26 thg 6, 2015

Thêm một vụ đột nhập Tuấn Công thư phòng

         
       HOÀNG TUẤN CÔNG

Báo “Người Lao Động” số ra các ngày 15 và 16/6/2015, đăng bài “Văn mẫuđầy…sạn” của Hoàng Tuấn Công (Bản đầy đủ “Bốn Thạc sĩ văn học và những bàivăn mẫu đầy sạn” ngay sau đó đăng trên Blog Tuấn Công thư phòng). Bài viết chỉ ra những sai sót nghiêm trọng trong hai tập sách “Những bài tập làm văn mẫu lớp 8” (NXB Văn hóa thông tin tái bản lần 2) của Nhóm 4 Thạc sĩ: Trương Thị Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Đào Thị Thủy, Nguyễn Thị Dậu.

17 thg 6, 2015

4 Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn (Kỳ 2)


Hoàng Tuấn Công

Trong phần I của bài viết chúng tôi đã chỉ ra những  sai sót nghiêm trọng của Nhóm soạn giả khi biên soạn bài thuyết minh về con trâu và cây lúa. Có bạn đọc sẽ nghĩ rằng: sinh học không phải là địa hạt của các Thạc sĩ văn học, bởi vậy, nhóm soạn giả khó tránh khỏi sai sót, chúng ta nên thông cảm. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Khả năng cảm nhận, phân tích, hành văn của Nhóm soạn giả cũng có nhiều điều đáng nói. Ví dụ bài thơ "Nhớ rừng", đoạn con hổ hồi tưởng về những tháng ngày tự do:

ĐỨC DÀI, ĐỨC NGẮN

Sự thật về cuộc "Cải cách cây xanh" của Hà Nội

Ảnh: Sưu tầm trên Internet
        Hoàng Tuấn Công

Sau cơn lốc kinh hoàng gây nhiều thiệt hại ở Thủ đô chiều 13/6/2015, báo Hà nội mới  có bài “Từ một cơn giông nghĩ về chủtrương đúng” của tác giả Trường Đức. Dưới cái nhìn của tác giả bài báo, dường như chính những người lên tiếng phản đối chặt phá cây xanh (dạo tháng 3/2015) và bản thân những hàng cây hãy còn rợp bóng mát Thủ đô mấy ngày hôm trước mới là thủ phạm gây ra thiệt hại: Cơn dông lốc bất ngờ xảy ra chiều 13-6 ở Hà Nội đã gây không ít thiệt hại về người và tài sản. Điều đáng nói là những thiệt hại đáng kể nhất không phải do mưa dông trực tiếp gây ra mà do… cây đổ."

16 thg 6, 2015

Bốn Thạc sĩ văn học và những bài văn mẫu đầy sạn (Kỳ 1)

          
          HOÀNG TUẤN CÔNG
               

                  Kỳ I
Sách “Những bài làm văn mẫu" lớp 8 của Nhóm tác giả: ThS Trương Thị Hằng-ThS Nguyễn Thị Tuyết Nhung-ThS Đào Thị Thủy-ThS Nguyễn Thị Dậu. Sách có 2 tập, tái bản lần 2, do NXB Văn hóa thông tin ấn hành quý II và III năm 2014. Trong “Lời nói đầu”, Nhóm tác giả cho biết: "Có thể nói, mục đích cao nhất của cuốn sách này là hướng tới làm sáng rõ các vấn đề văn chương trong chương trình Ngữ văn 8 và gợi ý cách thức làm các dạng bài tập làm văn cho các em. Trọng tâm vẫn là phương pháp làm bài. Đọc một bài văn mẫu là để tìm ra hướng giải quyết một bài làm nào đó hay cách làm các dạng bài tương tự."

10 thg 6, 2015

AM TIÊN núi NƯA

           HOÀNG TUẤN PHỔ
Trên đỉnh ngàn Nưa

Trong thư gửi bạn đồng tâm, đồng chí, nhà yêu nước và cách mạng Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền giới thiệu danh sơn núi Nưa: "Ở phía tây nam Hạc Thành (TP Thanh Hóa) có dãy núi đẹp, cao tột trời, cây cối rậm rạp, đó là núi Nưa...". Nguyễn Thượng Hiền là con trai danh sĩ Nguyễn Thượng Phiên, quê quán Hà Đông. Ông Phiên thích cảnh trí núi Nưa, đã dựng một ngôi nhà để nghỉ ngơi, nuôi dưỡng tâm hồn. 

17 thg 5, 2015

"QUẠ ĂN DƯA BẮT CÒ DÃI NẮNG" là sao?

                                                         HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng”. Nghĩa bóng được một số cuốn Từ điển giải thích như sau:  
-“Từ điển tiếng Việt” (Ban biên soạn chuyên từ điển New Era): “Câu này nói đến lối xử kiện không công bằng của một số quan lại ngày xưa: kẻ có tội thì không phạt, lại phạt oan uổng người vô tội.”
-“Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân) Ý nói: bắt người vô tội chịu hình phạt thay người có tội.”
 -“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào):  x.Quýt làm cam chịu.” Câu “Quýt làm cam chịu” được sách này giải thích: “Kẻ gây lầm lỗi để người khác gần gũi phải oan uổng, gánh chịu hậu quả. [Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn; Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu; Quạ ăn dưa bắt cò dãi nắng]
-“Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Quạ muốn ăn dưa nhưng lại bắt cò phải dãi nắng (để kiếm dưa về cho mình). Hay dùng với ẩn ý: nh. Kẻ ăn  rươi, người chịu bão. 

         Câu “Kẻ ăn rươi người chịu bão” được Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: Kẻ muốn ăn rươi nhưng lại bắt người khác phải dầm mưa bão để vớt về cho mình. Hay dùng với ẩn ý: nh. Ngồi mát ăn bát vàng.”

2 thg 5, 2015

MỘT NGÔI SAO, HAY KHÔNG CÓ SAO?

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ: "Một ngôi sao, một ao nước".

Sách “Tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Chu Xuân Diên-Lương Văn Đang-Phương Tri-NXBKhoa học xã hội-1975) ghi nhận câu tục ngữ này nhưng không giải thích, vì mục đích của sách chỉ là sưu tầm, tập hợp. Bởi vậy chúng ta không biết câu tục ngữ được nhóm tác giả hiểu như thế nào.

18 thg 4, 2015

BÀI PHÚ CAO BỒI GIÀ GỬI TUẤN CÔNG THƯ PHÒNG

                  Tuấn Công Thư phòng

         
              Saigon ngày 17-04-2015

          Kính gửi anh Hoàng Tuấn Công

          Tôi không phải nhà văn, nhà thơ chi hết, nhưng vốn yêu thích thơ văn, ca dao tục ngữ nên cũng  hay viết lách  cho thỏa lòng mê say. Tôi biết đến Thư phòng của anh tình cờ qua trang Quê Choa.Thật thú vị khi được đọc những bài viết của  anh, mang  tính chất lý luận phản biện  chuyên nghiệp, thật sắc sảo, cẩn trọng và có tâm. Là độc giả ngưỡng mộ anh nên cũng muốn giao lưu cùng anh. Nhân đọc các bài anh mới viết về các câu đối của GS Vũ Khiêu, tôi có viết  bài Phú xin gửi anh đọc thư giãn. Chỉ là kẻ tay ngang nên tôi lấy bút danh  Cao Bồi Già, vì xét mình chỉ như một gã Cao Bồi già hết thời dạo quanh đồng cỏ. Mời anh ghé thăm trang nhà Đường Thi Quán tại: http://thocaoboigia.blogspot.com
 Có gì còn non kém xin anh chỉ giáo, Cảm ơn và chúc anh sức khỏe  an lành.

9 thg 4, 2015

VỀ MỘT SỐ ĐÔI CÂU ĐỐI GS VŨ KHIÊU SOẠN CHO THANH HÓA (Phần II)

AHLĐ, GS Vũ Khiêu

      Hoàng Tuấn Công

Sau khi đăng Phần I, bạn đọc phát hiện có ít nhất 9 cá nhân, tập thể, đơn vị, địa phương, đền đài,..; nam, phụ, lão, ấu,...; kẻ sống, người chết; anh hùng, lãnh tụ...;đất liền, hải đảo...(nhận xét của TS Nguyễn Xuân Diện) được GS Vũ Khiêu tặng và hiện đang sở hữu đôi câu đối “Thu hết tinh hoa kim cổ lại, Xây cao văn hiến nước non này”, (tùy người, tùy nơi có sáng tạo, thay đổi một vài chữ ).
 .
Có bạn đọc lại hỏi, phải chăng GS Vũ Khiêu đã dựa vào ý tứ đôi câu đối của vua Lê Thánh tông tặng người làm nghề hót phân:

5 thg 4, 2015

"VIỆT VỊ" HAY "LIỆT VỊ"?

  Hoàng Tuấn Công

Có những điều ta tưởng ai cũng hiểu, chẳng cần bàn cãi gì thêm nữa. Tuy nhiên, đôi khi thực tế lại không hẳn như vậy. Tôi nghiệm mỗi khi có trận bóng đá trực tiếp (đặc biệt là có đội tuyển Việt Nam thi đấu), số lượng bạn đọc truy cập bài “Trước giờ bónglăn, “việt vị” hay “liệt vị” trên Tuấn Công Thư phòng (đăng từ hồi chuẩn bị khai mạc World Cup 2014) lại tăng lên. Phần lớn bạn đọc đều gõ các từ khóa “việt vị hay liệt vị”, “lỗi việt vị hay liệt vị”...để tìm hiểu. Nay nhân bạn Nguyễn Trung Thành (FB Nguyễn Trung Thành) nhắn hỏi "Việt vị đúng hay liệt vị đúng?", TCTP xin tóm tắt, đăng lại bài viết cũ, gửi tới bạn Trung Thành và bạn đọc.

3 thg 4, 2015

QUẠT QUAY CHO BÕ LÚC CHĂN ĐÈ!

       Hoàng Tuấn Công


Vào hè năm 1986, bác Chính Phong Lê Nhật Duy, Lương y-Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa, (nay đã mất) gửi cho Cao Đăng (Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Tuy nhiên Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa. 

2 thg 4, 2015

Thời của hai chữ “đạo văn”

    Hoàng Tuấn Công

“Đạo văn” là gì?

Chữ Hán [đạo] cổ văn vẽ hình người đang nhỏ nước dãi, cúi nhìn cái liễn đựng thức ăn vẻ thèm muốn, nghĩa gốc là trộm cắp.[1] "Thuyết văn giải tự":-私利物也 [đạo-tư lợi vật dã] (đạo nghĩa là [lấy] vật làm lợi riêng). "Hán Việt từ điển"-Đào Duy Anh giải nghĩa: Đạo : lấy trộm của người. Lấy cái vật mình không đáng được lấy”. "Hán Việt tự điển"-Thiều Chửu: Đạo : Ăn trộm ăn cắp, cái gì không phải của mình mà mình lấy đều gọi là đạo cả.” ...

30 thg 3, 2015

Về một số đôi câu đối GS Vũ Khiêu soạn cho Thanh Hóa

GS Vũ Khiêu đọc Văn bia do chính mình biên soạn
tại Văn Miếu Trấn Biên-Ảnh: Báo Đồng Nai

  Hoàng Tuấn Công

Thời gian qua, bạn đọc gửi đến Tuấn Công Thư phòng khá nhiều câu đối, chúc văn, văn bia,... do GS Vũ Khiêu đề tặng khắp Bắc-Trung-Nam. Đến "vụ" GS Vũ Khiêu tặng câu đối cho hoa hậu “Trí như bạch tuyết...” lại càng thêm nhiều thư từ, tin nhắn, điện thoại. Đáng chú ý có thư của một cán bộ Văn hóa xứ Thanh (đề nghị giấu tên, xin được gọi là ông VH) gửi đến (ngày 16/1/2015-tức trước Tết Nguyên đán Ất Mùi), kèm ảnh chụp bản thảo phô tô có chữ ký của GS AHLĐ Vũ Khiêu.

27 thg 3, 2015

Thơ Đường “Hai Lúa” gửi Tuấn Công Thư phòng

"Hai lúa" Nguyễn Huy Vụ

Ảnh lấy từ nguyenhuyvu62@gmail.com

         Hoàng  Tuấn Công  


Nguyễn Huy Vụ là độc giả của Tuấn Công Thư phòng. Trong một bức thư gửi TCTP ngày 13 tháng 10 năm 2014, ông viết:
“...Tôi là kẻ quê mùa chậm lụt, mãi gần đây mới biết trang của TC. Thú thật tôi rất ngưỡng mộ các bài viết và  đi hết  bất ngờ này đến bất ngờ khác, dù tới nay tôi vẫn chưa có tg để đọc hết các bài. Nếu không phải là người (...)  có tấm lòng yêu  chân thiên mĩ, yêu dân tộc thì không thể viết lên được. 

24 thg 3, 2015

Phải chăng ông Nguyễn Lân Hùng đang bào chữa và cổ vũ cho việc phá hoại cây xanh Thủ đô?

Hoàng Tuấn Công

Ông Nguyễn Lân Hùng-Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam-người nổi tiếng với việc tuyên truyền, hướng dẫn nông dân làm kinh tế phong trào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách và tài liệu kỹ thuật nuôi giun, dế, dúi, đến nhím, kỳ đà, ếch nhái, ba ba, rắn mối, cầy hương,...

8 thg 2, 2015

NHỚ BẾP TRANH NGÀY TẾT

HOÀNG TUẤN CÔNG

So với Tết xưa, Tết nay đã khác đi nhiều. Bao nhiêu phong vị Tết (dẫu toàn thứ không ăn được) đã một đi không trở lại. Những cái không ăn được, chỉ cảm thấy được ấy ta vẫn quen gọi là không khí tết. Ví  như “không khí” từ cái bếp tranh xưa nồng nàn khói lam và ấm áp sắc màu, mùi vị Tết…

4 thg 2, 2015

CÂY KHẾ NGỌT của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ





   Sau hàng chục năm cơm niêu nước lọ, tá túc ở khu tập thể
   Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Ông Bà Phổ về quê 
   ở  làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa


3 thg 2, 2015

Bói thơ tiên, tìm được kẻ trộm dê

            HOÀNG TUẤN PHỔ


Trong xã hội cũ, giới hành nghề mê tín, ngoài thầy bói, thầy cúng, ông đồng, bà cốt...còn có ông tiên. “Ông tiên” này không phải là nhà tu hành thuộc phái đạo gia của Lão giáo. Ông cũng là người thường, có gia đình, vợ con, sống với gia đình, vợ con, nhưng được các vị tiên thánh trên trời ứng nhập để cứu nhân độ thế. Trong con người này có lúc là tiên thánh, tiên sư; khi tiên thánh, tiên sư ứng nhập, nếu không ông chẳng khác chi kẻ phàm trần. Trong nhà ông lập điện thờ ba vị tam tôn: Nguyên Thủy thiên tôn (Ngọc Hoàng thượng đế), Đạo Đức thiên tôn (Thái Thượng Lão Quân), Huyền Thiên Thượng đế (Huyền Vũ). Có khi thờ thêm Trương Đạo Lăng, giáo chủ Đạo giáo (Lão giáo). Tuy là “đệ tử” Đạo giáo, “ông tiên” không luyện thuốc trường sinh (Đan đỉnh phái) lại thiên dùng phù chú chữa bệnh (Pháp lục phái). “Ông tiên” còn một kiểu hành nghề khá đặc biệt: “bói thơ tiên”, dùng văn chương bác học để diễn đạt lời truyền dạy của tiên thánh, đối với tín chủ có lòng thành cầu xin bề trên chỉ bảo.

26 thg 1, 2015

Tại sao lại “ĐÓI GIỖ CHA, NO BA NGÀY TẾT”?

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cái ý “No ba ngày Tết” thì hầu như ai cũng hiểu. Tuy nhiên vấn đề khó hiểu và gây tranh cãi tại sao lại “đói giỗ cha” hoặc “đói ngày giỗ cha”?

2 thg 12, 2014

Vài lời nhân Từ điển của GS Nguyễn Lân được NXB Văn học tái bản


 Hoàng Tuấn Công


Hai bản inTừ điển (bìa trắng+vàng) của
GS Nguyễn Lân mới tái bản (2014)
NXB Văn học vừa tái bản “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân-một cuốn sách có những sai lầm mang tính hệ thống. Số lượng tái bản (năm 2014) tới 4 ngàn cuốn, chia cho hai Nhà sách.
Điều này có thể bất ngờ đối với nhiều bạn đọc từng biết đến sai sót của cuốn sách, nhưng với chúng tôi thì không!

Trong bài Wikipedia đã sửa đổi gì mục từ Nguyễn Lân đăng ngày 29/6/2014 tôi đã viết: 
"Hiện nay các cuốn từ điển nhiều sai sót của GS Nguyễn Lân vẫn đang được bày bán rộng rãi tại các Nhà sách lớn trong toàn quốc. Dường như không có ai để ý hay chịu trách nhiệm gì về nó. Do đó, để ngày càng có nhiều độc giả nhận biết, không tiền mất tật mang vì các cuốn từ điển “có hại cho tiếng Việt” này, sự thật cần được tiếp tục lên tiếng.