Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng Tuấn Phổ. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 8, 2015

TƯ DUY BIỆN CHỨNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TRONG MO "ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC"

           HOÀNG TUẤN PHỔ
Thầy mo Mường. Ảnh Lê Hoa Lam
 


"Đẻ đất đẻ nước" là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc của dân tộc Mường, in đậm dấu ấn nền kinh tế nông nghiệp, trong đó, trồng trọt và chăn nuôi vào thời kỳ phát triển. Tuy là văn học, "Đẻ đất đẻ nước" lại lưu truyền như một cuốn sử ghi chép nguồn gốc, sự ra đời của vũ trụ, thế giới muôn loài vạn vật, và con người với quý trình tiến hóa kỳ diệu của nó. Tác phẩm mang tính sử thi này không ngừng được bổ sung, chính lý qua thời gian. Nó không thể không chịu ảnh hưởng qua lại, chồng chéo của nhiều luồng tư tưởng và văn hóa các dân tộc.

12 thg 7, 2015

THÀNH NHÀ HỒ

HOÀNG TUẤN PHỔ

Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.

9 thg 7, 2015

HẠC THÀNH

Chim hạc về đỉnh núi Long (TP Thanh Hóa)
                                  Ảnh: Đặng Phương Mai

HOÀNG TUẤN PHỔ

Sau khi lên ngôi (1802), kinh đô ở Phú Xuân nhưng vua Gia Long rất quan tâm đến xứ Thanh, quê hương phát tích nhà Nguyễn. Ông cho rằng: Trấn lỵ cũ của nhà Lê Trung hưng ở Dương Xá địa thế chật hẹp không xứng với quí hương đứng đầu cả nước, phải tìm nơi hội đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Sau thời gian xem xét, triều thần tâu chỉ có đất xã Thọ Hạc, huyện Đông Sơn là đắc địa nhất, được vua Gia Long chuẩn tấu.

10 thg 6, 2015

AM TIÊN núi NƯA

           HOÀNG TUẤN PHỔ
Trên đỉnh ngàn Nưa

Trong thư gửi bạn đồng tâm, đồng chí, nhà yêu nước và cách mạng Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền giới thiệu danh sơn núi Nưa: "Ở phía tây nam Hạc Thành (TP Thanh Hóa) có dãy núi đẹp, cao tột trời, cây cối rậm rạp, đó là núi Nưa...". Nguyễn Thượng Hiền là con trai danh sĩ Nguyễn Thượng Phiên, quê quán Hà Đông. Ông Phiên thích cảnh trí núi Nưa, đã dựng một ngôi nhà để nghỉ ngơi, nuôi dưỡng tâm hồn. 

3 thg 4, 2015

QUẠT QUAY CHO BÕ LÚC CHĂN ĐÈ!

       Hoàng Tuấn Công


Vào hè năm 1986, bác Chính Phong Lê Nhật Duy, Lương y-Chủ tịch Hội đông y Thanh Hóa, (nay đã mất) gửi cho Cao Đăng (Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ) bài thơ “Vịnh Hè” mời “họa” cho vui. Tuy nhiên Cao Đăng từ vụ xướng họa “Năm Tý nói chuyện chuột” bị tai họa, giao cho địa phương quản lý, không “xướng họa” gì nữa. 

4 thg 2, 2015

CÂY KHẾ NGỌT của Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ





   Sau hàng chục năm cơm niêu nước lọ, tá túc ở khu tập thể
   Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, Ông Bà Phổ về quê 
   ở  làng Văn Đoài - Quảng Hòa - Quảng Xương - Thanh Hóa


3 thg 2, 2015

Bói thơ tiên, tìm được kẻ trộm dê

            HOÀNG TUẤN PHỔ


Trong xã hội cũ, giới hành nghề mê tín, ngoài thầy bói, thầy cúng, ông đồng, bà cốt...còn có ông tiên. “Ông tiên” này không phải là nhà tu hành thuộc phái đạo gia của Lão giáo. Ông cũng là người thường, có gia đình, vợ con, sống với gia đình, vợ con, nhưng được các vị tiên thánh trên trời ứng nhập để cứu nhân độ thế. Trong con người này có lúc là tiên thánh, tiên sư; khi tiên thánh, tiên sư ứng nhập, nếu không ông chẳng khác chi kẻ phàm trần. Trong nhà ông lập điện thờ ba vị tam tôn: Nguyên Thủy thiên tôn (Ngọc Hoàng thượng đế), Đạo Đức thiên tôn (Thái Thượng Lão Quân), Huyền Thiên Thượng đế (Huyền Vũ). Có khi thờ thêm Trương Đạo Lăng, giáo chủ Đạo giáo (Lão giáo). Tuy là “đệ tử” Đạo giáo, “ông tiên” không luyện thuốc trường sinh (Đan đỉnh phái) lại thiên dùng phù chú chữa bệnh (Pháp lục phái). “Ông tiên” còn một kiểu hành nghề khá đặc biệt: “bói thơ tiên”, dùng văn chương bác học để diễn đạt lời truyền dạy của tiên thánh, đối với tín chủ có lòng thành cầu xin bề trên chỉ bảo.

5 thg 11, 2014

Bàn lại vấn đề tác giả “Bình Ngô đại cáo" và “Quân trung từ mệnh tập”

     Hoàng Tuấn Phổ

Cho đến nay, có lẽ chẳng còn mấy ai không nói và viết rằng: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập đều là những tác phẩm của Nguyễn Trãi. Sự thực, vấn đề tác giả ở đây không thể quan niệm đơn giản như các tác phẩm văn chương khác.
Theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn: “Lê Lợi lên ngôi vua tại điện Kính Thiên...đặt tên nước là Đại Việt, đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ, ban lời cáo rằng...”[1]
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua đã bình được giặc Ngô, bố cáo khắp thiên hạ, lời cáo như sau...”[2]

1 thg 9, 2014

Nhớ một Tết Độc Lập buồn và 30 năm Bài thơ "chống Đảng”

Ông Hoàng Tuấn Phổ tuổi 80

              Hoàng Tuấn Công

     Mùng Hai Tháng Chín năm Giáp Tý 1984 là một ngày buồn trong một năm buồn của gia đình tôi. Sau gần 20 năm "theo Đảng", được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba, Huy chương chiến sĩ văn hóa (hai lần), Cha tôi bỗng bị buộc thôi việc, khai trừ Hội tịch (Hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá), trả về địa phương - nơi cũng chừng ấy năm trước, ông đứng dậy từ vũng lầy thời cuộc. Nhưng lần này trở về làng cũ, trên đầu ông nặng thêm một tội danh - một tội danh tày trời: Tội "chống Đảng”!

6 thg 8, 2014

Nguồn gốc, ý nghĩa tang lễ người Việt (kỳ II)

II. HỒN PHÁCH VÀ SINH TỬ

Hoàng Tuấn Phổ

Theo quan niệm thông thường, người ta ai cũng có hồn phách, khi chết, phách bị tiêu tan cùng thể xác, chỉ còn hồn không thể mất. “Thác là thể xác, còn là tinh anh” (Tinh anh cũng tức là linh hồn). 

31 thg 7, 2014

“Bắt phong trần phải phong trần...”


Hoàng Tuấn Phổ

Bài “Bỏ cày cầm bút, “treo bút”, cầm dao...” với tên cũ“Tại sao tôi làm văn hóa quần chúng” do tập san Văn hóa cơ sở Thanh Hóa đặt tôi viết cho số kỷ niệm thành lập ngành. Tôi viết xong, không tin chắc được dùng, nhưng đã viết rồi thì cứ gửi để đúng lời hứa với người đặt bài. Quả nhiên, ông Huy Sơn giám đốc cơ quan Văn hóa cơ sở nói: “Không phải không dám đăng, chỉ vì nội dung bài không hợp với số tập san kỷ niệm”.

15 thg 7, 2014

Bài học lịch sử “TIN BỢM MẤT BÒ”

    Hoàng Tuấn Phổ
Tượng Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh
                                                Ảnh: Internet
Truyền thống Việt – Miên- Lào- Xiêm tình nghĩa láng giềng giáp mái kề hồi, sớm khuya tắt lửa tối đèn có nhau. Vua Gia Long, trước khi mất, căn dặn Hoàng Thái tử (Tức Minh Mạng): “Không được gây hấn ngoài biên”. (Đại Nam Thực lục). Năm 1823, Diến Điện sau mấy lần xâm lược Xiêm, bị nhà Nguyễn giúp Xiêm đánh thua, xin lập đồng minh Việt- Diến chống Xiêm, Minh Mạng từ chối. 

30 thg 6, 2014

“NGOÀI TRỜI CÒN CÓ TRỜI”


      Hoàng Tuấn Phổ

Triệu Khuông Dẫn diệt nhà Hậu Chu lập ra triều Bắc Tống năm 960, phải mất gần 20 năm mới ngồi yên ngôi bá chủ Trung Quốc. Triệu Quang Nghĩa kế nghiệp anh, đang mưu tính mở rộng bờ cõi về phương Nam, nghe tin Lê Hoàn xưng Hoàng đế. Mười đạo quân của Lê Hoàn, các binh sĩ đều xăm trên trán ba chữ “Thiên tử quân”. Quang Nghĩa đùng đùng nổi giận xuống chiếu phát 30 vạn binh mã (quân số hư trương) chia ba đường đánh lấy Đại Việt, trừng phạt tội dám xưng “đế”, lại tự tôn là “thiên tử” ngang hàng vua Tống. 

26 thg 6, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỀ HOÀNG TUẤN PHỔ

Ông bà Phổ ở quê-2013
Ảnh: HTC

               Đặng Ái

Hoàng Tuấn Phổ là một tấm gương tự học đáng khâm phục. Hoàn cảnh không cho phép ông được đến trường để học lên cấp này cấp nọ theo cái lẽ tự nhiên: “Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được học hành, được mưu cầu hạnh phúc...”

23 thg 6, 2014

Cuộc chiến ngàn năm THUỐC NAM-THUỐC BẮC


Một hiệu thuốc của người Việt
    Hoàng Tuấn Phổ
Mỗi dân tộc, để sinh tồn, phải có nền y học dân tộc riêng của mình. Truyền thuyết Trung Hoa nói vua Thần Nông mỗi ngày nếm 100 thứ cây cỏ, trong đó có 70 thứ độc, nhiều lần ông bị ngộ độc suýt chết, nhưng cũng nhờ có loại cây cỏ giải độc nên thoát chết. 

12 thg 6, 2014

Trung Quốc - Khổng tử hay Đạo Chích ?

 (Tập Cận Bình: “Người Trung Quốc không có gien xâm lược”)                  
Hoàng Tuấn Phổ

Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa. 

3 thg 6, 2014

THƠ LÊ LỢI, KHÔNG PHẢI THƠ NGUYỄN TRÃI

(Trao đổi với ông Trần Đắc Thọ)
Bia cổ Hào Tráng
                                          Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng

  Hoàng Tuấn Phổ

Chúng ta đều biết bài thơ khắc trên bia đá Hào-Tráng (sông Đà) là của vua Lê Lợi, nhưng mới đây, theo phát hiện của Trần Đắc Thọ, lại là của thi hào Nguyễn Trãi. Ông Thọ căn cứ vào câu “Hào khí tảo không thiên chướng vụ” đã có trong bài thơ Quá Hải  của Nguyễn Trãi, lại còn thấy trong bài thơ Hào Tráng của Lê Lợi. 

29 thg 5, 2014

VIỆT NAM "THUỘC TRUNG QUỐC" BAO GIỜ ?

      Hoàng Tuấn Phổ
Quỷ môn quan (Chi Lăng) với giặc Tàu xâm lược
Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn
Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 24-5-2014 đưa tin: Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 19-5-2014 đăng bài của ông Dmitry Kosirev, một nhà bình luận về chính trị của Nga viết: “Việt Nam là vùng đất thuộc Trung Quốc từ cách đây 2.000 năm”, và nhiều điều bịa đặt, xuyên tạc chung quanh vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, khiến dư luận Việt Nam phẫn nộ!

7 thg 5, 2014

ĐÔI ĐIỀU NHẬN XÉT VỀ “NHỮNG NHÀ KHOA BẢNG XỨ THANH”

CỦA NHÓM PGS-TS HÀ ĐÌNH ĐỨC

Lối vào đền thờ Nguyễn Văn Nghi
       Hoàng Tuấn Phổ

Do nhu cầu thực tế, loại sách Quốc ngữ về Các nhà khoa bảng Việt Nam đã được xuất bản nhiều, tiêu biểu có nhóm Ngô Đức Thọ, nhóm Bùi Hạnh Cẩn… Thông thường, sách biên soạn lại, quyển sau phải tiến bộ hơn quyển trước, vì ít nhiều có kế thừa, đồng thời đính chính những sai lầm, thiếu sót của quyển trước. Rất tiếc, gần đây, sách Những nhà khoa bảng xứ Thanh của nhóm PGS -TS Hà Đình Đức (NXB Thanh Hóa 2011) không đi theo “luật” thông thường ấy.

18 thg 4, 2014

BIẾN ĐIỆN KÍNH THIÊN

THÀNH NƠI NGỦ NGHỈ VÀ THỜ CÚNG
XIN ĐỪNG LÀM THẾ !

Hội thảo thành Hội nghị,
Hội nghị lại thành Tọa đàm

Ảnh: Báo VHĐS Thanh Hóa
TCTP: Những ai quan tâm Khu di tích lịch sử Lam kinh gắn với Khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng dân tộc Lê Lợi đều biết “Chính điện Lam kinh” là di tích lịch sử chính yếu hết sức trọng đại, đã được được Bộ văn hóa và tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng từ 1994 với nhiều trăm tỉ đồng. Dù nêu tiêu đề “phục dựng” rồi biện minh là “phỏng dựng” cũng phải căn cứ hoặc dựa vào di tích gốc, kết hợp tài liệu sử sách (quy định của luật di sản). Không được tùy tiện sáng tạo theo chủ quan người vẽ thiết kế rồi tìm cách che mắt người phê duyệt.