29 thg 3, 2023

“XÁN LẠN”, “SÁN LẠN”, “SÁNG LẠN”, HAY “SÁNG LẠNG”?

 

Ảnh minh hoạ; ST
       HOÀNG TUẤN CÔNG
    

Cả hai cuốn sách Từ điển chính tả tiếng Việt phổ thông (Nguyễn Văn Khang – NXB Khoa học Xã hội - 2003) và Từ điển chính tả tiếng Việt (Nguyễn Văn Khang – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2018), đều hướng dẫn phải viết sán lạn mới đúng.

“DÙI MÀI” VÀ “MÀI DÙI”

 

Ma chử thành châm
Tranh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG


Trai thời đọc sách ngâm nga,

Dùi mài kinh sử để chờ đại khoa.

(Cdao)

Ba đông đèn sách dùi mài,

Phạm Công nào đã biết ai có tình!

    (Phạm Công Cúc Hoa)

         Vì sao lại nói Dùi mài kinh sử?

16 thg 3, 2023

“KHÚC CHIẾT” HAY “KHÚC TRIẾT”?

Ba Sơn - dãy núi khúc chiết hình chữ ba 
Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG
     

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên-Trung tâm Từ điển học Vietlex – NXB Đà Nẵng - Bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt) thu thập và giải nghĩa:

 khúc chiết 曲折 t. 1 [cũ, ít dùng] quanh co, không thẳng. lựa lời khúc chiết để chối quanh; 2 [cách diễn đạt] có từng đoạn, từng ý, rành mạch và gãy gọn. lời văn khúc chiết ~ “Giọng rõ ràng, khúc chiết, thầy nói đến đâu dẫn ra sự việc chứng minh đến đấy.” (Đoàn Giỏi).

13 thg 3, 2023

“NUÔI BÁO CÔ” CÓ PHẢI LÀ NUÔI “BÀ CÔ”?

                     HOÀNG TUẤN CÔNG

Minh hoạ của Petrotimes

 

     “Trong ngôn ngữ dân gian, báo cô hay nuôi báo cô có nghĩa là nuôi người chỉ ăn hại, không giúp ích được gì. Trong gia đình, dòng họ, dù bị lên án là đồ báo cô nghĩa là kẻ vô tích sự nhưng không thể vất đi như một món đồ hư hỏng, thủng bẹp. Gia đình ấy, dòng họ ấy kể cả những bậc cha già, mẹ héo hoàn cảnh cơ hàn vẫn phải nuôi báo cô kẻ ấy…” (Bao giờ hết…báo cô? - petrotimes.vn - 2015).

        Vì sao lại gọi là “nuôi báo cô”?