26 thg 8, 2014

Chuyện như đùa của “Em là Hải Lý” và báo Đất Việt

Hình ảnh báo Đất Việt trên Lều báo.vn
         Hoàng Tuấn Công

Sau khi đăng bài "Đả thảo kinh xà và màn Kim thiền thoát xác của báo Đất Việt", Tuấn Công thư phòng nhận được một phản hồi như sau:
 Em là Hải Lý, người ký tên dưới bài viết đăng trên báo Đất Việt. Em mới là sinh viên thực tập nên nhiều vấn đề về làm báo còn chưa hiểu rõ hết. Em đọc được bài báo của Blog Tuấn Công Thư Phòng trên leubao.vn và chỉ đơn giản nghĩ là "mượn" những lý lẽ của tác giả trong phần chỉ ra sự ngụy tạo của bài văn, còn phần bình luận phía sau là chỉ đơn thuần hướng đến sự hưởng ứng của mạng xã hội gây nên tình trạng những trò nhảm nhí, vô bổ được chia sẻ tràn lan.

25 thg 8, 2014

Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào? (phần cuối)

Hoàng Tuấn Công

Làm sách khảo cứu, biên soạn cũng giống như dựng một ngôi nhà. Với tư cách tác giả, người ta phải một mình làm tất cả. Từ chuyện lo vật liệu đến thiết kế, thi công, giám sát kỹ thuật... Muốn cho ngôi nhà vừa có kiểu dáng độc đáo của riêng mình, vừa hội tụ được tinh hoa kiến trúc của thiên hạ, giá trị sử dụng cao, cha đẻ của nó phải đi tham khảo nhiều công trình khác nhằm kế thừa cái hay, cái đúng; tránh cái dở, cái sai của người đi trước.

20 thg 8, 2014

Vài cảm nhận về "Tuấn Công thư phòng"


Bọn trẻ chơi Đố chữ ở Thư phòng (Ảnh TC)

      Trần Đức Anh

Đến 5/9/2014 sẽ tròn 1 năm ngày TCTP ra đời và đăng bài viết đầu tiên. Tình cờ nhận được bài viết của độc giả quen thuộc: Trần Đức Anh-Giảng viên khoa Toán-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. TCTP chân thành cảm ơn và xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc. 

18 thg 8, 2014

“Đả thảo kinh xà” và màn “Kim thiền thoát xác” của Báo Đất Việt

       Hoàng Tuấn Công
         Ngày 8/8/2014 Blog Tuấn Công Thư Phòng có bài viết "Sự ngụy tạo ác ý trong "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa", ký tên Huỳnh Cống Tuân. Sau đó, bài này được đăng trên Quê Choa với bút danh Đoài Thôn Nhân.

12 thg 8, 2014

Nguyễn Cừ đã “Giải Nghĩa Tục Ngữ Việt Nam” như thế nào ? (phần III)


           Hoàng Tuấn Công



Ngoài “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”, Nguyễn Cừ còn là tác giả của “Tuyển tập tục ngữ-ca dao Việt Nam” (NXB Văn học); “Tục ngữ Việt Nam” (NXB Văn học) và là đồng tác giả của “Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam” (trọn bộ 7 tập-NX Giáo Dục). Như vậy, Nguyễn Cừ là người có nhiều kinh nghiệm và lợi thế trong việc lựa chọn các đơn vị tục ngữ Việt Nam để đưa vào “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam”.

8 thg 8, 2014

Sự nguỵ tạo ác ý trong “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa”


                    Huỳnh Cống Tuân

        Mấy ngày qua, các trang mạng xã hội xôn xao bàn tán, chia sẻ “Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa.” Nhiều báo điện tử tên tuổi và các trang mạng khác cũng đã đăng lại như: “Đời sống pháp luật (Cơ quan Trung ương Hội Luật gia Việt Nam), “ Báo Đất Việt”(Diễn đàn của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam), v.v...Sau đây là nguyên văn được đăng trên “Báo Đất Việt” :

6 thg 8, 2014

Nguồn gốc, ý nghĩa tang lễ người Việt (kỳ II)

II. HỒN PHÁCH VÀ SINH TỬ

Hoàng Tuấn Phổ

Theo quan niệm thông thường, người ta ai cũng có hồn phách, khi chết, phách bị tiêu tan cùng thể xác, chỉ còn hồn không thể mất. “Thác là thể xác, còn là tinh anh” (Tinh anh cũng tức là linh hồn).