18 thg 10, 2020

“SÁP NHẬP” HAY “SÁT NHẬP”?


"Sáp" có một nghĩa
là "cắm vào"
                 HOÀNG TUẤN CÔNG


      Nhiều người thường băn khoăn, thắc mắc không biết trong hai từ “sáp nhập” và “sát nhập”, từ nào mới là đúng. Thực tế hiện nay đang tồn tại song song hai cách viết, và từ điển cũng ghi nhận cả hai:

-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê – Vielex): “sát nhập 插入 [sáp nhập nói trại] đg. xem sáp nhập”.

-Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “sát nhập • Biến âm của “Sáp nhập”.

          Tuy nhiên, xét nghĩa từ nguyên, thì viết “sáp nhập” mới chính xác. Bởi “sáp nhập” 插入 là từ ghép đẳng lập Hán Việt, trong đó “sáp” (âm khác là “tháp” trong “tháp tùng” 插從) có nghĩa là nhập, cắm, gắn, chen vào. 

    Trong tiếng Hán, chúng tôi không thấy từ điển ghi nhận sáp nhập với nghĩa các tổ chức, đơn vị hành chính nhập vào với nhau làm một. Đây có thể là từ Hán Việt Việt dụng (từ Việt gốc Hán được sử dụng với nghĩa không có trong tiếng Hán).

        “Sáp nhập” với nghĩa hiện hành đã được từ điển tiếng Việt ghi nhận trước 1945:

11 thg 10, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT HÁN” (Kỳ 2B)

Sai sót bắt đầu từ bản in 
của NXB Khoa học XH-1999
          HOÀNG TUẤN CÔNG

Kỳ 2B: Thu thập nhiều dị bản thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán.

(Phần B)

35-“sợ run cầy sấy”.

Chính xác phải là “run như cầy sấy”, cho thêm “sợ” vào là thừa, trong khi lại thiếu “như” - một yếu tố rất đặc trưng trong kết cấu của thành ngữ biểu thị mức độ cao, sử dụng để so sánh với cái tiêu biểu được nêu ra sau đó.[K].

10 thg 10, 2020

NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” (Kỳ 2A)


           HOÀNG TUẤN CÔNG


Kỳ 2:
Thu thập nhiều dị bản thành ngữ tục ngữ Việt thiếu chính xác; nhiều dị bản không tồn tại trong cả tiếng Việt lẫn tiếng Hán.

(Phần A)

Thành ngữ tục ngữ thường tồn tại nhiều dị bản. Bởi vậy, để lựa chọn được bản chính xác, người biên soạn từ điển cần dựa vào nhiều căn cứ. Ví dụ căn cứ vào từ điển, kho ngữ liệu hoặc công trình sưu tầm tuyển chọn có uy tín của người đi trước; căn cứ kết cấu, ngữ nghĩa của từng từ; căn cứ kiến văn nghe đọc trên sách báo và trong đời sống để xác định bản nào là bản chính. Trong đó, từ điển và kho ngữ liệu là hai nguồn tham khảo quan trọng nhất. Tuy nhiên, dường như nhiều khi tác giả Nguyễn Văn Khang (NVK) đã lựa chọn các bản thành ngữ tục ngữ đại diện cho cả hai phía ViệtHán theo cảm tính, huy động theo trí nhớ. Bởi vậy, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt – Hán” thu thập nhiều dị bản không tiêu biểu, “dị bản lạ”, thiếu chính xác, không thấy bất cứ cuốn từ điển nào ghi nhận. Sau đây là một số dẫn chứng (Chúng tôi đánh số tiếp theo kì trước để tiện chú dẫn khi cần thiết. Với những mục chỉ sai ở phía thành ngữ tục ngữ Việt, thì chúng tôi lược bỏ phần đối chiếu với thành ngữ tục ngữ Hán. Nếu tất cả các cuốn từ điển chúng tôi có trong tay đều không ghi nhận dị bản như NVK đưa ra, sẽ được đánh kí hiệu [K] cuối mỗi mục trao đổi):

9 thg 10, 2020

NHIỀU SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ TỤC NGỮ VIỆT - HÁN” CỦA NGUYỄN VĂN KHANG (Kỳ 1)

 
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt - Hán” (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hoá Sài Gòn – 2008), mục “Thay lời nói đầu” của sách cho biết: “cuốn từ điển này được xuất bản lần đầu vào năm 1999 với tên là “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt-Hoa” (NXB Khoa học Xã hội). Và lần xuất bản sau, tác giả “có chỉnh sửa và bổ sung nhất định. Chẳng hạn, về mặt hình thức có thay đổi sử dụng chữ Hán giản thể; về nội dung, có bổ sung thêm được một số thành ngữ, tục ngữ đối chiếu tương đương […] Là công cụ tiện lợi cho việc những người biên, phiên dịch, giao tiếp song ngữ Hoa – Việt và học tiếng Hoa, tiếng Việt với tư cách là một ngoại ngữ…”.

4 thg 10, 2020

"NGU NHƯ BÒ" và "LỢN LIÊU ĐÔNG"


Minh hoạ thành ngữ "Liêu Đông thỉ"

       HOÀNG TUẤN CÔNG

 

Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt - Hán” (Nguyễn Văn Khang - NXB Văn hoá Sài Gòn – 2008), là cuốn từ điển đối chiếu những đơn vị thành ngữ và tục ngữ có nghĩa giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Hán. Sách này cho rằng, thành ngữ “ngu như bò” và “ngu như lợn” trong tiếng Việt đồng nghĩa với 遼東之豕 (Liêu Đông chi thỉ) trong tiếng Hán. Tuy nhiên, đây là cặp thành ngữ Việt và Hán hoàn toàn không đồng nghĩa.

18 thg 9, 2020

CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Phần 2)

 

                     HOÀNG TUẤN PHỔ

Phía Tây - Tây Bắc huyện Thọ Xuân, một dải đất “Thọ Xuân ba miền”: Trung du, đồng bằng và đồng chiêm trũng. Đó là vùng đất “cao nguyên của Thọ Xuân”, hoang vu mà trù phú, người ta mệnh danh là địa linh nhân kiệt. Đặc biệt vùng “tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc”: Yên Trung, Yên Trường, Yên Lược và Phúc Bồi, Phúc Lập, Phúc Địa, Phúc Cương, Phúc Xá, Phúc Tinh.

12 thg 9, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 27)

Phong cảnh làng quê xã Quảng Hoà
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN PHỔ

Mẹ tôi gánh cói xuống chợ Nguyễn bán được lời gấp rưỡi tiền vốn, nhưng của một đồng công một nén. Vất vả quá! Các chuyến cói sau tôi cố gắng gánh 5 gù. Về đến Cung Bịch, bố tôi đi rước, kêu nặng, vai đau gối mỏi, ì ạch mãi từ nửa chiều đến chập tối mới về đến nhà. Ông đặt gánh cói xuống giữa sân, hai tay nắm lại đấm vai, đấm lưng, bảo hơi thở ra đằng tai phào phào! Mẹ tôi biết sức tôi yếu, vóc tôi gầy nhỏ, khó kham nổi cái nghề ăn no vác nặng, nhưng chưa biết tính toán đường làm ăn thế nào.

5 thg 9, 2020

CÂY CHÈ THANH HOÁ VÀ GIỐNG CHÈ NGON YÊN LƯỢC (Kỳ 1)


Trên đỉnh núi Các
Ảnh: phatgiaothanhhoa
     HOÀNG TUẤN PHỔ

Cây chè từ xa xưa mọc hoang ở nhiều nước thuộc vùng Đông Á. Người Trung Quốc và người Việt Nam biết dùng chè rất sớm để làm thuốc và thức uống hàng ngàn năm trước. Các tỉnh Bắc và Trung Việt Nam đều trồng chè. Nổi tiếng đất chè là Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Nam, Lâm Đồng...

19 thg 8, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 26)

Cói Nga Sơn
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN PHỔ

Đường đất mấp mô, khúc khuỷu, tôi thập thững bước thấp bước cao theo sau bậc đàn anh. Xuống đò Bút, ông chống đò hãy còn thức. Chúng tôi đi tiếp. Chân tôi mỏi nhừ, hai bàn chân bỏng rát. Sáng sớm hôm sau đến chợ Nghè Hậu Lộc, chúng tôi dừng lại nghỉ một lát. 

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 25)


Cói Nga Sơn
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN PHỔ

Anh Rậy bắt tôi phải xin phép xóm trưởng và thôn trưởng. Các ông ấy đồng ý mới cho theo nhóm đi Nga Sơn mua cói lác, mục đích làm chiếu.
          Ông xóm trưởng, thường gọi ông Tiệu Dễ, tên tục là Dễ, sinh con gái đầu đặt tên là Tiệu. Phong tục quê tôi, chưa có tên gọi là “đỏ”, có con gọi tên con, nếu không gọi thì “sái”. Nhưng dùng tên con mới mẻ, nhiều người khó hiểu, phải kèm tên chính, vì thế thành tên kép “Tiệu Dễ”. Ông Tiệu Dễ biết nghề đóng xay. Nghề này cũng là nghề “cơm bưng nước rót”, được bà con nông dân quý trọng. Nếu nhà nào đón được ông đóng xay có tay nghề tốt, thế nào cũng phải đi chợ Nguyễn mua thịt cá, trầu chè, chai rượu, gói thuốc lào Thượng Đình, tiền công tử tế. Xưa đóng cối xay tre, sau cải tiến đóng cối xay đất. Đất dùng cho đóng xay tốt nhất là đất tổ mối cồn Chè, bên cạnh gốc cây trôi cổ thụ đầu làng, phía trước nhà tôi.

18 thg 8, 2020

LÀM GÌ CÓ “THẦN TRỐNG ĐỒNG”?

Đền thờ thần núi Đồng Cổ (Yên Định - Thanh Hoá)
Ảnh tư liệu HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG
Sách Di tích núi và đền Đồng Cổ (Lê Ngọc Tạo - Nguyễn Ngọc Khiếu” - NXB Thanh Hoá - 2016) là kết quả đề tài khoa học Sưu tầm, khảo sát và phục dựng nghi lễ của Đền Đồng Cổ, của Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hoá, do Tiến sĩ Lê Ngọc Tạo chủ trì, cử nhân Nguyễn Ngọc Khiếu thực hiện (sau đây gọi tắt là Nhóm Lê Ngọc Tạo).

8 thg 8, 2020

ĐIỂN TÍCH "ĐÁNH CHUỘT SỢ VỠ BÌNH"

Ông Lê Thanh Hải - Cựu Bí thư Thành uỷ TPHCM là nhân vật
thường được ví với câu tục ngữ "Đánh chuột sợ vỡ bình"
Ảnh minh hoạ: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Hàng ngàn năm qua, loài người luôn xem chuột là một thứ “giặc”. Nhưng tiêu diệt giống vật đa nghi, tinh quái này không dễ. Người ta chế ra trăm ngàn thứ bẫy bả để đánh chuột, chúng cũng tương kế tựu kế, tìm đủ cách để sinh tồn. Bởi vậy, đặt bẫy dùng bả có khi chuột chẳng hề gì mà chó, mèo, gà, thậm chí là chính con người lại phải mất mạng. Còn đánh đuổi chuột thì lắm khi chuột chẳng chết mà chum vại, bát chén lại vỡ tan tành! Thế nên tục ngữ Việt Nam mới có câu “Ném chuột sợ vỡ bình quý” (dị bản “Ném chuột còn ghê chạn bát”; “Ném chuột còn e chạn bát); và tục ngữ Hán cũng có câu “Đầu thử kỵ khí投鼠忌器 (Ném chuột sợ vỡ đồ).

6 thg 8, 2020

ĂN CHÓ CẢ LÔNG


Ảnh minh hoạ: ST
        HOÀNG TUẤN CÔNG
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Ăn chó cả lông, ăn hồng cả hạt”. Sách “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh-2010) tách làm 2 dị bản và giải thích:
-Ăn chó cả lông Ăn (thịt) chó thì đừng ăn cả lông (mà mất ngon đi). Hay dùng để chê những kẻ hà tiện vô lối, tới độ làm uổng phí cả những thứ ngon”.
-Với dị bản “Ăn chó cả lông; ăn hồng cả hạt”, Nguyễn Đức Dương diễn giải: “Ăn (thịt) chó thì ăn luôn cả lông; ăn hồng thì ăn luôn cả hạt (cho đỡ bỏ phí). Hay dùng với ẩn ý: nh.  Ăn chó cả lông”.

27 thg 7, 2020

ĐỌC LƯỚT “TINH HOA THƠ CA HỒ CHÍ MINH” CỦA LÊ XUÂN ĐỨC

Sách mới xuất bản của Lê Xuân Đức
Ảnh: HTC

             HOÀNG TUẤN CÔNG

Khi nghe tin ông Lê Xuân Đức xuất bản cuốn sách đồ sộ “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật – 2020; 1088 trang, khổ 19 x 27), tôi dự đoán một số điểm như sau:
1-Phần thơ chữ Hán, nếu vẫn in kèm nguyên tác, ông LXĐ sẽ sửa lại toàn bộ lỗi sai mà tôi đã chỉ ra trong loạt 9 bài phê bình về hai cuốn sách “Nhật ký trong tù và lời bình” và “Đi tìm xuất xứ thơ Hồ Chí Minh” từ năm 2014 (trên Blog Tuấn Công Thư phòng, Quê Choa và Văn Việt).
2-Những lời bình ngô nghê bởi “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ” mà tôi đã chỉ ra cũng sẽ biến mất trong cuốn sách mới đồ sộ này.

19 thg 7, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 3)

Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông (2003)
của GS.TS Nguyễn Văn Khang
(bản lưu ở Thư viện Quốc gia)
Ảnh: HTC

                HOÀNG TUẤN CÔNG

Những sai sót trong cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang, bao gồm rất nhiều mặt, như: sai chính tả do lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi (?) với dấu ngã (~); sai về thành ngữ tục ngữ, từ ngữ Hán Việt...Nhiều mục chỉ dẫn chính  tả hoàn toàn ngược lại với chuẩn chính tả hiện hành; chỉ dẫn giữa các mục từ tiền hậu bất nhất; hướng dẫn viết nhiều dạng chính tả không chuẩn, và rất nhiều lỗi văn bản khác. Để chỉ ra sai sót trong từ điển của GS.TS Nguyễn Văn Khang, chúng tôi sẽ căn cứ vào chính Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Phê chủ biên, gọi tắt là Hoàng Phê), và Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, có sửa chữa bổ sung sau khi GS Hoàng Phê thành lập Trung tâm Từ điển học Vietlex, gọi tắt là Hoàng Phê (Vietlex) để làm chuẩn. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào nhiều cứ liệu trong hàng chục cuốn từ điển khác. Những mục không có bất cứ cuốn từ điển uy tín nào chúng tôi có trong tay viết theo dạng chính tả mà GS.TS Nguyễn Văn Khang hướng dẫn, sẽ được đánh dấu [K], sau mỗi phần trao đổi.

18 thg 7, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 2)


Từ điển chính tả sai chính tả
của GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

Những sai sót trong cuốn Từ điển chính tả tiếng Việt của GS.TS Nguyễn Văn Khang, bao gồm rất nhiều mặt, như: sai chính tả do lẫn lộn CH với TR, S với X; D với R; GI với D; L với N; IU với ƯU; dấu hỏi (?) với dấu ngã (~); sai về thành ngữ tục ngữ, từ ngữ Hán Việt...Nhiều mục chỉ dẫn chính  tả hoàn toàn ngược lại với chuẩn chính tả hiện hành; chỉ dẫn giữa các mục từ tiền hậu bất nhất; hướng dẫn viết nhiều d
ạng chính tả không chuẩn, và rất nhiều lỗi văn bản khác. 

17 thg 7, 2020

SAI SÓT TRONG “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT” CỦA GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG (Kì 1)



Cuốn từ điển sai chính tả của GS.TS. Nguyễn Văn Khang
được giới thiệu trên nhiều trang báo điện tử.
HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển chính tả tiếng Việt (GS.TS Nguyễn Văn Khang - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2018, 806 trang, khổ 10.5 x 18cm; đơn vị liên kết Công ty TNHH Văn hoá Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng).
Trong phần “Hướng dẫn cách sử dụng từ điển”, GS.TS Nguyễn Văn Khang cho biết: “Từ điển chính tả tiếng Việt” này được biên soạn dựa trên cách xử lí chính tả trong “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học” (Hoàng Phê chủ biên). Tuy nhiên, thực tế cho thấy GS.TS Nguyễn Văn Khang hoàn toàn không “xử lí chính tả” theo tài liệu đã nêu, mà “xử lí” theo cảm tính, hoặc căn cứ theo một nguồn tài liệu nào đó, dẫn đến rất nhiều sai sót. 

21 thg 6, 2020

TỪ “GẬY GỘC”, “GẬY GẠC”… ĐẾN “GHẾ GỐC”

"Gậy" và "gộc" - hung khí trong vụ án
dùng "gậy gộc", vỏ chai cố ý gây thương tích
cho người dân ở Văn Giang (2012) [*]
                Ảnh: Vietnamnet

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học – Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập và giải nghĩa:
-“GẬY GỘC dt. Đoạn tre, song, gỗ được coi như là một thứ vũ khí để đánh; gậy (nói khái quát). “Đám tuần lại vác gậy gộc xô ra cổng đình dẹp đường” (Nguyễn Đình Thi)”.
-“GẬY GẠC dt. (id.). Như gậy gộc. “Người chạy qua suối, với gậy gạc, nhảy như cào cào, trước một cái khung đại bác nghễu nghện” (Nguyễn Huy Tưởng)”.

10 thg 6, 2020

TRAO ĐỔI VỚI PGS.TS. HÀ QUANG NĂNG VỀ “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ SAI CHÍNH TẢ”

Biếm hoạ về cuốn từ điển chính tả sai chính tả trên báo Tuổi trẻ cười.

  HOÀNG TUẤN CÔNG

Sau bài viết “Từ điển chính tả sai chính tả” của tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công). PGS. TS. Hà Quang Năng có bài trả lời phỏng vấn báo “Người lao động”. Sau đây, tôi xin trao đổi lại từng điểm mà PGS. TS Hà Quang Năng đưa ra như sau:
1-Về “nguyên tắc” và “mục đích” của “Từ điển chính tả tiếng Việt”:

8 thg 6, 2020

“TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ” SAI CHÍNH TẢ! (kỳ 2)

Cuốn từ điển chính tả có nhiều sai sót nghiêm trọng
Ảnh: HTC

    HOÀNG TUẤN CÔNG


24-“TÁNG: táng gia bại sản”.
Viết đúng là “TÁN gia”. Vì “TÁN” là từ gốc Hán, có nghĩa tiêu tan, mất mát. Tán gia bại sản 散家敗 = gia đình tan nát, tài sản tiêu tan (Dị bản: khuynh gia bại sản - 傾家敗). Còn “TÁNG gia” 葬家 (hay “táng sư” 葬師), lại có nghĩa là thầy địa lý, thầy phong thuỷ (chọn huyệt cất mồ mả).

25-TRƯỜNG: xa trường”.
Viết đúng là “SA trường”. “Sa trường” 沙場 là từ Việt gốc Hán, trong đó “sa nghĩa gốc là “cát”, “bãi cát ven sông”. “SA trường” 沙場 = bãi cát bằng mà rộng, thường dùng để chỉ chiến trường.[K]

7 thg 6, 2020

“TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ” SAI CHÍNH TẢ! (kỳ 1)

Cuốn "từ điển chính tả" sai chính tả
                                 Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

Đó là cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” (PGS.TS. Hà Quang Năng chủ biên - Th.S Hà Thị Quế Hương - NBX Đại học Quốc gia Hà Nội - 2017). Sách có 718 trang, khổ 14,5 x 20,5cm, in 5000 cuốn, giá bìa 185.000đ; đơn vị liên kết và phát hành: Công ty TNHH 1 thành viên TM và DV Văn hoá Minh Long.
Mặc dù được Nhóm tác giả biên soạn khá công phu, nhưng sách vẫn mắc nhiều sai sót, lầm lẫn rất khó chấp nhận. Ví dụ: nhầm lẫn S với X; X với S; không phân biệt được D hay GI; TR hay CH; N hay NG; IN hay INH, C hay Q, IU hay ƯU, R hay GI, R hay D, ƯU hay IU… Nhầm lẫn giữa cách viết đã từng tồn tại, với chuẩn chính tả hiện hành; giữa từ đồng nghĩa với từ có hai dạng chính tả

31 thg 5, 2020

“NANH NỌC” KHÔNG PHẢI LÀ TỪ LÁY

Răng có nọc độc của rắn hổ mang chúa
Ảnh: VTC

HOÀNG TUẤN CÔNG

Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ-Hoàng Văn Hành Chủ biên) thu thập vài giải nghĩa: “nanh nọc tt. Đanh đá, hung ác và hiểm độc, thường lộ ra một cách đáng sợ. Con người gian ác, nanh nọc”.
          Tuy nhiên, “nanh nọc” là từ ghép đẳng lập. Theo đây, cả “nanh” và “nọc” đều có thể đứng độc lập: “nanh” là nanh vuốt (như: Có nanh có mỏ; Nhe nanh múa vuốt); “nọc” nghĩa là nọc độc (như Có nanh có nọc: Nọc người bằng mười nọc rắn); “Nanh nọc” là nanh sắc và nọc độc, chỉ sự hung ác, hiểm độc:
          -Từ điển tiếng Việt (Vietlex): “nanh • d. 1 răng sắc ở giữa răng cửa và răng hàm, dùng để xé thức ăn: răng nanh ~ nanh cá sấu ~ nanh lợn lòi ~ Con chó nhe nanh, chồm lên sủa dữ dội”;  nọc • d. chất độc do tuyến đặc biệt tiết ra ở một số động vật: nọc rắn”.

21 thg 5, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 24)


 
Dệt chiếu ở Quảng Xương - Thanh Hoá
                                  Ảnh: VOV
HOÀNG TUẤN PHỔ

Quê tôi có nghề dệt chiếu, nhưng lãi lời, công sá rẻ mạt, mỗi đôi chỉ được 5 đồng tiền cũng làm. Gọi là lá rụng góp nhóp, hay nói văn vẻ là “tích tiểu thành đại”.
Từ lúc lên năm, lên sáu, được cắp sách đi học, tôi đã biết nhận thức và ghi nhớ, không phải tất cả mà chỉ những gì ấn tượng sâu sắc nhất. Buổi tối nào các o, các chú tôi cũng phải làm chiếu. Kẻ xe đay, người dệt hoặc xay lúa, giã gạo, làm hàng xáo, kiếm nắm cám nuôi lợn, góp tiền bỏ ống để dành tiêu vào việc nên việc. Trong lúc đó, bà tôi chắp thừng, ông tôi xem sách không biết đến khi nào. Đối với tôi lúc ấy là khuya lắm.

29 thg 4, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 23)



Cây khế tái sinh từ gốc rễ
của cây khế mẹ trồng trước 1945
Ảnh: HTC
Mở đầu hồi ký này, tôi đã viết:
Năm 1953 đói vừa
Năm 1954 đói lắm…”
Từ năm 1955 thế nào?Năm 1955 bắt đầu có người chết đói!
Năm 1956 số người chết đói tăng thêm, tăng thêm mãi…
Kẻ xấu số không thuộc dân nghèo mà ngược đời, lại là địa chủ, phú nông…Chính họ bị cái đói đuổi ra khỏi làng để tha phương cầu thực, nói toạc móng giò, để đi ăn xin, ăn mày, đúng như lời dân gian xưa đã có câu:
Ăn mày là ai/Ăn mày là ta/Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày!

20 thg 4, 2020

CHẠY TRỜI KHÔNG KHỎI NẮNG (Kỳ 22)

Phong cảnh làng quê xã Quảng Hoà
Ảnh: HTC
        HOÀNG TUẤN PHỔ
                 (Kỳ 22)

Đến giờ phát cơm trưa, mỗi tù nhân một nắm không thể gọi là to và một nhúm muối trắng. Ít người có bát, phần nhiều cầm nắm cơm trên tay, bẻ ra ăn dần và chấm với muối trắng đựng trên mảnh lá đa khô do trại phát. Bụng tôi mặc dù đói cồn đói cào, cố gắng lắm cũng chỉ ăn hết nửa nắm cơm, còn nửa nắm cho anh Vinh. Anh ăn cơm tù đã quen nên xơi ngon cả nắm cơm. Anh Vinh chưa kịp ăn thêm đã thấy ông Ha mò lại tụt ngay quần ngồi xuống miệng nồi, hỏi nhỏ tôi:

28 thg 2, 2020

BÌNH LUẬN “CHẠY TỘI”?

Cuốn từ điển đạo văn 

HOÀNG TUẤN CÔNG

Thực ra không cần thiết phải viết riêng một bài chỉ để trả lời một bình luận. Tuy nhiên, xét thấy đây là cách nhìn nhận thiếu trung thực, ý đồ nguỵ biện nguy hiểm, có thể dọn đường hoặc gợi ý cho những kẻ đạo văn hợp lý hoá hành vi của mình, không chỉ trong trường hợp này mà còn nhiều trường hợp khác. Hy vọng kẻ nào lăm le trộm cắp bài trong Thư phòng sẽ đọc được những dòng này mà chùn tay.
                       TCTP

Trong phần bình luận bài “Cộng tác viên báo Người Lao Động lật tẩy nhóm đạo văn đểlàm từ điển” trên báo NLĐ, đáng chú ý có hai ý kiến sau đây:
1.Trí Dũng Đặng (14:45 28/02/2020):
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao ... là của chung của người Việt Nam, hiểu và giải thích các tục ngữ, thành ngữ, ca dao ... này cũng tương đối giống nhau, có khác chăng là ngữ cảnh vùng miền làm người đọc, người nghe nói chệch đi, hiểu khác đi một ít. Nhưng nhìn chung về ý tứ thì không hề khác nhau. Từ đó không thể nói vấn đề này của riêng ai được”.

18 thg 2, 2020

ĂN CẮP TƯ LIỆU ĐỂ BIÊN SOẠN TỪ ĐIỂN

Từ điển của Nhóm tác giả
Dương Thị Dung-Đặng Thuý Hằng
Nguyễn Thảo Nguyên
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN CÔNG


Chiều nay (18/2/2020), tôi ghé qua Nhà sách Việt Lý (TP Thanh Hoá), xem sách vở có gì mới không, thì bắt gặp cuốn từ điển dày dặn, gần ngàn trang, có tên “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-2019; đơn vị liên kết và phát hành Công ty TNHH 1 thành viên TM&DV văn hoá Minh Long.
Sách 902 trang, in 3000 cuốn, khổ 14,5x20,5, in xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2019; giá bìa 230.000đ.
Không phải mất nhiều thời gian. Sau khi lật giở nhanh một số mục, tôi đã phát hiện ngay Nhóm tác giả DƯƠNG THỊ DUNG-ĐẶNG THUÝ HẰNG-NGUYỄN THẢO NGUYÊN đã đánh cắp, sao chép rất nhiều cách giải thích công phu, độc đáo, lần đầu tiên được công bố của tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) trong khoảng thời gian gần 10 năm qua.

12 thg 2, 2020

PHIẾM CHUỘT PHÚ

Minh hoạ năm Canh Tý-2020
Tranh: Trần Viết Thục (FB Thuc Tran)
             CAO BỒI GIÀ
           
Đón Xuân Canh Tý, bác Cao Bồi Già gửi tới Thư Phòng bài "Phiếm chuột phú"-một bài viết công phu, thú vị, không chỉ thể hiện khả năng diễn đạt và ngôn ngữ phong phú của tác giả, mà còn là kiến văn sâu rộng về loài chuột trong muôn mặt đời sống. Có thể nói, không gì dính dáng tới "ông Tý" mà không được luận bàn.
Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc và xin gửi lời cảm ơn tới bác Cao Bồi Già.
                                    TCTP

31 thg 1, 2020

XUÂN CANH TÝ NHỚ XUÂN GIÁP TÝ

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ đang ký tặng
sách "Tinh hoa văn hoá xứ Thanh" mới xuất bản
(Hoàng Tuấn Phổ - NXB Thanh Hoá, 12-2019)
Ảnh: HTC

HOÀNG TUẤN PHỔ

TCTP: Bạn đọc theo dõi Tuấn Công Thư phòng hẳn đã đọc bài "Nhớ một Tết độc lập buồn và ba mươi năm bài thơ chống Đảng" đăng trên TCTP năm 2014. Nay, nhân năm Canh Tý, TCTP xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết "Xuân Canh Tý nhớ Xuân Giáp Tý" của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ, nhớ lại vụ án văn chương cách đây 36 năm ở xứ Thanh.

Dân gian Việt Nam có câu “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”! Để làm gì? Để làm bài học cho suốt cuộc đời mình, sao để tránh được đòn, khỏi bị bị đòn, không bao giờ còn phải ăn đòn nào. Buồn thay! Ở đời, không thứ đòn nào giống đòn nào.

29 thg 1, 2020

Hát đúm ghẹo CHÈO THUYỀN BẮT ỐC

Đầm Chuồn (Huế)
Ảnh: Hương Lan

HOÀNG TUẤN PHỔ


Người nông dân nghèo xứ Thanh thời trước quanh năm làm bạn với con cua cái ốc. Số phận họ hầu như gắn liền với đời cua ốc: “Số khó làm chẳng nên giàu, bắt ốc nước lớn hái rau lở bờ!”.

14 thg 1, 2020

“MỒ CHẲNG CHỐI, NÓI DỐI CHO MỒ”

Sự yên tĩnh vĩnh hằng
                                      Tranh: Levitan

    HOÀNG TUẤN CÔNG


Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương-NXB Tổng hợp TP, HCM-2010) đưa ra dị bản: “Mồ chẳng DỐI, nói dối cho mồ: Mồ vốn chẳng biết nói dối (nên đám thầy địa lý rởm) mới có cơ nói dối thay cho các nấm mồ. Hay dùng để nhắc mọi người chớ có vội tin lời của đám thầy địa lý rởm (vì đó chỉ là những lời nói dối để moi tiền)”.

4 thg 1, 2020

TỪ “PHỒN SINH” TỚI “BÓNG ĐÈ”, NGHĨ ĐẾN HIỆN TƯỢNG ĐỘC QUYỀN CHỮ NGHĨA

Tranh minh hoạ về hiện tượng "bóng đè"
Nguồn: st

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong bài “Đỗ Hoàng Diệu nói gì về phim ‘Bóng đè’ trùng với tên tác phẩm của mình?” (Tiền Phong - 24/12/2019), Đỗ Hoàng Diệu cho biết “Tin đấy dập vào mặt tôi còn rát hơn cả tuyết”. 

3 thg 12, 2019

“CHỞ” TRONG TỪ “CHE CHỞ” NGHĨA LÀ GÌ?

Bài "Trường ca hành" của Lý Bí
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong bài “Nên xem ‘che chở’ là từ láy hay từ ghép” (nguvanthcs.wordpreess.com), ThS. Lê Bá Miên, Khoa Ngữ văn - ĐHSP 2 - Xuân Hòa - Mê Linh - Vĩnh Phúc cho rằng: “chở” chẳng qua chỉ là sự biến dạng của “che”. Tác giả cho biết:

11 thg 11, 2019

VÌ SAO "CHỚ ĐÁNH RẮN TRONG HANG"?

Rắn hổ mang
Ảnh: ST
            HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên núi”. Các nhà biên soạn từ điển giải thích và dẫn thêm nhiều dị bản đồng nghĩa:
-“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung-Vũ Thuý Anh-Vũ Quang Hào): “Chớ đánh rắn trong hang, chớ đánh đại bàng trên mây [Chớ khua tổ kiến trên cây, chớ đánh cáo cầy ngoài nội]. Không nên đánh kẻ thù khi chúng đang ở thế thuận lợi”.