8 thg 4, 2016

"ĐĨ ĐỰC" LÀ GÌ?

          
Kê dâm
Ảnh: baike.baidu.com
                 Hoàng Tuấn Công

Bài "Góc nhìn khác về quý bà săn "phi công trẻ" (Tienphong.vn) viết: "Một trong hai thanh niên thừa nhận đã từng bán dâm cho nhiều phụ nữ với nhiều mức giá khác nhau. Theo một nam thanh niên tại khách sạn này, mỗi ngày các “cave đực” tiếp từ 2 – 4 lượt khách...". Tâm sự của nam giới trong bài báo: "Em chuyển sang phục vụ cho các quý bà rất tình cờ [...] Cái gì đến cũng phải đến, lần thứ hai chị ấy yêu cầu em mát xa ở vùng nhạy cảm nhất và do không thể làm chủ được mình em đã có quan hệ tình dục [...]. Sau đó, em đã rất nhiều lần thực hiện cái công việc gọi là mát-xa và làm cả cái việc của “giống đực” với nhiều phụ nữ - do chính chị ấy giới thiệu [...] Và cũng từ đấy em trở thành một thằng đĩ đực”.

2 thg 4, 2016

Từ "vô dạng", "vô sự" đến "yên ổn"

HOÀNG TUẤN CÔNG

Trong "Ngục trung nhật ký-獄中日記" của Hồ Chí Minh có bài "Thế lộ nan-世路難" (Đường đời khó khăn), bài I, hai câu:
"Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng
高 山 遇 虎 終 無 恙
Bình lộ phùng nhân khước bị giam.
平 路 逢 人 被 監"
Nam Trân dịch vừa hay vừa bám sát nguyên tác:
"Núi cao gặp hổ mà vô sự
Đường phẳng gặp người bị tống lao"

12 thg 3, 2016

Nghĩa đen tục ngữ "Được lòng rắn, mất lòng ngóe"

Rắn bắt nhái
                                          Ảnh: ST trên mạng
         Hoàng Tuấn Công


-"Từ điển tiếng Việt" (Ban biên soạn Chuyên từ điển New Era): "Được lòng rắn, mất lòng ngóe: Ngóe: loại nhái nhỏ. Ngụ ý câu này cho rằng khó lòng ăn ở được lòng mọi người, hễ được lòng người này thì mếch lòng người kia."

            -"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (Nhóm Vũ Dung): "Được lòng đất, mất lòng đò (Được lòng bà vãi, mất lòng ông sư, Được lòng rắn mất lòng ngóe) Tình thế khó xử, được lòng người này, mất lòng người kia, không thể làm vừa lòng tất cả."

11 thg 3, 2016

Trung Quốc tuyên truyền: "Nữ binh Việt Nam cởi truồng xung trận"

                  HOÀNG TUẤN CÔNG
                          (Dịch)

Trong khi ở Việt Nam, chuyện chống xâm lược Trung Quốc ít được báo chí nhắc đến, thì bên kia, Trung Quốc lại tìm mọi cách tuyên truyền, ca ngợi cuộc chiến "phản vệ" của họ, kể cả bịa ra những câu chuyện như thật, che đậy tội ác, đổ lỗi cho phía Việt Nam. Truyện tranh Trung Quốc (nét vẽ rất chuyên nghiệp, sinh động) tiêu đề "越戰軼事-Việt chiến dật sự" (Những điều chưa biết về chiến tranh Việt Nam) được nhiều trang mạng Trung Quốc đăng tải là một ví dụ.

5 thg 3, 2016

XƯA QUẢNG XƯƠNG "HỮU PHÚC", NAY SẦM SƠN "VÔ DUYÊN"?

Hoàng Tuấn Phổ- Hoàng Tuấn Công

Huyện Quảng Xương xưa kéo dài từ Cửa Hới (Sầm Sơn) đến cửa Ghép (Quảng Nham). Năm 1982, Căn cứ Quyết đinh của Hội đồng Bộ trưởng (1981), Đảng bộ Thị trấn Sầm Sơn (gồm các xã Quảng Sơn, Quảng Tường, Quảng Tiến, Quảng Cư thuộc huyện Quảng Xương trước đây) được Tỉnh ủy Thanh Hóa chính thức ra Quyết định đổi tên thành Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn, trực thuộc tỉnh ủy.
 
Sách Địa chí xưa viết về huyện Quảng Xương chỉ nhận xét mấy câu đại khái: sĩ tử chăm đèn sách, nhà nông siêng đồng ruộng, dân ít buôn bán, một số người biết đánh cá, làm thợ, bẫy chim, tính chất phác, ưa cần kiệm, ghét xa hoa… Tất cả đều đúng, nhưng có phần chung chung, vì đó cũng là những điểm nổi rõ dễ thấy ở nhiều địa phương trong tỉnh.

19 thg 2, 2016

Tìm hiểu người Thanh Hóa-KHÚC DẠO ĐẦU NGÀY XUÂN MỚI (Phần I)


"Thanh kỳ khả ái" (Đẹp lạ đáng yêu)-bút tích của Chúa Trịnh Sâm
[đường lên động Hồ Công-Vĩnh Lộc]
Ảnh: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN PHỔ

Người Thanh Hóa, một đề tài lớn, nghìn năm trước đã bàn nghìn năm sau còn luận. Nhiều nhận định khách quan khoa học, cũng không thiếu ý kiến chủ quan trái chiều. Chúng ta không hy vọng giải quyết vấn đề trọn vẹn trong một vài trang viết. Ở đây chỉ là một Khúc dạo đầu ngày xuân mới.

Trong công trình lớn Lịch triều hiến chương loại chí - Dư địa chí, nhà sử học uyên bác Phan Huy Chú viết về đất và người Thanh Hóa:

“Vẻ non sông tốt tươi nên sinh ra nhiều bậc vương tướng khí tinh hoa tụ họp lại nảy ra nhiều văn nho. Đến những sản vật quý cũng khác mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên sinh ra những bậc phi thường, vượng khí chung đúc, xứng đáng đứng đầu cả nước”.

4 thg 2, 2016

Hiểu đúng thành ngữ "NUÔI KHỈ GIỮ NHÀ"

HOÀNG TUẤN CÔNG

Về hình thức, "Nuôi khỉ giữ nhà" (Dị bản "Nuôi khỉ dòm nhà") không có đặc trưng rõ rệt của một câu tục ngữ hay thành ngữ. Bởi vậy, có sách xếp là thành ngữ, sách lại xem là tục ngữ. Theo chúng tôi, đây là một thành ngữ. Về nội dung, nhiều "Từ điển tiếng Việt" cho rằng "Nuôi khỉ giữ nhà" đồng nghĩa với "Nuôi ong tay áo":

3 thg 2, 2016

BẮT SỐNG KHỈ

HOÀNG TUẤN PHỔ
(Săn bắt trước 1945)
Thanh Hóa nhiều núi đá vôi, là môi trường thích hợp đời sống loài khỉ. Những quần sơn thâm nghiêm, cao vút như Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc), An Hoạch (huyện Đông Sơn), Hoàng Nghiêu (huyện Nông Cống),... trước kia đều là thiên đường của giống khỉ lông vàng đuôi cộc. 

2 thg 2, 2016

TẾT VỀ NHỚ CÁI AO QUÊ

Ao quê ở đất Tổ Hưng Yên của HTC

                                                           Ảnh: HTC
HOÀNG TUẤN CÔNG

(Tặng những ai từng lớn lên ở quê và cả những người không có được may mắn đó)

Cái tết ở phố phường đến sớm bởi những ồn ào, tấp nập bán mua, trăm thứ hàng hoá đủ màu khoe sắc. Trong khi ở quê, mùa xuân lại về chầm chậm, e ấp, lặng thầm trên những nụ đào vườn mới hé. Lòng ta bỗng bâng khoâng nhớ cái ao quê giờ này còn đang mơ màng trong mặt nước sương giăng khói phủ. 

29 thg 1, 2016

PHIẾM KHỈ PHÚ của Cao Bồi Già

                             CAO BỒI GIÀ

Bài phú vui chào đón năm Khỉ, bác Cao Bồi Già gửi Tuấn Công Thư Phòng và độc giả . Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.

Tiễn biệt cụ Dê;
Nghinh chào anh Khỉ.
Mừng năm mới, kẻ kẻ tươi vui;
Đón Xuân sang, người người hoan hỷ.


Lai rai nhấm nháp:

Hương vị Tết, lắm thú  mê say ;
Chuyện chàng Thân, muôn màu thú vị.
Hẳn tài cán lắm, mới ngồi chung  chiếu lão “Ba Mươi”;
Chắc công lao nhiều, nên đứng sánh vai hàng“thập nhị” ?.(1)

Khỉ nào ai có lạ :

Cả hàng cả họ trèo cây đu nhánh, kẻ kẻ giỏi giang;
Toàn quyến toàn gia bắt chí bới lông, ngày ngày chăm chỉ.
Cũng mày cũng mặt, ngồi ngồi đứng đứng nào khác dáng người;
Nhưng tính nhưng tình, nhảy nhảy đu đu  rõ là trò  khỉ .
Dẫu đôi hàm vẩu,  buồn tủi tênh tênh;
Có cái trôn son,  sướng vui tí tỉ.
Tinh khôn nghịch ngợm như ma;
Ranh mãnh lẹ nhanh tựa quỷ.


Ngẫm chuyện khỉ cũng lắm :

Xưa vài cha ông phát tiết thành gốc tổ loài người;
Nay toàn con cháu trung trinh vẫn y nguyên giống khỉ.
Chả vất vả trên đồng, long đong giữa phố, suốt kiếp tính toan;
Cứ tung tăng trong rú, nhảy nhót đầu cành, một đời dạn dĩ.
Quả ngọt no lòng;
Trái ngon thỏa chí.
Nhàm núi rừng, thỉnh thoảng vào xóm, đùa con trẻ chọc phá dân làng;
Chán hoa quả, lâu lâu xuống đồng, xoáy rau khoai bẻ tha bắp bí.
Món ngon vật lạ ngốn chẳng e dè;
Thức uống đồ ăn xơi không khách khí.
Lưỡng lự  bỏ xoài lấy mít, hoa quả vung vãi hoang tàn ;
Tham lam vào nách ra tay, khoai ngô rớt rơi phung phí.(2)

Ấy chẳng vừa :

Dùng mai bổ cuốc đại tài;
Múa gậy vung cây tuyệt kỹ.
Bắt chước thôi khỏi bình ;
Tò mò cũng hết ý.
Vua săn chuột, ai sành miếng bằng mèo ?;
Chúa dòm nhà, ai nổi danh hơn khỉ   ?(3)
Ca dao thời lắm khúc nga ngâm;
Tục ngữ vốn nhiều câu von ví.
Chó chê lá lông, mặc mồm chó, Khỉ chu mỏ khì khì;(4)
Chuột mỉa hôi hám  , thây mõm chù, Hầu nhe răng há hí .(5)
Nhai phải gừng cay, mồm xoa miệng xuýt, ấy đấy kìa người;
Cắn nhằm ớt hiểm, mày nhó mặt nhăn nào đâu mỗi khỉ.(6)
Vốn giống Hầu chỉ mồm kêu hu kêu hú, mười phân thiệt thòi;
Mà nhà Khỉ chịu tiếng hứa cuội hứa lèo, thập phần phi lý.(7)
Chốn khỉ ho,  giờ người đã trú cùng cư ráo trọi, nào sợ ma thiêng;(8)
Nơi Cò gáy, nay xóm đà lan lẫn mọc tùm lum, hết chê chướng khí.
Thì Mai cũng lên ảnh lên phim;(9)
Thời Khỉ ắt về thành về thị.
Phọt phẹt tài hèn hóa “Quân Vương” “Bá Tước” khuấy đảo “Rạp xiếc rong”;
Cao siêu  võ giỏi như “Đại thánh” “Tề Thiên” múa may “Tây du ký”.
Diện áo đóng quần, làm xiếc cho kẻ kẻ sướng miệng hi ha;
Đi hia đội mão, diễn hề mong người người vỗ tay ầm ĩ.

Đâu phải bỡn:

Suy bộ pháp bầy Khỉ, nhân gian sáng chế Hầu quyền;
Ngẫm thói quen lũ Mai, người thế vẽ bày võ khỉ .
Dùng mưu xỏ ống lừa hầu;(10)
Giở ngón rung cây nhát khỉ.(11)
Nhưng ấy khỉ đừng dại chước  người;
Và xin người chớ làm trò khỉ.

Bởi lẽ:

Nhiều khi sao trông khỉ như người;
Lắm lúc lại thấy người giống khỉ.
Thoắt ẩn thoắt hiện nhân tâm;
Chợt giả chợt lòe nghĩa khí.
Bày cử chỉ tráo trâng;
Giở ý lòng thô bỉ.

Ồ cũng lạ:

Chả bò chả cắp, sao gọi chứng ban cua;
Nào nhảy nào trèo, mà kêu bệnh ban khỉ.
Khỉ gió văng thế buồn sao;
Khỉ khô chửi chi lạ nhỉ?
Người Đà Lạt quen quá Đồi Cù;
Dân Miền Tây lạ chi cầu khỉ.
Này khỉ không kêu khỉ thằng ranh;
Ấy người lại mắng người đồ khỉ.

Năm mới năm me:

Họ nhà Khỉ vào thơ lên báo rộn ràng ;
Hình ảnh Thân   kín lịch tràn bìa ầm ĩ.
Chốn chốn cầu may;
Nơi nơi ước hỉ.
Chúc kẻ kẻ quanh năm hạnh phúc, suốt tháng vui tươi;
Chúc người người vạn sự an lành, muôn điều như ý.
Tào lao chuyện khỉ, vui mấy phút rông dài;
Tán phiếm ngày Xuân, bậy đôi vần giải trí.


Ghi chú:
(1): “Ba Mươi”: Ông Hổ; “Thập Nhị”: 12 con giáp.
(2):: Khỉ xuống ruộng bẻ bắp, có tính tham lam cắp 2 trái bắp vào 2 nách , rồi 2 tay lại giơ lên hái 2 trái nữa. Thế là bắp từ nách lại rơi ra. Cứ tham như thế thành ra khỉ bẻ rất nhiều bắp mà chỉ lấy đi được rất ít. Tương tự hái xoài rồi, thấy mít lớn hơn thì lại tham, bỏ xoài lấy mít…
(3): Tục ngữ có câu: Nuôi khỉ dòm nhà
(4): Tục ngữ có câu: Chó chê khỉ lắm lông.
(5) Ca dao có câu:
Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm
(6) Tục ngữ có câu:  Nhăn nhó như khỉ ăn gừng  và Mặt nhăn như khỉ ăn ớt.
(7) Tục ngữ có câu: Hứa hươu hứa vượn.
(8) Tục ngữ có câu Nơi khỉ ho cò gáy.
(9) Có nơi gọi khỉ là Mai.
(10)Tục ngữ có câu: Khư khư như Đười ươi giữ ống; Khi vào những khu rừng có nhiều Đười Ươi thì người ta thường xỏ tay vào 2 ống tre, Đười Ươi thường nhảy ra bắt người bằng cách nắm chặt 2 cánh tay. Lúc ấy người ta chỉ việc rút tay ra mà chạy.

(11) Tục ngữ có câu : Rung cây nhát khỉ.


27 thg 1, 2016

CON LỢN TRÊN MÂM CỖ TẾT


Cỗ Tết
                                    Ảnh: Sưu tầm
HOÀNG TUẤN PHỔ

Truyện nôm cổ Lục súc tranh công (khuyết danh) kể chuyện sáu con vật nuôi: lợn, gà, trâu, ngựa, dê, chó tranh công đổ lỗi. Lợn bị mấy con vật kia kết tội: ăn no đủn máng, dẫm chuồng, chưa sút bụng đã réo gọi điếc tai hàng xóm, rõ đồ bị thịt vô tích sự! Lợn tuy ngắn cổ nhưng dài mồm, lớn tiếng cãi lại: “Các người không nghe chủ nhà gọi ta là “ông ỉ” chứ có ai gọi ông trâu, ông ngựa, ông dê, ông chó đâu? Ấy vì họ nhà lợn ta chuyên lo việc cúng tế, không có “ông ỉ” thì mâm cao cỗ đầy cũng bất thành cỗ!

23 thg 1, 2016

Nên hiểu câu "CƠM QUANH RÁ, MẠ QUANH BỜ" thế nào cho đúng?

Mạ quanh bờ nông dân không nhổ
Ảnh: Sưu tầm

HOÀNG TUẤN CÔNG

Tục ngữ "Cơm quanh rá, mạ quanh bờ" được hầu hết các sách từ điển sưu tầm và giải thích:
1-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (GS Nguyễn Lân): "Kinh nghiệm nông dân cho rằng lúa cấy ở ven bờ tốt hơn lúa ở giữa ruộng".

22 thg 1, 2016

VIẾNG CỤ RÙA HỒ GƯƠM


     HOÀNG TUẤN PHỔ










Viếng cụ Rùa Hồ Gươm

Quy sinh tam bách tối vi kỳ
Tuổi Hạc không hơn cũng thứ nhì (*)
Phép bói mai rùa truyền Bắc Quốc (**)
Tổ nghề kiến trúc dạy Man Di (***)
Giận phường ô trọc nhiều mưu mẹo,
Ghét lũ gian tà lắm thị phi.
Nếu có gươm thần đà chẳng thác,
Thương mà chi, tiếc cũng mà chi!

                              21/1/2016

15 thg 1, 2016

Trở lại Am Tiên núi Nưa

HOÀNG TUẤN PHỔ

Na Sơn – Núi Nưa – Ngàn Nưa, một nguồn đề tài hầu như vô tận. Chúng ta đã ngược dòng thời gian tìm hiểu Am Tiên núi Nưa (*), nhưng chưa đủ, cũng nên “Trở lại An Tiên núi Nưa” để biết thêm chuyện xưa, chuyện nay, chuyện xưa cảnh tiên, chuyện nay đền Mẫu.

Các sử sách cổ như Dư địa chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn,...  đều chép thống nhất sự tích người Tiều phu núi Nưa, cũng như trước đó, Nguyễn Dữ đã kể trong sách Truyền kỳ mạn lục:

11 thg 1, 2016

Thành Tây Đô với hương Đại Lại - làng quê Hồ Quý Ly


           
Một đoạn thành Nhà Hồ
                                             Ảnh: ST
                                                                                        Hoàng Tuấn Phổ

Gia đình Lê Huấn đến ở Đại Lại đã lâu đời. Bấy giờ Đại Lại, đơn vị hành chính gọi là Bái Nại sách, cùng với An Tôn động chung một vùng đất. Đời Tiền Lê hoặc Lý đổi tên trang Bái Nại, tiếp đến nhà Trần mới thành hương Đại Lại. Thế đất Đại Lại đẹp, núi non tầng tầng lớp lớp quây lại như mâm xôi, như âu vàng, chén ngọc, thung lũng bằng phẳng, rộng dài, sông lớn lượn quanh, ôm vòng, tạo nên thành trì bền vững muôn đời. Đồng ruộng tươi tốt, núi non xanh um cây cối, sản vật dồi dào, nổi tiếng đất lành chim đậu, dân cư đông đúc, yên nghiệp làm ăn.

9 thg 1, 2016

"KÍNH" TRONG "CỔ KÍNH" NGHĨA LÀ GÌ?

Thư pháp của Tiếu Chi Nguyễn Hữu Sử

                                                 Nguồn: FB Sử Nguyễn

              Hoàng Tuấn Công

Trong tiếng Việt, "cổ kính" là từ khá thông dụng. Tuy nhiên, việc giải nghĩa từ, từ tố của "cổ kính" trong các sách từ điển tiếng Việt còn thiếu thống nhất.

          Từ điển tiếng Việt (New Era) giải thích: "Cổ kính: Cổ xưa và đáng kính Những truyền thống cổ kính của dân tộc."

Từ điển từ và ngữ Hán Việt (GS Nguyễn Lân): "Cổ kính (cổ: xưa cũ; kính: tôn trọng) Lâu đời rồi, nhưng còn đáng tôn trọng: Những công trình kiến trúc cổ kính của ông cha để lại."

13 thg 12, 2015

Nghĩa đen câu tục ngữ "Bán bò tậu ễnh ương"


Bò cóc, bùng ỏng đít beo
                                            Ảnh: Sưu tầm trên Internet
      HOÀNG TUẤN CÔNG


Tục ngữ Việt Nam có câu "Bán bò tậu ễnh ương". Các sách "Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" chỉ đưa ra cách hiểu nghĩa bóng, mà không giải thích nghĩa đen. 
-Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nhóm Vũ Dung: "(ễnh ương: một loài ếch nhái có tiếng kêu rất to. Làm ăn không biết tính toán; Bỏ thức tốt để chuốc lấy của không ra gì." 

3 thg 12, 2015

NHIỀU SAI SÓT TRONG "TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT" CỦA NXB TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA


      HOÀNG TUẤN CÔNG

Gần đây, việc biên soạn, xuất bản từ điển tiếng Việt có rất nhiều sai sót. Sách “Từ điển tiếng Việt”, (Kim Danh-Ngọc Hằng-NXB Từ điển Bách khoa) là một ví dụ.

Sách biên soạn theo kiểu xào xáo, sao chép từ các cuốn từ điển khác (phần lớn những cái đúng là sao chép "Từ điển tiếng Việt" (TĐTV) do Hoàng Phê chủ biên. Y sao cái đúng đã đành, với những cái sai, Kim Danh-Ngọc Hằng cũng cặm cụi chép lấy. Nhiều từ có 2-3... nghĩa nhưng các soạn giả chỉ giảng một nghĩa, (có khi không phải nghĩa phổ thông), gây khó khăn cho bạn đọc và rất dễ dùng sai khi tra cứu.

19 thg 11, 2015

Một số điểm đáng ngờ của "Mở đoạn bài văn 0 điểm gây tranh cãi"

Bản chụp đoạn văn được cho là của học sinh lớp 7
Ảnh: Vietnamnet
          Hoàng Tuấn Công

Mấy ngày vừa qua, mạng xã hội chia sẻ và tranh luận sôi nổi về bài "Mở đoạn bài văn 0 điểm gây tranh cãi". Hàng chục Báo mạng đăng bản chụp "mở đoạn bài văn" kèm "lời bình" của phóng viên và nhận xét của độc giả.

           Theo Vietnamnet: "Chị Lê Huệ (Hà Nội) vừa chia sẻ bài văn kiểm tra giữa kỳ của con (học sinh lớp 7) bị 0 điểm với phân vân: Vì mở đoạn không đúng văn mẫu, không đúng yêu cầu? Chia sẻ của chị lập tức có tranh luận trái chiều...

16 thg 11, 2015

Thư phòng nói chuyện nhà nông-Kỳ III-BÀN TAY BẨN

                HOÀNG TUẤN CÔNG

Để đạt được mục đích của mình, Nhóm P/v VTV (sau đây gọi tắt VTV) đã dùng tiểu xảo nghề nghiệp, đánh tráo nhiều khái niệm, khiến khán giả không có điều kiện tìm hiểu hết sức phẫn nộ bởi cái gọi là những việc làm "bất thường" của ngành Bảo vệ thực vật  (BVTV) theo cách nói của VTV.