Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Lân. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 1, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

     Hoàng Tuấn Công
                        Kỳ 4

Giảng sai về từ vựng, cách hiểu, cách dùng từ Hán-Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt
Các sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”, “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” và “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân mang đậm dấu ấn cùng tác giả.  Đó là: dịch sai, hiểu sai nhiều từ Hán - Việt và thành ngữ, tục ngữ Hán-Việt.  

20 thg 1, 2014

Sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN TỪ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM" của GS Nguyễn Lân

Hoàng Tuấn Công

DĨ HƯ TRUYỀN HƯ KỲ 3 

Bỏ gốc lấy ngọn, giải thích sai, nông cạn, làm hẹp ý nghĩa, cách dùng thành ngữ, tục ngữ.
Đặc trưng của thành ngữ, tục ngữ là nghĩa đen hạn hẹp, cụ thể, nhưng nghĩa bóng lại rất rộng. Nhiệm vụ của người làm từ điển sau khi giải thích nghĩa đen, phải đưa ra được cách hiểu nghĩa bóng khái quát. Từ đó, người sử dụng từ điển có thể vận dụng đúng, linh hoạt vào nhiều trường hợp khác. Nhưng do cách hiểu nông cạn, phiến diện, bỏ gốc lấy ngọn, GS Nguyễn Lân đã biến nhiều câu thành ngữ, tục ngữ có tính khái quát cao thành lời nói nôm na, hời hợt:

15 thg 1, 2014

Sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

     
Hoàng Tuấn Công
Dĩ hư truyền hư kỳ 2

"Bò lành đánh bò què", giải thích sai về các sự vật, hiện tượng, kinh nghiệm dân gian, “Tiền hậu bất nhất”.
Thành ngữ, tục ngữ thường có nhiều dị bản, gần nghĩa hoặc đồng nghĩa. Người làm từ điển có thể thu nhận tất cả để độc giả tham khảo và chọn ra dị bản hay nhất, được sử dụng rộng rãi nhất để giải thích. Thế nhưng, không ít trường hợp GS Nguyễn Lân tự chữa từ trong câu thành ngữ, tục ngữ hoặc phỏng đoán theo ý chủ quan của mình, bác đi dị bản hay nhất, khiến thành ngữ bỗng dưng mất đi cái hay, cái đẹp, sự tinh tế trong ngôn từ của dân gian:

10 thg 1, 2014

Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân

          Hoàng Tuấn Công    


          Từ điển là sách công cụ tra cứu, kho cứ liệu chuẩn mực, tin cậy để người dùng vận dụng chính xác từ ngữ, khái niệm, vấn đề cần tìm. Bởi thế, yêu cầu tối quan trọng của từ điển là phải chính xác. Sách “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam”của GS Nguyễn Lân xuất bản lần đầu năm 1989, khi ông còn trường mạnh. Tuy nhiên cũng như hai cuốn “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (XB1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” xuất bản sau đó hơn 10 năm, “Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân có quá nhiều sai sót.

5 thg 11, 2013

"TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM" CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN LÂN

MỤC CHỮ CÁI NÀO CŨNG CÓ SAI SÓT
                      Hoàng Tuấn Công
C
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ:Ý nói đôi trai gái đã yêu nhau thì khó mà ngăn cản.
Thực ra câu này ý nói sự việc nào đó đã rồi, đã xong xuôi, không có cách nào thay đổi được nữa.

17 thg 10, 2013

GS NGUYỄN LÂN HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ?

                        Hoàng Tuấn Công
Trong sách “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân, nhiều từ ngữ, khái niệm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã được thu nhận và giải thích.

10 thg 10, 2013

SAI LẦM MANG TÍNH HỆ THỐNG TRONG

TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM”
của GS Nguyễn Lân
                                          HOÀNG TUẤN CÔNG
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân - In lần đầu 1989, tái bản nhiều lần. 
Bản sử dụng sau đây của Nhà xuất bản Thời Đại 2012 .

Cuốn “Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân gây cho tôi nhiều thú vị và ngạc nhiên lớn. 

30 thg 9, 2013

Từ điển từ và ngữ Việt Nam

Của GS NGUYỄN LÂN

MỤC CHỮ CÁI NÀO CŨNG SAI SÓT
(Tiếp theo, mục chữ cái B)
B
Ba mươi sáu chước (dịch từ chữ Hán: tam thập lục kế) Ý nói trốn đi là hợp.
Ba mươi sáu chước đúng là dịch từ “tam thập lục kế”. Tuy nhiên nó đâu có nghĩa “trốn đi là hợp” nếu không bao gồm cả vế thứ hai “chước chuồn là hơn” ? (Giống như câu nguyên văn chữ Hán phiên âm: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách)

Cuốn Từ điển không thể tin cậy của GS Nguyễn Lân

Bạch hổ. Con cọp trắng vẽ trong các tranh tôn giáo.
Giải thích như vậy là phiến diện. Bởi cọp trắng không chỉ xuất hiện trong tranh thờ mà nó còn là con vật có thật, sống hoang dã. Theo Bách khoa toàn thư mở Hổ trắng hay Bạch hổ  hổ với một gen lặn tạo ra những màu sắc nhạt. Một đặc tính di truyền làm cho các sọc của hổ rất nhạt; trắng”. 

27 thg 9, 2013

"TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM"


của GS Nguyễn Lân 
 MỤC CHỮ CÁI NÀO CŨNG CÓ SAI SÓT

(Kỳ I Mục chữ cái A-Ă-Â)

HOÀNG TUẤN CÔNG

Cuốn Từ điển có nhiều sai lầm
của GS Nguyễn Lân
Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân. Xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản lần 1 năm 2006, 2.119 trang; tập hợp 51.700 từ và ngữ - Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Lời Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh (dịp tái bản lần thứ nhất) cho ta biết: “Sau khi cuốn sách ra mắt bạn đọc, Tác giả và Nhà xuất bản đã nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh công trình này, đồng thời tác giả cũng đã kịp thời sửa chữa, bổ sung những chỗ còn sai sót (*) của lần xuất bản đầu tiên trước khi qua đời 7/8/2003”“… công trình này của GS Nguyễn Lân dù có cố gắng đến đâu vẫn không thể tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết …và rất mong nhận được sự ủng hộ và chỉ giáo của quý bạn đọc gần xa”. Trong “Đôi lời tâm