ Ngọc Khánh” (!) Ví dụ như
các sách: Kho tàng về các ông Trạng
Việt Nam; Làng văn hóa cổ truyền
Việt Nam; Việt Nam phong tục toàn biên; Ăn và uống của người Việt, Chữ Nhẫn văn hóa của người Việt; Nhân vật thần kỳ các dân tộc thiểu số Việt Nam; Địa chí Thanh Hóa...và rất nhiều cuốn khác. Dân gian có câu: "Y phục xứng kỳ đức". Nếu các công trình đóng mác GS này có chất lượng cao thì có lẽ cũng không ai quan tâm tác giả là GS hay PGS. Đằng này...(chúng tôi sẽ có dịp đề cập đến chất lượng một số công trình tiêu biểu của GS Vũ Ngọc Khánh) Vì PGS
Vũ Ngọc Khánh tự phong lên Giáo sư nên báo chí, các bài viết về ông chia thành
“hai trường phái” một gọi theo chức danh được Nhà nước bổ nhiệm là PGS Vũ Ngọc
Khánh, một gọi theo chức danh "GS tự phong" là GS Vũ Ngọc Khánh. Ngay cả Từ điển
Bách khoa toàn thư mở cũng viết, gọi là “Giáo sư Vũ Ngọc Khánh”.
PGS Vũ Ngọc Khánh tự phong Giáo sư cho mình |
Đáng
chú ý có bài viết: “Giáo sư Vũ Ngọc
Khánh-cây đại thụ trong ngành nghiên cứu văn học cổ” (trên Tạp chí văn hóa Nghệ An) của
PGS, TS Trần Thị Băng Thanh. Sau khi “phong” cho PGS Vũ Ngọc Khánh lên “Giáo sư Vũ Ngọc Khánh”, tác giả Trần
Thị Băng Thanh nói rõ lý do: “Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Ngọc
Khánh có chức danh chính thức được phong là “Phó giáo sư”, ở bài này tôi xin
được gọi ông là Giáo sư theo nghĩa dân gian: một nhà giáo bậc thày.” PGS.TS Trần Thị Băng Thanh lý giải PGS
thành GS là như thế. Với bản thân PGS Vũ Ngọc Khánh, ông sẽ lấy lý do gì để lý
giải thích cho hàm "Giáo sư tự phong" của mình ? Có lẽ sẽ không nằm ngoài “cái lý”
của PGS, TS Trần Thị Băng Thanh: Giáo sư đây được hiểu theo “nghĩa dân gian: một nhà giáo bậc thày”,
và theo sự đánh giá của chính ông-PGS Vũ Ngọc Khánh, ông thấy mình hoàn toàn đủ
tư cách, phẩm chất của một Giáo sư nên tự nhận, tự phong cho mình là Giáo sư (!?)
Hiện nay, không ít người đang làm Luận án Tiến
sĩ, chưa hề bảo vệ hoặc được công nhận, nhưng đã “sốt ruột” xưng danh Tiến sĩ
trong các bài viết.
Đúng sai trong các trường hợp trên, xin để bạn
đọc tự đánh giá. Chúng tôi chỉ muốn nói thêm rằng, cứ đà này, người ta có thể dễ
dàng tâng bốc nhau hoặc tự phong cho mình từ
Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh lên Tiến Sĩ; từ Nhà giáo ưu tú lên Nhà giáo Nhân dân;
từ Phó giáo sư lên Giáo sư; hoặc từ Nhà giáo lên Giáo sư mà không cần quan
tâm đến từ ngữ, ngữ quy định gì của Nhà nước.
Trong
thực tế, Giáo sư hay Tiến sĩ đều gắn với một lĩnh vực giảng dạy, hoặc công
trình nghiên cứu cụ thể nào đó. Tuy nhiên, không ít người luôn kèm tên tuổi
mình với học hàm, học vị trong mọi hoàn cảnh. Điều đó gây nên sự hiểu lầm: đã
là GS, TS thì cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết. Ví như có ông Tiến sĩ nọ bảo
vệ Luận án Phó Tiến sĩ bên Liên-xô. Công trình khoa học của ông là lĩnh vực “thư
mục học”, nghĩa là cách sắp xếp lưu trữ tài liệu sách vở sao cho khoa học, dễ
tìm, dễ thấy. Không ai phủ nhận là công trình của ông không đáng trân trọng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là bất cứ viết về lĩnh vực gì, kinh tế, văn hóa, chính
trị, ông cũng trương cái học vị Tiến sĩ (do Nhà nước bỏ học vị Phó Tiến sĩ) thư mục học của ông ra, khiến không ít
bạn đọc vì thấy học vị Tiến sĩ mà nhắm mắt tin theo mớ kiến thức hỗn độn, đầy
sai lầm của ông.
Giáo sư
hay không Giáo sư; PGS hay GS; Tiến sĩ hay không Tiến sĩ... luôn được chứng
minh ngay trong các bài viết hay công trình khoa học. Một cuốn sách dở, bài
viết dở mà được đóng mác Giáo sư, Tiến sĩ chỉ có thể lừa được bạn đọc không có
điều kiện thẩm định chứ không thể lừa được tất cả, lừa được mãi mãi.
Dân
gian có câu: “Bao giờ trống đánh mõ rao,
Bắt thằng nói phét thì tao mới chừa.” Trong thực tế Nhà nước không hề quy
định việc gắn chức danh, học hàm, học vị với tên tuổi, bút danh trong khi nói
và viết như thế nào. Tên kèm chức danh, học vị cũng được; không kèm chức danh học vị cũng được; đề thế nào là phụ thuộc vào lòng tự trọng của "chủ nhân". Bởi vậy, cái gọi là hành động “tự sướng”, tự thỏa mãn bằng
thói hư danh, háo danh “một tấc đến giời” vẫn cứ tồn tại mà chẳng bị ai đòi ai bắt; thật giả lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần !
HTC
HTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét