Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ đang ký tặng sách "Tinh hoa văn hoá xứ Thanh" mới xuất bản (Hoàng Tuấn Phổ - NXB Thanh Hoá, 12-2019) Ảnh: HTC |
HOÀNG TUẤN PHỔ
TCTP: Bạn đọc theo dõi Tuấn Công Thư phòng hẳn đã đọc bài "Nhớ một Tết độc lập buồn và ba mươi năm bài thơ chống Đảng" đăng trên TCTP năm 2014. Nay, nhân năm Canh Tý, TCTP xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết "Xuân Canh Tý nhớ Xuân Giáp Tý" của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ, nhớ lại vụ án văn chương cách đây 36 năm ở xứ Thanh.
Dân
gian Việt Nam có câu “Miếng ngon nhớ lâu,
đòn đau nhớ đời”! Để làm gì? Để làm bài học cho suốt cuộc đời mình, sao để
tránh được đòn, khỏi bị bị đòn, không bao giờ còn phải ăn đòn nào. Buồn thay! Ở
đời, không thứ đòn nào giống đòn nào.
Ngày
Tết Dương lịch năm 1984, tôi đang xem lại bản thảo “Mai vàng chùa Tháp” nội dung về cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhà
sư Pô-Kum-Pao, người Căm-pu-chia tụ nghĩa tại Tây Ninh (Nam Kỳ), theo hợp đồng
ký với Nhà xuất bản Thanh Niên, thể loại truyện lịch sử. Tôi làm việc trong
tình trạng thiếu thốn, tạm trú ở gian nhà tập thể Hội văn học nghệ thuật-Cửa Tả,
thành phố Thanh Hoá. Cơm rau hai bữa,
bút sắt chấm mực lọ viết trên giấy rơm, ngòi chóng bị cùn, mỗi tuần lễ phải mài
vài ba lần!
Tôi mài
bút xong, vừa ngồi vào bàn viết, anh Lê Viết Khảm đến, tay cầm tờ báo Thanh Hoá
số Tết Giáp Tý ném xuống bàn: “Anh xem lũ
Mai Bình, Hà Khang…có ngu như lợn không?”. Tôi gạt tờ báo sang một bên: “Không có thì giờ đọc. Tôi đang bận lắm!”
Anh Khảm mở tờ báo, buộc tôi phải đọc mục thơ hoạ “Năm Tý nói chuyện chuột”. Đây là bài “xướng” mời bạn đọc tham gia
“hoạ” cho vui ngày xuân mới. Anh Khảm nói: “Dư
luận bàn tán mà anh vẫn bình chân. Tôi buồn cho anh lắm!” và đọc to:
Năm
Tý về đây nhắc chuyện đời
Không
coi chừng chuột chuột sinh sôi
Chùm
nem sơ hở con chù vọc
Đĩa
chả thờ ơ lũ cống lôi
Lạ
nhỉ? Chơi không toan gọn lốm
Ơ
kìa! Ngồi rỗi chực ngon xơi!
Bảo
nhau sắm bả phòng năm chuột,
Hễ
chúng bò ra giết tiệt nòi!
Anh
Khảm nói: “Anh thấy chúng có ngu dốt
không? Chuột chù bò ở kẽ tường vách, chuột cống sống trong đường cống, làm sao
“vọc” với “lôi” được cả nem với chả! Mà chuột chù có ích, con cống vô tội, đánh
bả chúng chỉ thêm thối hoắc!”
Phòng
tôi nhỏ hẹp, ăn ở nấu nướng, làm việc, tiếp khách…đều “kiêm nhiệm” cả! Còn đèo
thêm cả thằng nhỏ đang học lớp chuyên trường Lam Sơn. Tôi kê chiếc bàn sát cạnh
giường ngủ, lấy giường làm ghế. Đó cũng là nơi tôi tiếp khách. Tôi mượn được
chiếc ghế ba đai dài kê ngoài hiên để những đêm hè nằm ngủ cho thoáng mát, mặc
kệ lũ muỗi u u ong ong như sáo thổi. Bởi thế không có chỗ mời anh Khảm ngồi. Vả
chăng anh là bộ đội phục viên với vết thương ở chân, tính hơi gàn bướng, hay chửi
người ta là ngu dốt, mấy lần xông vào cơ quan tỉnh đòi giảng triết học Mác Lê!
Anh cũng muốn bàn chuyện triết học với tôi, tôi cứ chối phăng mình không biết
là xong! Về chuyện xướng hoạ, tôi đang lúc bận, nên từ chối khéo: “Tôi đọc sắp xong bản thảo “Mai vàng chùa
Tháp” để gửi cho Nhà xuất bản kẻo lỡ kế hoạch. Rồi sẽ làm bài thơ hoạ…”
Khảm
vui lòng ra về. Đến cửa còn ngoảnh cổ nói như ra lệnh: “Sớm mai phải xong đó!” Tôi tiễn Khảm bằng một tiếng cười vui!
Đúng
hẹn, Khảm đến nhận bản thảo bài thơ hoạ vừa ráo mực, đọc đi đọc lại rồi gật gù:
“Hay! Hay lắm! Để tôi đến toà báo ngay, bắt
thằng Giá tổng biên tập phải đăng ngay lập tức!”
Khảm
nói là làm. Nhưng ông Tổng chỉ lướt mắt qua rồi đút vào ngăn kéo bàn làm việc.
Vài hôm sau, Mai Bình, Trưởng ty văn hoá kiêm Chủ tịch Hội văn Nghệ tới Toà
báo. Ông là Trưởng nhóm thơ “xướng”. Ông Giá lôi ra cả một đống bài thơ “hoạ”.
Mai Bình chuyên viết kịch, tự cho mình thơ văn cổ kim đều thông thạo, chữ Hán
Nho, Quốc ngữ, Tây-Tàu chi đó đều thông thạo. Cả đống thơ, Mai Bình chọn ngay
bài “Năm Tý nói chuyện chuột” thơ hoạ của Cao Đăng. Thơ rằng:
Giống
chuột làm sao vẫn sống đời
Con
đàn cháu lũ cứ sinh sôi
Đồ
ăn bè cánh chia phần nhậu
Của
để tớ thầy hợp sức lôi!
Tiếc
lọ, chê ai đành chuột phá,
Hoài
cơm, trách bạn để mèo xơi!
Triệt
đường ẩn nấp hang cùng hốc,
Cống
, lỗ…chi chi cũng hết nòi!
CAO ĐĂNG
Tổng
biên tập Nguyễn Văn Giá cũng nhất trí với Trưởng nhóm Mai Bình, đây là bài thơ hay và
cho đăng ngay trên báo Thanh Hoá.
Khoảng một tuần sau, Mai Bình, Hà Khang (Phó Chủ tịch thường trực Hội) gọi tôi lên văn phòng Hội bảo theo lệnh của cấp trên phải làm kiểm điểm ngay về bài thơ hoạ có nội dung chống Đảng. Tôi ngạc nhiên phản đối: “Các anh làm thơ xướng, tôi làm thơ hoạ, các anh cho đăng báo, sao lại kết tội tôi chống Đảng, thật vô lý hết sức!”
Khoảng một tuần sau, Mai Bình, Hà Khang (Phó Chủ tịch thường trực Hội) gọi tôi lên văn phòng Hội bảo theo lệnh của cấp trên phải làm kiểm điểm ngay về bài thơ hoạ có nội dung chống Đảng. Tôi ngạc nhiên phản đối: “Các anh làm thơ xướng, tôi làm thơ hoạ, các anh cho đăng báo, sao lại kết tội tôi chống Đảng, thật vô lý hết sức!”
“Các
anh” là ai? Ban Tổ chức cuộc thơ đều là những cơ quan tuyên truyền cao nhất cấp
tỉnh. Đó là Báo Thanh Hoá của tỉnh Đảng bộ, Đài phát thanh và truyền hình, Ty
văn hoá thông tin, Hội văn học nghệ thuật. Khi bài thơ “hoạ” đăng lên, không lẽ
họ không chịu trách nhiệm gì cả, còn bài thơ “xướng” thì vô can? Con chó săn
nào đã nhanh chóng đánh hơi được tên thật của tác giả ký bút danh “Cao Đăng”?
Đã làm thì không sợ, cây ngay không lo chết đứng. Ấy thế mà bị chết đứng thật!
Họ bảo tôi viết bản kiểm điểm. Tôi nói: “Tôi
có chống Đảng đâu mà phải kiểm điểm?” Mai Bình nói: “Đây là lệnh. Nội ba ngày anh phải nộp bản kiểm điểm. Anh bị tạm đình chỉ
công tác kể từ hôm nay. Chúng tôi sẽ tuỳ mức độ thành khẩn xin cấp trên chiếu cố
khoan hồng”. Mai Bình lại cười khẩy: “Cao
Đăng là gì? Báo sơ ý bị lừa. Còn chúng tôi thừa hiểu anh tự cho mình là kẻ tài
giỏi sáng suốt nhất, đồng chí Bì thư bảo riêng cái tên đã chống Đảng rồi, không
thể tha thứ được!”.
Tôi
nghĩ họ bắt bẻ, suy diễn đến thế là cùng. Ngay như vụ Nhân văn-Giai phẩm cũng
chỉ căn cứ vào nội dung bài viết mà buộc tội chứ!. Đây chắc đâu phải là ý
ông Bí thư Hà Trọng Hoà. Tôi không biết kẻ nào tâng công hót với Mai Bình. Thì
ra Lê Sĩ Oanh, người Hoằng Hoá, viết văn xuôi, tạm trú khu nhà tập thể của Hội. Sĩ Oanh ở dãy phía trước nhìn sang phòng tôi, tính hay dòm ngó, ai ra vào khó lọt
khỏi đôi mắt ông. Tôi nhớ sáng sớm hôm ấy Sĩ Oanh đi vệ sinh qua, rẽ vào phòng
tôi thấy bài thơ hoạ “Năm Tý nói chuyện
chuột” vừa viết xong. Lê Sĩ Oanh thường thì thọt lui tới phòng Mai Bình, Hà Khang. Oanh lấy tư cách là bạn đồng tuế để
khuyên tôi làm bản kiểm điểm cho xong…Tôi nghe lời Sĩ Oanh, tắc lưỡi: Ừ thì kiểm điểm,
mấy ai sáng tác thơ văn được toàn bích hơn người.
Tôi
viết đại khái, bài thơ còn non chữ vụng câu, xin được lãnh đạo thứ lỗi…Mai Bình
cau mặt lắc đầu: “Anh che giấu tội lỗi của
mình một cách vụng về! Tôi nói thẳng: Anh chỉ là một hạt nhân trong nhóm văn
nghệ sĩ Thanh Hoá chống Đảng. Công an tỉnh đang lập hồ sơ đưa sang Viện kiểm
sát để chuyển cho Toà án xét xử, nhưng lãnh đạo Hội gồm tôi, anh Hà Khang, anh
Vương Anh xin để kiểm điểm trong nội bộ. Anh phải khai thật đi!”.
Chánh
văn phòng Trần Kháng vốn làm gì đó bên Ty văn hoá, khi Mai Bình trúng cử chức
Chủ tịch Hội, thì đưa Kháng sang để phục vụ rượu chè, nói chõ vào: “Có gì thì cứ khai báo thật anh Phổ ạ. Nếu để
người khác tố cáo trước, nhẹ thì anh cũng phải về nhà đi cày!”
Tôi
không ngờ bỗng dưng bị bốc lửa bỏ bàn tay, đến cả tay Trần Kháng ngu dốt kia
cũng dám lên mặt lãnh đạo! Tôi bực quá, liền trả lời: “Anh không biết tôi vốn xuất thân đi cày, đâu có sợ phải đi cày như ai
mà ăn đơm nói đặt cho ai!”
Họ đều
biết tôi bị cái thành phần gia đình địa chủ phản động, từng qua 10 năm cải tạo
không giam giữ tại địa phương, năm 1967 được Bí thư tỉnh uỷ Ngô Thuyền, Trưởng
ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Lê Hữu Khải, Trưởng ty Công an Thanh Hoá Nguyễn Hữu
Kính, Bí thư Huyện uỷ Quảng Xương Lê Hữu Hinh (hiện còn trường thọ) can thiệp,
Hoàng Tuấn Phổ mới thoát được chín tầng địa ngục, chui từ bùn đen đất đỏ lên
làm người với cây bút nghiên cứu văn học, lịch sử, dân tộc học, văn hoá dân
gian, sân khấu…để trải nghiệm kiến văn và rèn dũa tư duy của mình. Bây giờ không ngờ…
Sau
8 tháng bị kiểm điểm, hết viết tường trình đến tự thuật, lãnh đạo Hội kết luận
tôi là kẻ ngoan cố, không chịu khai báo tổ chức văn nghệ sĩ Thanh Hoá chống Đảng.
Mai Bình cử Vương Anh về địa phương xã tôi điều tra lí lịch bản thân và gia
đình. Dĩ nhiên “bói ra ma quét nhà ra rác”, Vương Anh gợi ý cho chính quyền xã
phê lý lịch toàn những điều ác ý về tên Hoàng Tuấn Phổ, cốt để chôn sống nó một
lần nữa!
Tội
cũ, tội mới của tôi được Mai Bình chất lại cao hơn đống rơm đống rác ngày mùa!
Một trong những tội Mai Bình khoái nhất là Hoàng Tuấn Phổ chui trộm vào biên chế
nhà nước, chính quyền xã không đời nào cấp giấy cho phép. Tôi không có lí lịch
gốc sao? Có. Năm 1972 Uỷ ban Hành chính huyện sơ tán bị mất. Đầu tháng 3-1979,
ông Võ Quyết uỷ viên phụ trách văn hoá thông tin của UB Tỉnh chỉ thị cho Hà
Khang về Quảng Xương điều Hoàng Tuấn Phổ lên Hội văn nghệ làm trực Ban lý luận
phê bình. Ông Trần Tất Sĩ, Trưởng ban Tổ
chức Uỷ ban hành chính huyện Quảng Xương nói với ông Hà Khang là không cần. Đến
khi về Hội được một thời gian, ông Minh Hiệu (nhà thơ) Phó ban Tuyên huấn tỉnh
uỷ được cử về làm Phó Chủ tịch phụ trách Hội, mới bảo tôi làm lý lịch tự thuật
để xét lương vì mức lương tôi quá thấp. Lý lịch gốc của tôi do ông Lê Soi, Chủ
tịch xã cấp, có cả lời xác nhận và lời phê rất tốt của Bí thư Đảng uỷ Lê Văn
Hoan, rất tiếc đã bị mất. Nay Vương Anh về xã tôi gợi ý cho chính quyền và tung
tin đồn nhảm rằng Nguyễn Văn Giá, Thường vụ Tỉnh uỷ kiêm Tổng biên tập báo
Thanh Hoá báo cáo với bác Hà Trọng Hoà cụ thể nhà tôi đã ba đời chống Đảng (ông
nội tôi, bố tôi, và tôi). Vương Anh về Quảng Hoà quê tôi trao đổi vụ chống Đảng
khiến dư luận đồn về vụ thơ chuột ở địa phương thêm ầm ĩ và lan ra khắp tỉnh.
Chủ tịch xã Lê Văn Dần và Phó Chủ tịch kiêm trưởng công an xã Lê Trí Dậu phê
vào bản điều tra lí lịch tôi theo định hướng, gợi ý của Vương Anh…
Mai
Bình, Hà Khang mừng lắm, kết luận Hoàng Tuấn Phổ chui vào cơ quan Nhà nước để
chống phá cách mạng. Nhưng tìm hiểu danh sách biên chế cán bộ cơ quan cấp huyện
thời chống Mỹ lưu ở Uỷ ban Hành chính tỉnh, lại thấy có tên Hoàng Tuấn Phổ, do
Phó chủ tịch tỉnh Tôn Viết Nghiệm ký (hồ sơ lưu ở huyện Quảng Xương, công văn đề
nghị xét biên chế của Lê Hữu Hinh Bí thư huyện uỷ và Nguyễn Đức Nhơm Chủ tịch
Huyện).
Bộ tứ
Mai Bình, Hà Khang, Vương Anh, Văn Giá xét không thể bỏ tù tôi về tội hình sự,
đành trị tôi về kỷ luật hành chính: Phá rối, làm mất đoàn kết trong cơ quan Hội,
chia rẽ văn nghệ sĩ và gây bè phái, làm thơ, vẽ tranh đả kích cán bộ lãnh đạo…
Tôi
bác bỏ tất cả những điều bịa đặt vô căn cứ ấy, gửi đơn thư khiếu nại lên tỉnh.
Mai Bình giả nhân giả nghĩa: “Đành nhận tội
cho xong anh Phổ ạ. Tôi bảo anh từ đầu rồi. Bây giờ anh có kêu lên đến ông Trời
cũng không ai thèm xem đơn từ của anh đâu. Hay là anh muốn gặp Bác Hoà để thú tội,
chúng tôi sẽ giúp anh?”
Đúng
là miệng lưỡi con rắn độc. Giới văn học xứ Thanh nhiều người đã nói: “Con rắn độc cắn Mai Bình, Mai Bình không chết
mà rắn độc chết!” quả không ngoa. Còn Hà Trọng Hoà? Để tranh được cái ghế
Bí thư, ông đã phải qua nhiều “keo vật”, cuối cùng chiến thắng là nhờ bè cánh
đông và mạnh. Trong một hội nghị thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh và những cán bộ
công tác tư tưởng mở rộng, ông nói: “Có
ba loại cán bộ: Thứ nhất dùng có lợi phải được ưu tiên, thứ hai dùng không lợi
cũng không hại, thì vẫn cứ dùng, thứ ba dùng không có lợi thì quyết loại trừ!”
Đó là tuyên ngôn của Hà bí thư. Ai nấy đều nín thở lắng nghe! Lợi cho ai? Tất
nhiên lợi cho ông. Vậy mà sau đó một thời gian, có một cán bộ dám cho ông xơi cái tát trời giáng giữa mặt tại một cuộc họp Tỉnh uỷ do ông chủ trì. Kẻ
nào mượn gan hùm để vuốt râu sư tử? Đó là ông Nguyễn Hùng Thanh!
Nhiều người gọi đó là “cái tát lịch sử”! Ông Hùng Thanh suýt bị tù, nhưng ông Hoà vốn
mưu sâu, e xấu mặt mình nếu bị phơi trước thiên hạ, cho là ông Hùng bị bệnh tâm
thần, chỉ đuổi về nhà “chữa bệnh”.
Hoàng
Tuấn Phổ đã được ngoi từ âm ti địa ngục lên làm người, vậy mà lại dại dột mắc bẫy
của Mai Bình, nên “hoạ” thơ chuột để rước hoạ vào thân!
Thực
ra cái tiêu cực như giống chuột cứ “sống đời” nên đả kích con chuột để phê phán cái tiêu cực, vô tình chạm
phải râu hùm, đâu có biết ông Bí thư Hà Trọng Hoà tuổi Giáp Tý, cầm tinh con
chuột, lại là “cống, lỗ”, “mèo”nào dám đụng tới!
Thời
xưa, Thanh Hoá là đất vua chúa, đến nỗi Thanh Hoa phải đổi thành tỉnh Thanh
Hoá, vì phạm huý vợ vua! Thời nay Thanh Hoá là đất cách mạng, tôi vì thiếu hiểu
biết phạm huý Hà bí thư, không bị tru di tam tộc, chỉ phải lãnh án khai trừ Hội
văn học nghệ thuật, đồng nghĩa với “treo bút” (thông báo với báo chí, xuất bản,
đề nghị không sử dụng bài vở của Hoàng Tuấn Phổ, mà trước mắt là cuốn truyện lịch
sử “Mai vàng chùa Tháp” ở NXB Thanh
Niên, đã bị đình bản). Ngoài ra, tôi còn bị đuổi việc, ra khỏi văn phòng cơ
quan Hội. Ông Vương Anh, Phó chủ tịch Hội nói: Nếu ông Phổ xin được Bác bí thư Hà cho ở lại thì cũng
chỉ làm việc quét dọn vệ sinh và rửa ấm chén mà thôi. Nhưng trong công văn đề
nghị cấp trên, Mai Bình Chủ tịch Hội ghi mức án “đuổi việc” nghĩa là tay trắng
về vườn, về với làng quê đã từng bị mấy ông cầm quyền ác bá chôn xuống bùn đen
đất đỏ!
Nhưng
phúc bảy mươi đời cho tôi, ông Hoà đọc công văn, phê mực đỏ: “Đồng ý buộc thôi việc nhưng cho hưởng mất sức”.
Về nguyên tắc, đã buộc thôi việc thì không có chế độ mất sức. Ông Hoà phê sai,
nhưng cơ quan Thương binh xã hội làm chế độ cho tôi theo cái ý thứ hai: Mỗi
tháng tôi được 15kg tem phiếu lương thực (gạo, mạch, ngô, sắn) và 15 đồng bạc để
mua lương thực và thực phẩm (mắm muối). Thế là nhân đạo chứ gì? Nhưng chế độ mất
sức với tôi lại không có thời hạn tạm thời hay vĩnh viễn. Nghĩa là tôi sẽ bị cắt
cái “mất sức” bất cứ lúc nào! Rõ miệng nhà quan có gang có thép, chứa đầy mưu
sâu kế hiểm!
Bấy
giờ, tôi đã 50 tuổi. Tôi bỏ bút cầm dao, không phải dao bầu chọc tiết lợn mà là
dao cầu thái thuốc. Tôi theo nghiệp cha ông, nghiên cứu Đông y và thuốc nam, viết
cuốn “Bàn về y lý và y dược dân gian”.
Tôi chữa bệnh và châm cứu cho một số người làng xã rất hiệu nghiệm, không lấy
tiền của ai. Khi tôi đang định mở hiệu thuốc thì tình hình thay đổi. Ông Hoà bị
mất ghế, Trung ương cử ông Lê Huy Ngọ về thay, làm Bí thư tỉnh uỷ, tôi được phục
hồi công tác, trở về văn phòng cơ quan Hội văn học nghệ thuật cho đến lúc nghỉ
chế độ.
Năm
năm tôi bị kỷ luật tội chống Đảng, cũng là thời gian Nhóm Năm Tên (Hà Trọng
Hoà, Mai Bình, Hà Khang, Vương Anh, Xuân Đức…) ôm giấc mộng quan trường. Nhưng
rồi kẻ trước người sau, tớ thầy, bè cánh nối đuôi theo nhau vỡ mộng quan trường,
ngậm ngùi chờ đợi giấc mộng…. quan tài!!!
Tôi
vẫn ở khu tập thể Hội. Các con tôi đều ở thị xã (thành phố) làm công ăn lương,
xác định đến đời cháu tôi vẫn thế.
Năm 2017, tôi và bà lão vợ tôi đã trở về làng cũ quê xưa để yên hưởng tuổi già. Ông
Lê Văn Dần, Nguyên Chủ tịch xã thỉnh thoảng đến nhà tôi hỏi han về thuốc thang
bệnh tật. Tôi khuyên ông nên đến bệnh viện mổ lấy sỏi. Nhưng ông cứ muốn dùng
thuốc hoàn tán của tôi. Một hôm, tôi hỏi ông Dần về cái lý lịch do ông và ông
Lê Trí Dậu-Trưởng công an xã (đã chết) bôi đen đời tôi và cả nhà tôi. Rằng ông
có biết cái lý lịch ấy gây tác hại đến năm bảy đời sau cho gia đình tôi không?
Tôi không hận thù gì các ông, hôm nay mới nhắc lại chuyện cũ để ông biết tác hại
của ngòi bút quyền lực ra sao. Chắc ông hiểu rõ hơn ai hết rằng: “Quan nhất thời
dân vạn đại”? Lê Văn Dần ngồi im lặng không nói gì. Chừng mười phút sau, thấy
tôi cũng im lặng, ông chào tôi ra về. Đến cửa, ông nói: “Tất cả đều đã chết!”.
Mãi
năm sau (2018) ông Dần mới đến gặp tôi cho biết uống hết 100 viên hoàn tán do
con gái tôi làm theo bài thuốc gia truyền, tôi đã bổ sung thêm một số dược vị,
thấy công hiệu lắm. Tôi mừng cho ông, khuyên ông xoa bóp vùng thận nhiều và
thăm khám xem hòn sỏi có nhỏ dần đi không. Các bậc ác bá tiền bối đã qua đời cả
rồi, còn lại loại con cháu như ông cuộc đời khổ cực lắm!(*)
Từ
Giáp Tý đến Canh Tý là 36 năm, cái hoạ thơ hoạ con chuột đã thành chuyện xưa
tích cổ. Nhưng nhiều người còn nhớ bài thơ lại tiếc bài thơ ra đời sớm quá! Tôi
cười: Không sớm quá đâu, giống chuột sinh ra từ thượng cổ. Một khu rừng ở Lang
Chánh, nhà động vật học đánh bẫy được hàng trăm loài chuột! Chúng sinh sản vô
cùng nhanh chóng!
Ngày
Tết cổ truyền được ăn nhiều món ngon, tôi chợt nhớ câu “Món ngon nhớ lâu, đòn
đau nhớ đời”, nhìn lên tờ lịch treo tường thấy hai chữ “Canh Tý” bỗng bật cười vỗ vỗ
cái bụng no nê..., kể lại chuyện cổ tích về chuột để vui Xuân…
HTP/Xuân
Canh Tý/2020
Bạn đọc cần tìm hiểu thêm về vụ án văn chương "Năm Tý nói chuyện chuột", xin đọc lại bài "Nhớ một Tết độc lập buồn và ba mươi năm bài thơ chống Đảng".
Chú thích:
(*) Ông
quan xã Lê Văn Dần làm xã quan chưa hết khoá đã bị cách chức về tội ăn trộm mấy
con cá trắm lớn ở ao nhà ông Lý Bao, tham tang vật chứng cụ thể không chối cãi
được!
Đã đọc . Đọc xong lòng thật khó tả.
Trả lờiXóaThôi bàn việc khác: Tuấn Công giải thích cụm " theo đóm ăn tàn" có được không? xin cảm ơn trước.
Khâm phục ông với cái sĩ khí của bậc quân tử,luôn đứng vững trước bọn quan tham ngu xuẩn và lũ chó săn lúc nào cũng muốn hãm hại mình.Hoan hô hào khí xứ Thanh !
Trả lờiXóaĐảng phải thể nào, người dân mới chống chử? Nói theo tinh thần chỉ đạo của cụ Tổng Chủ.
Trả lờiXóa