11 thg 9, 2013

ĐÁNH BẪY CÒ BỢ


                      Hoàng Tuấn Phổ
Cò bợ
                                 Ảnh: Wikipedia
Nếu đứng cạnh bên nhau, cò bợ với cò trắng khác nào cú với tiên. Cò trắng toàn màu trắng muốt, một hình ảnh đẹp tuyệt của đồng quê, trong khi cò bợ với bộ xống áo lem nhem những nét vẽ vụng về của tạo hóa. Nhưng thịt cò bợ ngon hơn cò trắng. Vì thế ở nông thôn có nghề đánh bẫy cò bợ.
Tại những nơi cư trú của cò trắng, ít thấy cò bợ ở chen lẫn. Có chăng, dăm ba con cò bợ ngủ trọ trong thời gian lang thang phiêu bạt kiếm sống.

XÔI NẾP HÀ TRUNG

                                Hoàng Tuấn Phổ

Hoàng đế Duy Tân (1900-1915) là ông vua yêu nước. Mặc dù bị Pháp theo dõi rất chặt, ông vẫn bí mật liên lạc với hai chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, tổ chức một cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ. Việc lớn thất bại, vua Duy Tân bị  bắt cùng các chiến sĩ ái quốc. Triều đình Huế vâng lệnh chính quyền thực dân xét xử. Dụng ý Hồ Đắc Trung (người Thừa Thiên) muốn gỡ tội cho vua Duy Tân, làm án trình lên, trong đó có câu: “Hà Trung mạch phạn, Ngự lĩnh kê thang, thừa dư chỉ thử phong trần, giai thử bối chi vi nghiệt dã”. Nghĩa là: xôi nếp Hà Trung, cháo gà núi Ngự, nhà vua chưa đủ sung sướng hay sao mà còn phải dấn thân vào chốn phong trần, chẳng qua do bọn kia gây ra cả!

          Kết cục, món xôi nếp Hà Trung - đất thang mộc ấp của nhà Nguyễn ở Thanh Hóa,  và cháo gà núi Ngự (Huế) không cứu được vua Duy Tân thoát khỏi tù đày, nhưng riêng xôi nếp Hà Trung đã nổi danh, càng lừng tiếng thơm.

10 thg 9, 2013

Ai làm hỏng di sản tục ngữ, Hay là những sai lầm của Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương trong Từ điển tục ngữ Việt

Hoàng Tuấn Công

(Xin lỗi độc giả, bài viết tạm gỡ xuống để nâng cấp. Mong độc giả thông cảm)






Trong bài “Giới 8X, 9X với di sản tục ngữ” trên báo Lao động cuối tuần (số 10-8/3/2013) Nhà ngữ học, TS Nguyễn Đức Dương viết: “Không ít ý kiến cho rằng giới trẻ ở độ tuổi 8X, 9X ngày nay đang quá thờ ơ với tục ngữ [TN]. Một cô giáo dạy văn ở THCS tôi quen đã không chia sẻ nhận định ấy, mà thậm chí còn gay gắt bác lại. Theo cô, các em chỉ thờ ơ khi chưa thấu hiểu nội dung thôi, chứ một khi đã nắm được rồi, các em còn tỏ ra thích thú là đằng khác”.

6 thg 9, 2013

VỀ ĐẠO TU TIÊN Ở THANH HOÁ Nhân đọc "Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh"(1)


                                                                                                               Hoàng Tuấn Công

Phía trước động Hồ Công
Viết về đạo tu tiên ở Thanh Hoá, sách "Khảo sát văn hoá làng xứ Thanh" cho rằng: "Thanh Hoá hiện nay còn một số dấu vết đạo tu tiên khá rõ nét trong các làng quê. Các dấu vết còn lại, chứng tỏ đạo tu tiên đã một thời hoạt động rất tích cực ở xứ Thanh và có những tác động rõ rệt
tới văn hoá làng. Để chứng minh, tác giả cuốn sách căn cứ vào các địa danh "Quán" làm cứ liệu quan trọng: "Trước hết ở khắp các làng Thanh Hoá còn nhiều địa danh mang
tên quán: Quán Chua, Quán Trổ, Quán Giắt, Quán Cháo, Quán Nam... Cũng có người

"THIÊN TÀI NGUYỄN DU" HAY TẬN CÙNG CỦA SỰ DUNG TỤC ?



                             Hoàng Tuấn Công

Minh họa đóa trà mi của PTHT, trong đó có
một cánh hoa biểu tượng cho "âm hộ" nàng Kiều.
Vụ KS Đỗ Minh Xuân sửa Truyện Kiều gây phẫn nộ cho nhiều người. Tuy nhiên theo tôi, dù ông Xuân sửa 1 ngàn hay đến 10 ngàn từ thì “Truyện Kiều” nguyên tác của Nguyễn Du vẫn còn đó. Còn bản “Kiều” mà ông ĐMX “độ lại”, lúc “trà dư tửu hậu” cùng đem pha trò cũng vui đáo để…Thế nhưng, với những người mang danh Nhà nghiên cứu “Truyện Kiều” mà lại công bố trên Tạp chí chuyên ngành những phát hiện kiểu như “Trà mi thường được sử dụng trong văn thơ để tỉ dụ người con gái đẹp, nhưng để chỉ âm hộ của người phụ nữ thì ít ai như Nguyễn Du”thì quả là đáng sợ…

Trên tạp chí “Ngôn ngữ”-Viện ngôn ngữ học số 11-2007 (hiện đăng trên ngonngu.net và se.ctu.edu.vn) có bài “Những liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa trong Truyện Kiều-Nguyễn Du” của Phan Thị Huyền Trang. Bài viết đã táo bạo mở ra hướng tiếp cận, khám phá cái mới trong  vườn hoa ngôn ngữ của Truyện Kiều-mảnh vườn mà nhiều nhà “Kiều học”, nhiều “tín đồ” của ngôi đền thơ “Đoạn trường tân thanh” đã cày xới, chăm sóc rất kỹ ngót mấy trăm năm qua.

Theo Phan Thị Huyền Trang thì “dưới cách tiếp cận ngôn ngữ-văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm”.

5 thg 9, 2013

“THÀNH NGỮ CÁCH NGÔN GỐC HÁN”- CUỐN SÁCH DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG CÓ NHIỀU SAI SÓT

Hoàng Tuấn Công

Trong một nhà sách tự chọn ở Thành phố Thanh Hoá, tôi tìm thấy cuốn “Thành ngữ cách ngôn gốc Hán” của Nguyễn Văn Bảo-Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội-1999. Sách tập hợp 725 câu thành ngữ cách ngôn thường dùng, với nhiều tên tuổi, học vị đáng nể xuất hiện trong phần giới thiệu, hiệu đính. Tuy nhiên, khi về nhà, có thời gian xem lại, tôi ngạc nhiên bởi cuốn sách có quá nhiều sai sót, non kém. Việc giải thích nhiều thành ngữ chứng tỏ tác giả chỉ hiểu lờ mờ, nên dịch sai, dùng sai...Thậm chí tôi có cảm tưởng chính tác giả cũng không hiểu thành ngữ nói gì nhưng vẫn giải thích bừa. Xin liệt kê sự sai sót làm mấy loại: