17 thg 2, 2022

CHIM CUỐC KHÔNG CÒN KÊU NỮA...

Đêm trong núi lạnh...
HTC và Thái Hạo

                     THÁI HẠO

       Đêm trong núi lạnh, ngồi nói chuyện với anh Hoàng Tuấn Công. Về những cánh rừng đã mất. Anh Công hỏi mình, ở đây giờ còn (chim) cuốc không. Mình nói còn, thi thoảng vẫn thấy chúng lủi nhanh qua những bờ bụi. Có nghe thấy tiếng chúng kêu không? Không.

- Ừ, cuốc giờ không còn kêu nữa.

Bỗng giật mình, đúng rồi, đã bao lâu mình không nghe tiếng cuốc dù vẫn thấy chúng đây đó nơi chân đồi đồng bãi… Chúng lủi đi và sống trong im lặng. Rừng đã hết, con người có mặt khắp nơi cùng súng và bẫy rập.

13 thg 2, 2022

RẮC RỐI “NHÂN TÌNH” VÀ “TÌNH NHÂN”

   HOÀNG TUẤN CÔNG


       Nhân tình
tình nhân là hai từ Việt gốc Hán có hai nghĩa khác nhau. Nhân tình人情 = tình người; tình cảm giữa người với người; lòng dân, tình hình dân chúng; còn tình nhân 情人 = người tình; người yêu.

Tuy nhiên, thực tế sử dụng hai từ này trong tiếng Việt lại khá rắc rối. Nhiều người dùng đúng, nhưng cũng không ít người nhầm lẫn, đánh đồng, hoặc không phân biệt rõ ràng giữa hai từ “nhân tình” và “tình nhân”.

9 thg 2, 2022

“GIẢI OAN” CHO BÁNH CHƯNG

 

Về mặt tạo hình, bánh chưng cũng 
rất đẹp
Ảnh: ST
               HOÀNG TUẤN CÔNG


“…Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ. Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn. Đã thế lại là văn cúng cụ, nhất định phải đặt lên bàn thờ […] Là hiện thân của một nền ẩm thực với kỹ thuật nấu nướng đơn giản, quy trình chế biến thuần tuyến tính, nguyên vật liệu thông dụng, khẩu vị bỗ bã đại trà và tập quán sinh hoạt đơn sơ…” (Trích
 Các vua Hùng đã có công - Phạm Thị Hoài)

TỪ “PHÙ HỢP” LIÊN QUAN GÌ ĐẾN… HỔ?

 

Hổ phù. Hai nửa con hổ được xẻ đôi
 theo chiều dọc, mỗi bên giữ một nửa
Ảnh: ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG


Phù hợp
符合 là một từ Việt gốc Hán, có nghĩa là hợp với nhau, ăn khớp với nhau. Ví dụ: Cách ăn mặc rất phù hợp; Lời khai không phù hợp với chứng cứ. Người Việt hầu như ai cũng hiểu đúng và dùng đúng. Tuy nhiên, vì sao lại gọi là phù hợp?

Điều thú vị là phù hợp vốn bắt nguồn từ một tín vật liên quan đến hổ, đó là hổ phù 虎符.

23 thg 1, 2022

HỔ TRÀNH - MA CỌP

 

Ngũ hổ
Tranh dân gian Việt Nam
    HOÀNG TUẤN CÔNG

Kính dâng hương hồn Tiên nghiêm!    

Vài lời thưa cùng bạn đọc: Xuân Tân Sửu 2021, Cha tôi đón Tết trong bệnh viện. Ngày mùng Hai, tôi vui mừng thấy Cha đã cắt sốt được 3 ngày và bắt đầu hồi phục. Năm này, hai cha con có hai bài viết về trâu, cùng đăng trên một tờ báo Tết. Trong câu chuyện về bài vở, chữ nghĩa, Người đã hỏi tôi: "Sang năm Hổ, con sẽ viết gì cho Tết?". Tôi thưa: "Con sẽ viết về Hổ trành - Ma cọp...". Người gật gù mỉm cười thú vị: "Ờ, vậy là vẫn có cái để viết..... Mười hai con giáp quay vòng... Tránh lặp lại là điều không dễ...". 

Vậy mà Xuân này Người đã đi xa...

Sau đây, xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết Tết năm Dần - cái Tết đầu tiên trong đời tôi thiếu vắng Cha.

Trong số 12 con giáp, Dần (hổ) đứng thứ ba, nhưng lại là con vật dũng mãnh nhất, tượng trưng cho quyền uy sức mạnh, hiện thân của sự tàn bạo độc ác, gây cho người xưa bao nỗi hãi hùng, ám ảnh tột độ.

Những ghi chép của Paul Doumer trong sách Xứ Đông Dương cho thấy câu tục ngữ Cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận hoàn toàn không phải là nỗi sợ bóng sợ gió của dân gian. Tác giả hồi ký này đã dành nhiều trang ghi lại nỗi sợ hổ và những cái chết của cả người Việt và người Pháp dưới nanh vuốt hổ. Ông cho biết “số người An Nam chết vì hổ ở Khánh Hoà là rất đáng kể”, và “với người Pháp, lũ hổ cũng không tôn trọng hơn hay thấy đó là con mồi kém ngon miệng hơn so với người bản xứ...

18 thg 1, 2022

HOẠ HỔ THÀNH...CẨU!

 

Hổ năm Dần ở Phú Thọ
Ảnh: St
    HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Mỗi năm Tết đến, thiên hạ lại được một phen cười vỡ bụng khi ngắm nhìn những con giáp đại diện cho năm, được các địa phương trưng ra ngoài phố xá, quảng trường để…nghinh Xuân. Điển hình của Tết Nhâm Dần 2022 là “hổ lai cẩu” ở Phú Thọ, rồi hổ buồn thiu “khóc hờn” ở Bạc Liêu…

Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng, hàng ngàn năm trước, dân gian đã cảnh báo chuyện Vẽ hổ không thành hổ mà thành chó - Hoạ hổ bất thành phản loại cẩu 畫虎不成反類狗 !


17 thg 1, 2022

TÍNH CÁCH HỔ TRONG THÀNH NGỮ TỤC NGỮ




Tranh: Hoàng Tuấn Can
           HOÀNG TUẤN CÔNG



Năm Dần, Tuấn Công Thư phòng xin cùng bạn đọc cà kê chuyện cọp, luận bàn về hổ trong thành ngữ tục ngữ.

Trong lời ăn tiếng nói dân gian, hổ vừa hiện lên với dáng vẻ của vị chúa tể oai hùng, tượng trưng cho quyền uy sức mạnh, lại vừa mang khuôn mặt của kẻ hung bạo, độc ác. 

30 thg 12, 2021

"THƯƠNG CHO ROI CHO VỌT..."

 

Thầy đồ và học trò xưa
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Vụ bé Vân An (8 tuổi, TPHCM) bị người tình của bố đẻ bạo hành đến chết khiến báo chí và mạng xã hội lại bùng lên chuyện đúng sai trong quan niệm giáo dục “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” của ông bà ta xưa.

Dù phản đối hay ủng hộ, thì hầu như đa số đều hiểu roi vọt đơn giản là đánh đòn. Đây cũng là cách hiểu của Nhà giáo Nhân dân, Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân. Ông giải thích: thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi: Cách dạy cũ là dùng roi vọt, nhưng ngày nay cách dạy đó là lỗi thời vô nhân đạo, vì dạy con không phải biến con thành một kẻ nô lệ.” (trích Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam).

26 thg 12, 2021

“CHẮP BÚT” HAY “CHẤP BÚT”?

 

Chấp bút nghĩa gốc
là cầm bút
HOÀNG TUẤN CÔNG


Ai chắp bút cho bài phát biểu gây chú ý của Tổng thống Trump tại APEC? (báo Dân Trí – 2017); “Người chắp bút dự thảo Hiến pháp đầu tiên.” (báo Pháp Luật Việt Nam – 2018); “…Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Trần Trọng Trung, người từng có thời gian tham gia chắp bút cho Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp…” (dienbien.gov.vn)...

          “Người chấp bút hồi ký Thương Tín…” (Dân Việt – 2016); “Cộng đồng mạng xôn xao vì người chấp bút vắng mặt trong buổi ra mắt sách của Hà Chương.” (báo Viettimes - 2020); “Không phải tác giả nào cũng xem chấp bút cho tự truyện là nghề.” (báo Phunuonline - 2018).

13 thg 12, 2021

ĐÃ ĐỜI CHÂU CHẤU ĐÁ XE…

 

 

Tác giả Nguyễn Nhưng
Ảnh: FB Nguyễn Nhưng
              NGUYỄN NHƯNG
          (Lưu tư liệu từ FB Nguyễn Nhưng)

“Châu chấu” là Hoàng Tuấn Công (Cử nhân khoa Sử, trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội), làm việc ở Ban Khuyến nông tỉnh Thanh Hoá.
“Xe” là Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, chuyên gia từ điển, tác giả của hơn 40 đầu sách, có những cuốn đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ…“đá” là cuốn sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” của tác giả Hoàng Tuấn Công.

Cuốn này mình mua từ năm 2017, đọc gần 3 năm mới xong.


Sách phê bình nghiên cứu nên không thể đọc nhanh như đọc tiểu thuyết. Đúng ra là mình vừa đọc, vừa nghiềm ngẫm như học.

VỀ CUỐN SÁCH CỦA HOÀNG TUẤN CÔNG

 ĐẶNG KÍCH

(Lưu tư liệu từ dangkich.com)

Bản sách tái bản 2018
có bổ sung 100 trang
Cách độ 7 năm nay tôi hay vào xem “Tuấn Công thư phòng” và cũng từ đó biết được những tranh luận xoay quanh các Từ điển của cố GS Nguyễn Lân. Bằng vốn tri thức phong phú do tự học lại qua trải nghiệm thực tế nên những lập lý mà Hoàng Tuấn Công phản biện lại là xác đáng, khó ai có thể bắt bẻ. Anh ta dẫn liệu từ nhiều nguồn và phân tích rất logic với thái độ rõ ràng, mạch lạc và khá thẳng thắn. Ví dụ: Chỗ này GS Nguyễn Lân sai, chỗ kia GS Nguyễn Lân chắc bị nhầm...

Gần đây các bài viết rời rạc ấy được in thành sách và phát hành rộng rãi được đông đảo bạn đọc đón nhận, hoan nghênh.

"CHIA SẺ" VÀ "CHIA XẺ"

         

            HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong tiếng Việt, “chia sẻ” và “chia xẻ” là hai từ thường bị dùng lẫn lộn hoặc đánh đồng làm một, dẫn đến lỗi sai chính tả. Đáng chú ý, những người mắc lỗi này thuộc đủ mọi trình độ, kể cả người cầm bút chuyên nghiệp, có học hàm học vị cao. Thậm chí ngay cả người hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ và biên soạn từ điển chính tả cũng nhầm lẫn, viết sai. Ví dụ:

3 thg 12, 2021

“KỲ YÊN”, “AN”, “BÌNH”, “YÊN” CÓ PHẢI NHƯ GIẢI THÍCH CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM

   

              HOÀNG TUẤN CÔNG
 

Nhà nghiên cứu văn hoá, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là tác giả sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Trong đó, ông quy cho văn hoá Việt Nam cái gọi là “bản chất âm tính”, rồi hầu như mọi hiện tượng xã hội đều được giải thích xoay quanh nó. Trong tham luận “Xây dựng văn hoá học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”[1], mục  2. Các mô hình văn hoá học đường”, GS. Trần Ngọc Thêm viết:

Văn hoá Việt Nam truyền thống thuộc loại hình âm tính, trọng tĩnh điển hình. Do vậy, văn hoá học đường Việt Nam truyền thống thuộc loại hướng đến xã hội ổn định”.

29 thg 11, 2021

GS. TRẦN NGỌC THÊM VÀ "TRƯỜNG HỢP TÍNH CÁCH NGƯỜI THANH HOÁ".

 

Toàn cảnh buổi toạ đàm
Ảnh: vnuhcm.edu.vn

HOÀNG TUẤN CÔNG


Năm 2016, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức tọa đàm “Xây dựng phương pháp nghiên cứu tính cách vùng miền: Trường hợp tính cách người Thanh Hóa”.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm là báo cáo viên.

VỀ CÁCH HIỂU HAI CHỮ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA GS. TRẦN NGỌC THÊM

 

GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM
Ảnh: báo Lao Động
     HOÀNG TUẤN CÔNG

Nêu lý do cần chấm dứt sử dụng khái niệm “trồng người” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng, chữ “trồng” trong “trồng người” mang ý nghĩa áp đặt của giáo dục thời phong kiến, “con  người được coi như cái cây”.

Cụ thể, sau khi trích dẫn lời Quản Trọng: “Kế một năm chi bằng trồng lúa, kế mười năm chi bằng trồng cây, kế trọn đời chi bằng trồng người. Trồng một gặt một ấy là lúa. Trồng một gặt mười ấy là cây. Trồng một gặt trăm ấy là người”, GS. Trần Ngọc Thêm phê phán: “Vào thời phong kiến xưa thì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều coi con người là đối tượng cần được giáo hoá; con người được coi như cái cây, hoàn toàn lệ thuộc vào môi  trường một cách thụ động: Trồng ở đất này thì cho trái ngọt nhưng trồng sang đất khác có thể lại cho trái chua”.

19 thg 10, 2021

VÔ ĐỀ

                       HOÀNG TUẤN CÔNG 

Dơi quả treo cành
Ký hoạ: Hoàng Tuấn Phổ


 

Năm 1984 Cụ thân sinh tôi vướng vào vụ án văn chương "Năm Tý nói chuyện chuột". Đích thân Bí thư Tỉnh uỷ Hà Trọng Hoà phê vào công văn dòng chữ mực đỏ "buộc thôi việc, nhưng cho hưởng mất sức". Cụ trở về quê nhà, vui với sân vườn, đọc sách và làm nghề thuốc Bắc, châm cứu chữa bệnh miễn phí cho dân làng.

Ba năm sau (1986) vườn nhà có cây táo Thiện Phiến do tay Cụ trồng bói quả. Cả nhà vui mừng, ăn thử vài quả, còn lại để dành nhìn ngắm cho đẹp.

27 thg 9, 2021

“ĐẦU” TRONG “CÁ ĐẦU CAU CUỐI” NGHĨA LÀ GÌ?

                    

Phần về phía đầu cá bao giờ cũng nhiều thịt
ngon hơn phần về phía đuôi

Ảnh: ST

                   HOÀNG TUẤN CÔNG

1-“Đầu” là “đầu đàn”?      

-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung – Vũ Thuý Anh – Vũ Quang Hào) giải thích: “cá đầu cau cuối (cá đầu: con cá đầu đàn; cau cuối: cau cuối buồng). Một kinh nghiệm chọn thức ăn: Cá đầu đàn to, cau cuối buồng non mềm, ăn ngon”.

-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) giảng: Cá đầu; cau cuối Cá (thì nên ăn những con) đầu (đàn vì đó là loại ngon nhất); cau (thì nên ăn) những quả ở cuối buồng (vì đó là loại ngon nhất)”.

THẰNG CHA GIÀ “Ó ĐÂM”!

Diều hâu
Ảnh: ST
                     HOÀNG TUẤN CÔNG

 Ó đâm” - thứ “ngôn ngữ kỳ dị”?

Trong bài Nhiều truyện tranh thiếu nhi quá phản cảm! (Báo SGGP – 6/2010), mục “Ngôn ngữ kỳ dị” có đoạn:

“...Đến nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) lúc 10 giờ ngày 16-6, chúng tôi thấy tại hai dãy kệ sách thiếu nhi đã đông nghẹt người […] Dù số người tập trung khá đông, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhưng khu vực vẫn giữ được sự yên lặng, ai cũng chăm chú vào các quyển sách.

Chợt có tiếng của một cậu bé chừng 8, 9 tuổi, hỏi người mẹ: “Ó đâm là gì hả mẹ?”. Người mẹ trẻ chau mày suy nghĩ, mãi một lúc sau mới trả lời được một cách ngập ngừng: “Ó đâm có lẽ là ngớ ngẩn đó con”.

"ĐẦU" TRONG "TÂM ĐẦU Ý HỢP" NGHĨA LÀ GÌ?

              

Uyên-ương "Tình đầu ý hợp"
Ảnh: ST
                        HOÀNG TUẤN CÔNG
        

          Bài “Tâm đầu ý hợp” trên trang Tiếng Việt giàu đẹp (26/6/2021) đặt vấn đề như sau:

Chúng ta thường dùng câu “tâm đầu ý hợp” để chỉ việc hai người thấu hiểu rất rõ về nhau, người này có thể đoán biết hoặc dễ dàng đồng tình với quan điểm của người kia. “Tâm”, “ý”, “hợp” thì hẳn ai cũng biết nghĩa, vậy còn “đầu” thì sao?

Có người cho rằng “đầu” ở đây chính là “đầu” trong “cái đầu”, “hàng đầu”. Tuy nhiên lập luận như thế thì “tâm đầu ý hợp” sẽ trở thành “tâm đặt ở đầu, ý hoà hợp lại”, nghe không hợp lý chút nào. Có người cũng ủng hộ “đầu” là “cái đầu” và giảng “tâm đầu ý hợp” là cả tâm, đầu và ý đều hợp. Cách giải thích này nghe càng khiên cưỡng hơn vì cấu trúc “ba danh từ + một động từ” gần như không xuất hiện trong thành ngữ. Đó là chưa kể đôi lúc người ta còn đảo ngược lại thành “ý hợp tâm đầu”, chẳng lẽ lúc này lại giảng là “ý hợp với tâm và cái đầu” hay sao? Vậy rõ ràng “đầu” ở đây không phải là một bộ phận trong cơ thể, cũng không phải là vị trí đối lại với “cuối”.

SÓNG NƯỚC CỔ KHÊ

 

Bia chùa Hưng Phúc
Ảnh: ST
              HOÀNG TUẤN PHỔ

Sóng nước Cổ Khê” là tên cuốn truyện lịch sử của tác giả Hoàng Tuấn Phổ (Ty Văn hoá Thanh Hoá xuất bản năm 1978).

Cuốn truyện lịch sử dựng lại trận kịch chiến của quân nhà Trần cùng hương binh hương Yên Duyên Thanh Hoá, đánh bật quân Toa Đô trên tuyến đường sông Cổ Khê, bến Cổ Bút, khiến chúng phải tháo chạy ra biển. Nhờ đó bảo toàn được Phủ đệ Ngọc Sơn, Thái ấp của Trần Nhật Duật – nơi Thượng hoàng Thánh tông, hoàng đế Nhân tông và tam cung, lục viện, cùng cận thần tướng sĩ hộ giá đang tạm lánh trước sức tiến công ồ ạt của quân Nguyên.

Rất tiếc, trải qua thời gian với nhiều biến cố, rồi do người này người kia mượn..., những bản lưu cuối cùng của tác giả cũng đã không còn.

Trước khi cuốn sách được tái bản, bạn đọc quan tâm đến trận chiến Cổ Khê đạo chống quân Toa Đô, có thể đọc trích đoạn của thể oại địa chí của tác giả Hoàng Tuấn Phổ trong sách “Địa chí huyện Quảng Xương” (Hoàng Tuấn Phổ chủ biên-NXB Từ điển Bách khoa, 2010).